ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 13:48:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vai trò Mặt trận - Nhìn từ cuộc chiến chống Covid-19 - Bài 2: Chỗ dựa vững chắc của dân

Báo Cà Mau (CMO) Trong hoạt động, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau luôn hướng mạnh về cơ sở, với phương châm gần dân, sát dân, là chỗ dựa cho dân. Từ lâu MTTQ đã trở thành địa chỉ tin cậy của những tấm lòng hảo tâm vì người nghèo. Khi dịch Covid-19 bùng phát, MTTQ tiếp tục làm tốt công tác tiếp nhận và phân bổ nguồn lực, chu đáo chăm lo, san sẻ khó khăn với những đối tượng yếu thế, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Ðồng hành cùng hộ nghèo, vùng khó

Trong nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào rộng lớn do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khởi xướng và chủ trì phối hợp, nổi bật là cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Cuộc vận động trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước nói chung và minh chứng sáng rõ vai trò của MTTQ trong giai đoạn mới.

Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” được Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động từ năm 2000, lấy ngày 17/10 hàng năm là "Ngày vì người nghèo", và Tháng cao điểm “Vì người nghèo” được tính từ ngày 17/10-18/11 hàng năm. Ngần ấy thời gian, Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh huy động hiệu quả Quỹ Vì người nghèo, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống bằng nhiều hình thức thiết thực.

Ông Trần Văn Hiện, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao quà cho người dân gặp khó khăn do đại dịch.

Ông Phan Mộng Thành, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết, hàng năm MTTQ các cấp đều xây dựng kế hoạch vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng quỹ đúng quy định. Nguồn quỹ ngày càng phát huy hiệu quả trong hoạt động an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Trong năm 2021, dù nhiều khó khăn do dịch bệnh, MTTQ các cấp trong tỉnh đã nỗ lực, vận động Quỹ Vì người nghèo được hơn 53,3 tỷ đồng, trong đó tiền mặt trên 14,8 tỷ đồng, đã triển khai xây dựng 37 cây cầu nông thôn, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 385 căn nhà Ðại đoàn kết, khoan 43 giếng nước, giúp 1.352 lượt hộ phát triển sản xuất, tặng hơn 15.500 suất quà, khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí gần 11.320 lượt người nghèo; hỗ trợ xe đạp, dụng cụ học tập cho học sinh và các nhu yếu phẩm khác…, đem niềm vui đến biết bao người nghèo, vùng khó, khẳng định tính nhân văn sâu sắc của cuộc vận động.

Ước mơ về căn nhà kiên cố, khang trang đã trở thành hiện thực đối với gia đình ông Lưu Văn Giờ (ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau). Từ sự vận động của MTTQ thành phố, Công ty Khí Cà Mau và Công ty Ðiện lực Dầu khí Cà Mau hỗ trợ 50 triệu đồng, gia đình góp thêm, căn nhà mới kiên cố đã được xây dựng. Sự quan tâm của MTTQ, nhà hảo tâm chính là động lực to lớn giúp gia đình ông Giờ ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trách nhiệm vì người nghèo, MTTQ và các tổ chức thành viên đã thực hiện hiệu quả mô hình Dân vận khéo “Ấp, khóm, xã, phường, thị trấn xoá trắng hộ nghèo, hộ cận nghèo”. Trong năm 2021 có 506/826 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được MTTQ các cấp giúp đỡ thoát nghèo bền vững, góp phần cho toàn tỉnh có 77/883 ấp, khóm xoá trắng hộ nghèo; 3 xã, phường (gồm xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời và Phường 1, Phường 2, TP Cà Mau) không còn hộ nghèo.

Sẻ chia khó khăn, hoạn nạn

Thực hiện chủ trương phòng, chống dịch Covid-19 đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, MTTQ tiếp tục đồng hành cùng người nghèo, san sẻ khó khăn, hoạn nạn. Từ các nguồn lực huy động, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã kịp thời hỗ trợ gần 92.000 lượt hộ, với trên 1.000 tấn gạo, gần 37.000 phần quà; hỗ trợ lực lượng trực chốt kiểm soát; mua trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch hơn 241 triệu đồng, tổng trị giá hơn 33,2 tỷ đồng. Với nguồn tiếp nhận bằng vật chất, MTTQ tỉnh đã kịp thời phân bổ hỗ trợ hàng hoá, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế cho trong và ngoài tỉnh.

Người nghèo, cận nghèo là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch Covid-19. Nhưng họ không đơn độc vì luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, MTTQ và cộng đồng xã hội.

Gia đình bà Phan Thị Chi (Ấp 9, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) thuộc diện hộ nghèo, không đất sản xuất, các thành viên trong nhà chủ yếu đi làm thuê, có một người con đang bệnh nặng. Từ khi dịch bệnh bùng phát, khó tìm việc làm, cuộc sống gặp khó khăn, gia đình bà đã nhiều lần được nhận quà do các cấp, các ngành hỗ trợ. Những phần quà gia đình bà Chi và nhiều trường hợp khó khăn khác được nhận là nhờ chính quyền địa phương, MTTQ xã làm “cầu nối” vận động hỗ trợ, giúp mọi người giảm bớt gánh nặng trong mùa dịch.

Không chỉ là sự quan tâm đối với người dân trong tỉnh, từ nguồn quỹ phòng, chống dịch Covid-19, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hỗ trợ trên 10 tỷ đồng cho người dân Cà Mau gặp khó khăn ở các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh; cùng vật chất 20,6 tấn gạo, 9 tấn cá khô, 1,28 tấn chả cá, 2 tấn tôm đông và hơn 1 tấn nhu yếu phẩm khác… bằng tất cả tấm lòng chia ngọt sẻ bùi. Rồi khi lao động Cà Mau trở về địa phương, MTTQ tiếp tục kết nối những tấm lòng nhân ái từ các tổ chức, doanh nghiệp, tôn giáo… kịp thời hỗ trợ thức ăn nhanh, thực phẩm và trao nhiều phần quà thiết thực giúp hộ nghèo, hoàn cảnh bất hạnh.

“Không để ai bị bỏ lại phía sau” là quan điểm, chủ trương nhất quán trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước những thiệt hại, những mất mát và đau thương do dịch bệnh mang đến, quan điểm ấy đã trở thành mệnh lệnh trong mọi hoạt động, công tác an sinh được Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà thực hiện với nhiều phương án chu đáo, tận tâm nhất. Trong đó, việc tổ chức đón 595 công dân là phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng tuổi, người đi trị bệnh một mình và đối tượng có người thân tử vong vì nhiễm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Ðồng Nai… trở về địa phương an toàn, được dư luận xã hội đánh giá cao tính nhân văn sâu sắc.

Con số của quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh sẽ không ngừng tăng lên. Ðiều đó thể hiện tinh thần sẻ chia, đồng hành của mọi tầng lớp Nhân dân trong cuộc chiến chống dịch. Nguồn quỹ ấy cùng mọi sự đóng góp đều được phân bổ kịp thời, động viên lực lượng trên tuyến đầu chống dịch và chăm lo đời sống người dân...

Ông Phan Mộng Thành, thông tin: “MTTQ các cấp tiếp tục rà soát nắm đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh, nhất là lao động về địa phương chưa tìm được việc làm, để tiếp tục hỗ trợ, cương quyết không để hộ dân nào thiếu đói do đại dịch Covid-19 và đón Tết ấm áp nghĩa tình”./.

 

Mộng Thường - Phương Lài

BÀI CUỐI: XUNG PHONG CHỐNG DỊCH

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.