ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 02:00:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vẫn bỏ ngỏ vấn đề liên kết trong nuôi thuỷ sản

Báo Cà Mau Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi thuỷ sản chiếm 27,9% diện tích nuôi thuỷ sản của cả nước và chiếm đến 39% diện tích nuôi thuỷ sản vùng ĐBSCL. Song, chuỗi liên kết trong nuôi thuỷ sản của tỉnh vẫn còn bỏ ngỏ. Nghịch lý này đang là rào cản lớn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi thuỷ sản chiếm 27,9% diện tích nuôi thuỷ sản của cả nước và chiếm đến 39% diện tích nuôi thuỷ sản vùng ĐBSCL. Song, chuỗi liên kết trong nuôi thuỷ sản của tỉnh vẫn còn bỏ ngỏ. Nghịch lý này đang là rào cản lớn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.

Tại hội thảo giải pháp thị trường sản phẩm tôm xuất khẩu trung tuần tháng 12/2014 tại Cà Mau, Tiến sĩ Phan Thanh Lâm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2, nhận định, hiện nay con tôm Cà Mau có mặt ở 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD và dự báo năm 2014 đạt khoảng trên 1,3 tỷ USD. Nhưng thách thức đang đặt ra đối với xuất khẩu thuỷ sản trên các mặt từ nguyên liệu đầu vào lẫn đầu ra, năng lực cạnh tranh lẫn quản trị doanh nghiệp xuất khẩu.

Thách thức về nguồn cung

Thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu đang là vấn đề nóng. Các nhà máy chỉ hoạt động khoảng 48% công suất thiết kế do tôm nuôi liên tục bị dịch bệnh chết kéo dài. Mặt khác, một phần nguồn tôm nguyên liệu trong tỉnh “chạy” ra ngoài tỉnh.

Khi thu hoạch tôm, phần lớn người dân bán qua nhiều thương lái mới đến đại lý, sau đó đại lý mới bán lại nhà máy chế biến.

Thị trường xuất khẩu tiềm ẩn đầy rủi ro và biến động khó lường bởi rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu tôm như Mỹ áp đặt thuế chống phá giá, Nhật Bản tuy đã mới nới lỏng kiểm soát chất Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam từ 0,01 ppm lên 0,2 ppm, song, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước việc sử dụng kháng sinh, các chất cấm trong nuôi trồng, bảo quản thuỷ sản chưa kiểm soát được…

Theo Tiến sĩ Phùng Giang Hải, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Việt Nam là 1 trong 3 nước đứng đầu về số vụ hàng thuỷ sản đưa đến cửa khẩu bị trả về ở 4 thị trường tiêu thụ chủ lực là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia, tổn thất trên 14 triệu USD/năm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là dư lượng kháng sinh cấm liên tục bị phát hiện trong các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu của nước ta chính là ở khâu nguyên liệu. Phần lớn các hộ nuôi tôm sản xuất nhỏ lẻ, trình độ kỹ thuật hạn chế nên việc sử dụng các chất kháng sinh thường rất khó kiểm soát. Do đó, việc tăng cường giám sát chất lượng nguyên liệu thuỷ sản tại các vùng nuôi là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay.

Theo khảo sát của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, Sở NN&PTNT, khi thu hoạch tôm nuôi, có 95% người nuôi bán tôm theo hình thức thu gom của các thương lái, 4% bán cho các vựa thu mua và chỉ có 1% là tiêu thụ thẳng đến thị trường người tiêu dùng nội địa. Rõ ràng, người nuôi tôm đã phải trải qua nhiều công đoạn mới đưa được sản phẩm đến với thị trường, từ đó lợi nhuận của họ giảm dần qua các trung gian không đáng có.

Liên kết nâng cao giá trị con tôm

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, để khắc phục tình trạng trên, phải thực hiện bằng được chuỗi liên kết trong sản xuất đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh. Các doanh nghiệp thuỷ sản và người dân cần liên kết chặt chẽ, trao đổi về tổ chức trong liên kết sản xuất và hỗ trợ nhau trong sản xuất, gắn trách nhiệm của người nuôi với doanh nghiệp.

Theo đó, người nuôi tôm phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, Sở NN&PTNT sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh đầu tư vùng nguyên liệu thông qua chuỗi liên kết từ người nuôi đến nhà máy. Ðẩy mạnh chế biến hàng giá trị gia tăng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm nhằm tiết kiệm nguyên liệu, giảm giá thành, tăng kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.

Theo ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau (CASEP), giữa người nuôi và doanh nghiệp phải liên kết với nhau một cách chặt chẽ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Có nghĩa là người nuôi thì liên kết với doanh nghiệp, doanh nghiệp tìm hiểu thị trường yêu cầu tiêu chuẩn gì để triển khai lại người nuôi. Phải làm sao 2 bên cùng hợp tác chặt chẽ, bảo đảm người nuôi cũng đưa vào nguyên liệu sạch và doanh nghiệp chế biến có nguyên liệu sạch để chế biến sản phẩm chất lượng cao. Làm được điều này vừa nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất khẩu, vừa giúp cho các doanh nghiệp vượt qua hàng loạt rào cản mà thị trường các nước đã và đang đặt ra./.

Bài và ảnh: Trung Ðỉnh

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.