ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 03:07:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về Trà Vinh thưởng lãm hai cảnh đẹp tuyệt vời

Báo Cà Mau Nhiều du khách đến Trà Vinh đều có chung nhận xét: Ðến xứ sở này mà không biết đến chùa Vàm Ray và nhà thờ Mặc Bắc quả là sự thiệt thòi, thiếu sót.

Nhiều du khách đến Trà Vinh đều có chung nhận xét: Ðến xứ sở này mà không biết đến chùa Vàm Ray và nhà thờ Mặc Bắc quả là sự thiệt thòi, thiếu sót.

Chùa Vàm Ray (toạ lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú) được xem là ngôi chùa Khmer đẹp nhất, lớn nhất và lộng lẫy nhất miền Tây.

Bà Kim Sương, ngụ ấp Cà Hom, xã Hàm Tân, cho biết: “Chúng tôi vui mừng và tự hào vì quê hương mình có được một ngôi chùa đẹp, bề thế. Vì vậy, chúng tôi luôn ra sức bảo vệ và giữ gìn cảnh quan như tài sản của chính mình…”.

Cổng chùa Vàm Ray và nhà thờ Mặc Bắc tại Trà Vinh.​

Chùa Vàm Ray trước thuộc xã Hàm Giang, nay là xã Hàm Tân, có hơn 600 năm tuổi với rất nhiều câu chuyện tâm linh, huyền bí, là nơi tu tập của nhiều sư sãi tại địa phương. Ðến đây, chuyện đầu tiên mà du khách được kể là việc một phật tử của chùa tên Trầm Bê đã tự đóng góp trên 20 tỷ đồng để xây dựng, phục chế hầu như hoàn toàn cảnh đẹp của chùa cùng với nhiều công trình khác như: chánh điện, nhà tu, cổng chùa, tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam có chiều dài 54 m… Công trình được thi công từ năm 2003-2008 thì hoàn thành trong sự vui mừng của đồng bào phật tử địa phương.

Ngôi chánh điện chùa Vàm Ray có 4 cổng, cổng chính quay mặt về hướng Ðông theo như các chùa Khmer Nam Bộ. Những hàng cột cao vút và hoạ tiết hình vòm bao xung quanh tạo nét uy nghi mà thanh thoát cho công trình. Trên nóc là những mái nhọn 2 đến 3 tầng chồng lên nhau và đỉnh là 1 hình tháp nhọn nhô lên cao vút giữa trời xanh. Các hoạ tiết, hoa văn, phù điêu từ chân đến đỉnh chánh điện được làm rất công phu. Tất cả được sơn son thếp vàng.

Nhìn từ bên ngoài, chùa có hình dáng của một cung điện vàng với những hoa văn, hoạ tiết được khắc chạm tỉ mỉ. Bên trong chánh điện, chỉ có 1 tượng Phật lớn đặt trang trọng ở vị trí cao nhất. Một số tượng Phật nhỏ được bố trí ở các vị trí thấp hơn. Không gian chánh điện rộng cao, thanh thoát và mát mẻ, tạo sự thoải mái cho du khách khi đến tham quan cũng như các tín đồ đến hành lễ. Các bộ cửa ra vào chánh điện được chạm khắc công phu từ những khối gỗ lớn và dày được nhập về từ nước ngoài.

Giữa sân chùa có một cột hình trụ cao vút được nâng đỡ bởi những cột cách điệu hình rắn thần Naga có 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được đức Phật thuần hoá theo quan niệm của người Khmer. Cửa vào chánh điện được chạm trổ rất công phu, tinh xảo, kết hợp giữa phong cách nghệ thuật chùa và nghệ thuật chạm khắc dân gian, tạo nên nét độc đáo, cổ kính.

Những hàng cột phía ngoài chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Cô Ranh, phía trên tiếp giáp giữa đầu cột với mái chùa có tượng thần Krud mình người, đầu chim, mỏ ngậm viên ngọc với hai tay đỡ mái chùa.

Xung quanh chánh điện được bao bọc bởi một hàng rào trang trí bằng những tượng chằn Year mặt mày dữ tợn, mặc áo giáp với dáng ngồi bảo vệ ngôi chùa. Nhìn chếch về hướng Ðông Nam của chánh điện là tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn dài hàng chục mét được đặt trên bệ tương đương ngôi nhà 2 tầng. Toàn bộ tượng và bệ cũng được sơn phủ sơn son thếp vàng. Lối vào chùa là chiếc cổng hoành tráng sơn màu mạ vàng, kiểu cổng Tam quan truyền thống Á Ðông. Ðỉnh cổng tạo hình những ngọn tháp nhọn chất chồng nhiều tầng.

Do nét lộng lẫy, vừa cổ kính, vừa hiện đại trong nghệ thuật tạo hình nên sự hấp dẫn từ chùa Vàm Ray luôn cuốn hút người đến tham quan. Ngoài ra, cứ mỗi dịp lễ, Tết truyền thống, dân cư ở các phum, sóc đổ về chùa hành lễ đông như trẩy hội, nhất là vào các dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, Ðôl-ta, Ok-om-bok...

Ngoài ra, nơi đây còn có nhà thờ họ đạo Mặc Bắc nằm ngay trung tâm thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh với trên 17.000 giáo dân đang sinh hoạt hành lễ. Ngoài giáo đường chính rất uy nghi thoáng đãng bởi được bao quanh từ hàng trăm cây sao cổ, nhãn cổ hơn 100 năm tuổi, nơi đây còn có nhà tưởng niệm với lối kiến trúc mái vòm theo nghệ thuật kiến trúc phương Ðông khá đẹp và nho nhã. Cạnh đó là khá nhiều tượng điêu khắc, hàng đá, nơi hành lễ ngoài trời…

Bà Trần Thị Vĩnh, ngụ TP Hồ Chí Minh, nhận xét khi đến đây: “Nhà thờ này có lối kiến trúc rất đẹp, độc đáo và có nét tương đồng như nhà thờ Ðức Bà tại Sài Gòn lại có diện tích rộng lớn, nhiều công trình phụ, bóng cây xanh, thật xứng đáng là kỳ quan miền Tây sông nước…”.

Nhà thờ Mặc Bắc là một trong những giáo xứ Thiên Chúa lớn và cổ xưa ở miền Tây Nam Bộ được xây dựng năm 1886, hoàn thành năm 1888, có diện tích nội thất 24 x 60 m, tháp chuông cao 36 m, được xem là ngôi thánh đường lớn thứ hai ở Nam Bộ thời đó, chỉ sau nhà thờ Ðức Bà.

Người chỉ huy xây dựng công trình là một kiến trúc sư người Pháp, vật tư cũng đưa từ Pháp sang, riêng nhân công trực tiếp thi công chỉ toàn người Việt bản xứ có tay nghề rất cao và được trả công rất hậu hỉ. Ðiều này cho thấy trình độ và khả năng xây dựng của người lao động Trà Vinh cuối thế kỷ XIX là rất đáng khâm phục.

Nhà thờ Mặc Bắc là kiến trúc cổ nhất vẫn còn tồn tại trên địa bàn Trà Vinh. Lễ hội Thiên chúa Giáng sinh (24/12 hằng năm) tại giáo xứ Mặc Bắc, với sự tham gia của hàng chục ngàn tín đồ là một lễ hội tôn giáo tiêu biểu ở Trà Vinh.

Chị Hoàng Thuỳ Thuý An, ngụ huyện Tiểu Cần, cho biết: “Giáo dân chúng tôi luôn biết đoàn kết, xây dựng xứ đạo văn minh, giàu đẹp, sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước...”.

Cổng chùa Vàm Ray và nhà thờ Mặc Bắc tại Trà Vinh.​

Với lối kiến trúc nghệ thuật rất cổ xưa, trang nhã, hài hoà, nhà thờ Mặc Bắc vẫn vững chắc với thời gian sau gần 130 hình thành, luôn là điểm đến lý tưởng cho nhiều du khách xa gần. Cạnh đó nhiều đoàn làm phim đã chọn đây làm hậu cảnh cho những bộ phim nổi tiếng; nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng đã chọn nhà thờ Mặc Bắc để sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật độc đáo.

Bà Phan-Xoa He-Len, du khách Pháp, vui vẻ kể: "Tôi đã đi tham quan hầu hết các nhà thờ nổi tiếng của thế giới, đến đây tôi đã bị cuốn hút bởi nét kiến trúc rất đẹp, tao nhã của nhà thờ này. Ðây quả là một kỳ quan cần được tôn tạo bảo vệ chu đáo để phục vụ như cầu thưởng thức của mọi người...”.

Do địa hình toạ lạc nên thơ, thuận lợi cho du khách tham quan bằng đường thuỷ lẫn đường bộ nên nhà thờ Mặc Bắc đã và đang thu hút nhiều du khách đến tham quan, thưởng lãm./.

Bài và ảnh: Phan Thị Anh Thư

Liên kết hữu ích

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.