ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 8-1-25 21:55:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vị ngọt mồ hôi

Báo Cà Mau Khi cân nhắc hợp lý thực tế điều kiện sản xuất, UBND tỉnh Cà Mau đã thống nhất rút lại quyết định thu hồi đất của dân. Một niềm vui vỡ oà với nông dân xóm rẫy sau gần 10 năm thấp thỏm lo âu.

Khi cân nhắc hợp lý thực tế điều kiện sản xuất, UBND tỉnh Cà Mau đã thống nhất rút lại quyết định thu hồi đất của dân. Một niềm vui vỡ oà với nông dân xóm rẫy sau gần 10 năm thấp thỏm lo âu.

Một ngày cuối tháng 10/2014, ông Châu Văn Hải (Sáu Hải) tất tả chạy về nhà. Dựng xe ở ngoài sân, ông sà ngay vào bóng cây mốp rừng trước nhà, rút trong túi áo ra tờ thông báo của UBND tỉnh Cà Mau mà đọc chăm chú. Xong, ông không vào nhà mà xăm xăm đi thẳng ra hậu đất. Khi đến đầu xóm dân cư T28,5, ông la om sòm: “Bà con ơi đến coi cái này!”. Và chỉ trong vài phút, nhiều người tập hợp lại nhà anh Huế Nhã, đứng ngồi thấp thỏm đợi tin vui.

Vì sự ổn định đời sống của dân

Thật ra, trước đó 1 tuần, bà con nơi đây đã nghe tin đồn rằng lãnh đạo tỉnh đã có thông báo chính thức tình hình về thu hồi đất hay không của mình. Người ta nói rằng, bà con sẽ có tin vui, nhưng mọi người lại không dám tin vì nó mong manh quá. Đã 10 năm qua, mọi người ở đây khiếu nại khắp nơi, tận dụng mọi mối quan hệ nhưng đều không hiệu quả. Lý nào tự dưng tỉnh lại chiều dân một cách đột ngột thế này.

Với việc trồng dây thuốc cá, bà con xóm rẫy đã đạt mức thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/vụ.   Ảnh: T.VŨ

Sáu Hải không để bà con đợi lâu, ông rút tờ thông báo ra đọc lớn: “UBND tỉnh Cà Mau. Thông báo số 995, ngày 14/10/2014…”. Ông đọc một mạch hết tờ thông báo trong bầu không khí im ắng, nghe cả tiếng hơi thở hồi hộp của anh Huế Nhã. Đến khi ông hạ tờ giấy xuống bảo hết, mọi người mới nhốn nháo vui mừng. Anh Huế Nhã, ông Bảy Minh, anh Xuyên, anh Phong chộp lấy tờ giấy rồi chụm đầu lại mà xem một lần nữa. Trong khi Sáu Hải thì giải thích lại nội dung để những người ít chữ hiểu rõ hơn.

Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau, sau khi kiểm tra thực tế tình hình của nông dân xóm rẫy T28,5, thuộc ấp 17, xã Khánh An, huyện U Minh đã về họp bàn với các sở, ngành liên quan, thống nhất: Đồng ý giữ lại 74,55 ha đất cho 52 hộ dân ở xóm rẫy T28,5 để các hộ này sản xuất, ổn định đời sống. Lý do là các hộ này đã xây dựng nhà ở và ổn định sản xuất từ năm 1996 đến nay. Về việc UBND tỉnh từng có quyết định thu hồi phần đất này để giao cho một đơn vị Nhà nước phục vụ việc công sẽ được tính lại ở một phần đất khác.

Không còn nghi ngờ gì nữa, một niềm vui vỡ oà đến với tất cả mọi người dân ở xóm rẫy. Bảy Minh vui lắm, chúm chím cười rồi phán: “Thấy chưa. Tôi nói rồi mà bà con không tin. Nhà nước sẽ hiểu dân, sẽ đồng lòng với dân. Bây giờ rõ ràng rồi”. Ông Bảy Minh là Phó Ban Nhân dân ấp 17, từng là người bị dân chê “yếu bóng vía” không dám nói thẳng, nói thật với cấp trên giành lại phần đất đầy mồ hôi, nước mắt của dân. Nên nay ông được nước lắm, tự hào cho sự mềm dẻo đấu tranh của mình.

Chiều hôm đó, gần như mọi người bỏ việc làm rẫy, thả đi dài xóm cho tất cả mọi người hay tin vui lớn. Xóm rẫy được một ngày vui tưng bừng, chưa từng có.

Giọt mồ hôi lăn xả

Hơn ai hết, Sáu Hải là người vui nhất. Từ 20 năm trước, ông và bà con đã về vùng đất này khai thiên lập địa. Nhờ cái tính ăn ngay nói thẳng, Sáu Hải được bà con cử ra làm Tập đoàn trưởng T28,5, đại diện cho mọi người. Và chính ông, không ai khác hơn hiểu một cách đầy đủ nỗi vất vả của bà con nơi đây. Nên cũng chính ông là người hăng hái nhất đi “khoe tùm lum” cái niềm vui lớn của bà con xóm rẫy.

Hôm rồi, ông còn gọi điện khoe đến các phóng viên báo, đài từng đến xóm rẫy viết tin, viết bài. Cho nên hôm chúng tôi bất ngờ ghé thăm (ngày 5/1/2015), ông xăng xái đi gọi bà con tụ họp lại để kể chuyện niềm vui lớn.

Huế Nhã từ hậu đất lội qua, mang theo chai rượu đế, ông Bảy Minh từ xã chạy về, rồi anh Bảo, anh Phong… người mang con cá trê vàng, người xách theo rau rừng, cá lóc...

Sau vài ly đế, Sáu Hải khề khà khoe: “Không còn gì mừng vui hơn. Niềm tin của dân cuối cùng cũng đã toại nguyện. Công sức của tụi tôi đã được lãnh đạo tỉnh nhìn thấy. Không uổng 20 năm lăn xả, vất vả với mảnh đất cứng đầu cứng cổ này”. Huế Nhã xen vào ngay: “Người thương đất, đất cũng thương người. Nếu tính cộng dồn lại, mỗi người dân ở đây đã đổ xuống thửa đất này cả ao mồ hôi”.

Ngẫu hứng, Huế Nhã như chìm vào dĩ vãng của những ngày khai hoang mở đất.

Khi ấy là vào năm 1996, theo lời đồn ở U Minh mở đợt khoán đất cho dân sản xuất, Huế Nhã mò về vùng đất này. Vốn là người mê trồng rẫy nên anh nhảy ngay xuống rừng, vẹt một khoảnh trống, thọt tay sâu xuống lòng đất. Chất đất đầy phân, sâu gần 1 m làm lạnh buốt tay anh. Anh hốt ngay một nắm phân đó đưa lên cao, vắt nước vào miệng mình. Anh cảm ra ngay một dòng nước ngọt lịm. Anh nhai cả cục đất trên tay và gật gù bảo vợ “đây là đất của mình”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng khẳng định: “Bà con an tâm mà sản xuất, tỉnh đã thống nhất rồi, không thay đổi gì đâu. Vấn đề cấp đất, tức cấp bằng khoán giao cho bà con sẽ được tiến hành trong thời gian tới. Việc này có hơi chậm bởi cơ quan chức năng phải thực hiện từng bước cho đúng với trình tự thủ tục quy định của pháp luật”.

Hai vợ chồng về ngay huyện Trần Văn Thời, thu dọn hết thảy để về định cư ở xóm rẫy hôm nay, với quyết tâm sẽ làm giàu nhanh chóng.

Rồi cùng với bà con, vợ chồng anh ngày đêm lặn hụp dọn từng gốc tràm, chặt từng cây lau sậy, choại, dớn. Sau 2 năm khai hoang, vợ chồng anh cũng có được thửa đất trồng rẫy gần 1,5 ha. Vậy là anh bắt đầu trổ tài làm rẫy. Anh trồng bí, trồng khoai, trồng mì… Trồng thứ gì cũng tốt, nhưng không thu hoạch được. Anh nhớ lại: “Nước ngập là một đại nạn ở đây. Không biết bao nhiêu lần vợ chồng tôi ngồi trên bờ rẫy mà khóc. Nhìn những củ khoai mì, khoai lang rã như chao vì nước ngập, chỉ muốn chết cho xong”. Niềm an ủi duy nhất là thấy ai cũng vậy, nên vợ chồng anh cũng gắng mà tiếp tục cuộc sống, tiếp tục chiến đấu với mảnh đất quá khó hiểu này.

Đến những năm 2000, bà con ở đây mới bắt đầu hiểu được nết đất, nết trời. Tuy nhiên, khi những rẫy dây thuốc cá vừa bắt đầu cho thu hoạch, dân mới gỡ nợ phần nào thì Nhà nước lại thông báo thu hồi đất lại để làm việc công, dân phải dời đi nơi khác. Cái tin đó như tiếng sét gần tai với tất cả mọi người. Sáu Hải rụng rời, bỏ chén cơm mà lội ngay ra đầu đất để gặp anh em bàn tính.

 Kế hoạch đưa ra là khiếu nại, tỉ tê. Sáu Hải và mọi người tin rằng, chỉ cần cấp trên thấy được công sức của bà con thì sẽ chấp thuận.

Đầu năm 2014, một đoàn công tác từ tỉnh vào và sau đó là một kết quả mỹ mãn như hôm nay. Sáu Hải lý giải: “Đoàn công tác vừa rồi hỏi dân rất tỉ mỉ. Mấy anh ấy nghe bà con kể, không rơi nước mắt nhưng cũng đâu có tránh khỏi ngậm ngùi. Mà thiệt vậy, trong từng thớ đất ở đây có hơi hám của bàn tay chúng tôi hết thảy”. Huế Nhã hứng thú lại xen vô: “Không yêu đất, không yêu nghề rẫy thì không ai ở lại vùng đất này. Biết bao người đã bỏ của chạy lấy người rồi. Bởi vậy, nếu Nhà nước quyết thu hồi là chia rẽ tình yêu của chúng tôi với đất. Nhà nước không thu hồi là đúng lắm. Chúng tôi hoan nghênh vô cùng. Rồi chúng tôi sẽ làm giàu cho Nhà nước thấy mà mừng nghen!”./.

Phóng sự của Trần Vũ

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.