ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-4-25 04:33:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Báo Cà Mau Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Một góc dòng Kinh Hội.

Một góc dòng Kinh Hội.

Theo tư liệu gia phả của gia đình ông Dư Minh Chiến, tại xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời (ông Chiến là cháu nội của ông Dư Thanh Trực - một người có dấu ấn trong lịch sử đào con kênh này), thì vùng đất hai bên rạch Ông Trang xưa kia là vùng đất hoang vu, nhiều cỏ dại, năn sậy mọc um tùm, xen lẫn những gò cao chạy dài nối rừng tràm U Minh Hạ. Gia đình ông Ðỗ Khắc Thành, vốn là người Bạc Liêu, sớm nhận ra tiềm năng của vùng đất này. Với tư duy nhạy bén và ý chí khai phá mãnh liệt, ông cùng hơn 300 nhân công đã miệt mài đào nên dòng kênh mới thẳng tắp, rộng 4 m, dài 10 km, trong khoảng thời gian từ năm 1903-1906. Con kênh ấy đè lên dòng rạch Ông Trang nhỏ hẹp, uốn lượn ngày nào, tạo nên một mạch sống mới cho vùng đất.

Cùng thời điểm đó, ông Dư Thanh Trực, một người từ Sài Gòn, Gia Ðịnh đi tìm vùng đất mới lập nghiệp, cũng dừng chân tại Cà Mau. Ðược gia đình ông Ðỗ Khắc Thành tin tưởng, ông Trực nhận nhiệm vụ trông coi việc đào kênh. Quá trình khai phá diễn ra nhộn nhịp, đông vui như hội, người dân xung quanh quen miệng gọi dòng kênh mới là Kinh Hội.

Kinh Hội không chỉ là thành quả lao động, mà còn là chứng nhân của tình bạn gắn kết giữa hai con người tiên phong. Ông Ðỗ Khắc Thành và ông Dư Thanh Trực dần trở thành bạn bè thân thiết, kết nghĩa cột chèo. Sau này, toàn bộ đất đai vùng Kinh Hội được gia đình ông Thành giao lại cho ông Trực quản lý, định cư lâu dài.

Không dừng lại ở việc mở đất, gia đình ông Dư Thanh Trực tiếp tục khẳng định dấu ấn của mình trong lịch sử khi các con ông tích cực tham gia cách mạng chống Pháp. Người con cả là Dư Văn Cấu, chiến sĩ Vệ quốc quân, đã anh dũng hy sinh năm 1946. Người con thứ hai là Dư Văn Liễn, giữ cương vị Chủ tịch xã An Bình từ năm 1950-1953, dẫn dắt người dân chia đất, cải tạo hai bên dòng kênh, ổn định cuộc sống.

Người dân Kinh Hội từ xưa đến nay luôn mang trong mình tinh thần chịu thương chịu khó, chân chất và hiếu khách. Theo lời kể của nhiều cụ già trong vùng, những năm đầu khai phá, từng đoàn người từ khắp nơi đổ về, dựng nhà, lập xóm. Ban ngày họ cùng nhau ra đồng, làm ruộng, bắt cá, tối đến lại quây quần bên ánh đèn dầu, kể nhau nghe những chuyện đời, chuyện người. Họ xem nhau như người trong một nhà, có miếng ngon cùng chia, có khó khăn cùng gánh.

Ở vùng Kinh Hội ngày nào là nơi còn hoang hoá, giờ đã đổi thay, nhiều ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông thẳng tắp, sạch đẹp.

Ở vùng Kinh Hội ngày nào là nơi còn hoang hoá, giờ đã đổi thay, nhiều ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông thẳng tắp, sạch đẹp.

Kinh Hội còn gắn liền với nhiều câu chuyện truyền miệng, giai thoại dân gian đầy màu sắc. Người dân kể lại rằng, khi ông Dư Thanh Trực nhận nhiệm vụ trông coi việc đào kênh, ông đã từng mơ thấy một con rồng vàng bay lượn trên khúc sông, rồi lao xuống dòng nước. Sau giấc mơ ấy, việc đào kênh thuận lợi hơn hẳn. Dòng nước luôn đầy, đất đai hai bên phì nhiêu, cây lúa, cây tràm mọc xanh mướt. Người ta bảo nhau rằng đó là dấu hiệu đất lành, nơi tụ hội sinh khí trời đất.

Cũng có giai thoại kể về một người thợ đào kênh tên là Ba Quảng. Ông nổi tiếng vì sức khoẻ phi thường, có thể vác 2 bao đất cùng lúc mà không hề mệt. Khi kênh gần đào xong, ông không may bị bệnh nặng. Trước lúc mất, ông chỉ tay về hướng dòng kênh, dặn lại bà con: "Kênh này sẽ sống lâu như lòng người đất này. Phải giữ nó, phải thương nó". Từ đó, người dân xem ông như vị thần hộ mệnh của Kinh Hội, lập miếu nhỏ ven bờ để tưởng nhớ.

Về lễ hội, hằng năm người dân Kinh Hội vẫn giữ tục lệ rước ghe trên sông vào dịp xuân. Ghe được trang trí rực rỡ, đi dọc dòng kênh mang theo lễ vật, cầu mong mùa màng thuận lợi, cá tôm đầy ắp. Những điệu hò, câu hát đậm chất sông nước vẫn vang vọng mỗi mùa lễ hội, làm ấm lòng bao thế hệ.

Trải qua hơn 120 năm, Kinh Hội vẫn miệt mài chở nặng phù sa, xoá đi những vùng đất hoang hoá. Nhờ dòng nước mạnh thoát úng, xổ phèn mà cánh đồng đầy cỏ dại, năn sậy ngày nào giờ trở thành những ruộng lúa trĩu hạt, những vuông tôm bạc tỷ.

Không chỉ mang lại nguồn sống về kinh tế, Kinh Hội còn là biểu tượng của sự đoàn kết, kiên cường của người dân Cà Mau. Ðó là nơi lưu giữ những câu chuyện khai phá đất hoang, là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của con người vùng đất cuối trời Tổ quốc.

Ngày nay, Kinh Hội không chỉ là tuyến đường thuỷ huyết mạch nối liền sông Ông Ðốc với rừng U Minh Hạ mà còn là điểm đến đầy tự hào của người dân Cà Mau. Mỗi lần nhắc đến Kinh Hội, người dân nơi đây vẫn kể lại với niềm xúc động và tự hào về một dòng kênh của tình người, của văn hoá, của lịch sử, nơi hội tụ dòng chảy thời gian và ý chí con người./.

 

Hoàng Vũ

 

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.

Nâng cao tỷ lệ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh

Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó, nước là nguồn tài nguyên hết sức cần thiết trong đời sống, sản xuất, và việc cấp nước sạch tập trung đảm bảo an toàn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ nhu cầu thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ người dân...

Tắc Vân vững bước xây dựng nông thôn mới

Đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2014 và tiếp tục đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, xã Tắc Vân, TP Cà Mau đã và đang không ngừng nỗ lực phát triển, nâng cao đời sống người dân, hoàn thiện hạ tầng, tạo diện mạo tươi mới cho vùng nông thôn...

Cánh đồng muối Lưu Hoa Thanh

Trong những ngày này, đi đến đâu trên cánh đồng muối Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, cũng đều nghe rộn vang tiếng cười nói của diêm dân đang vào cao điểm vụ muối năm nay.

Ðiểm nhấn đô thị xanh

Những năm qua, ngoài việc đầu tư phát triển hạ tầng, mở rộng diện tích đô thị, TP Cà Mau đồng thời quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống cây xanh tại các công viên, trục đường chính.

Nét mới quê hương Phú Mỹ

Ðược công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) năm 2016, hiện tại xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân giữ chuẩn 17/19 tiêu chí xã NTM theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Năm 2025, xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, đến thời điểm này đạt 10/19 tiêu chí.

Biển Bạch còn gần 200 hộ thiếu nước sinh hoạt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn, mùa khô năm nay, do xuất hiện những đợt mưa trái mùa nên sẽ bớt oi bức, khắc nghiệt hơn năm trước. Tuy nhiên, ở những vùng thường xuyên xảy ra tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt như xã Biển Bạch, huyện Thới Bình thì chuyện phải chắt chiu nước ngọt đã trở thành thói quen của nhiều hộ dân.

Hoà Thành tiến dần đến xoá trắng vườn tạp

Những mảnh vườn vốn canh tác kém hiệu quả ở xã Hoà Thành nay hiện diện cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp, giúp nông dân vùng ven có thêm thu nhập. Ðó là chuyển biến tích cực sau gần 3 năm địa phương thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Thành uỷ về cải tạo vườn tạp, trồng rau màu, cây ăn trái, hoa, cây kiểng gắn với phát triển chăn nuôi trên địa bàn TP Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 05).

No ấm Khánh Hải

Có một địa danh mà đất và người ở đó không chỉ nỗ lực, hăng say lao động sản xuất, hoà mình vào công cuộc phát triển chung của tỉnh nhà, mà còn luôn giữ gìn, lan toả sâu sắc những giá trị văn hoá dân gian vùng đất U Minh Hạ. Ðó là Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời), miền quê giàu nghĩa giàu tình, ruộng đồng trù phú, và là quê hương của bác Ba Phi (Nghệ nhân Dân gian Nguyễn Long Phi, 1884-1964) - người đã sáng tạo những truyện kể hóm hỉnh, làm nên nghệ thuật đặc sắc riêng có của xứ Cà Mau.