ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 13:26:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Việc khó có hội, đoàn thể - Bài 1: “Chú Hai ngân hàng”

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Dân vận khéo gắn với công tác của mặt trận, chính quyền đoàn thể không còn mới mẻ, bởi nhiệm vụ chính trị quan trọng này được đổi mới cả về phương thức hoạt động lẫn nội dung, cách thức triển khai, trong quá trình thực hiện nhiện vụ. Ðặc biệt, công tác này đang đi sâu vào cuộc sống, theo phương châm hướng về cơ sở. Cũng từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về công tác dân vận ở cơ sở.

Có dịp đồng hành đi cơ sở cùng Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Ðầm Dơi Trần Ngọc Chi, nghe kể về những tấm gương CCB làm kinh tế giỏi, ổn định kinh tế gia đình, rồi lấy đó làm nền tảng để lo cho người nghèo, mới thấy cảm phục bản lĩnh của những Bộ đội Cụ Hồ. Trong những câu chuyện lý thú, những nhân vật đó, tôi ấn tượng với CCB 83 tuổi tích cực làm công tác an sinh xã hội từ nguồn vốn do mình tạo ra.

 

Nhân vật tôi nhắc đến là CCB Huỳnh Quang Ðiệp (Hai Ðiệp), Chi hội trưởng Chi hội CCB ấp Tân Phong B, xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi, là người tích cực trong việc chăm lo đời sống cho hộ nghèo cũng như các hoạt động an sinh xã hội của huyện.

“Chú Hai ngân hàng”, CCB cao niên Huỳnh Quang Ðiệp (bìa phải) trao tiền hỗ trợ hội viên CCB có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh chụp ngày 28/4/2021).

Nghĩa tình một nguồn quỹ

Hôm ghé nhà thăm, ông Hai Ðiệp vừa xuất viện về sau khi điều trị căn bệnh đại tràng ở TP Hồ Chí Minh. Còn mệt, nhưng khi Chủ tịch Hội CCB xã Tạ An Khương Ðông Bùi Hồng Quân gửi tiền lương hưu trí, chế độ thăm bệnh, ông Hai Ðiệp lại hí hoáy ghi chép ngay vào quyển sổ đã cũ.

Thấy tôi có vẻ thắc mắc, ông Trần Ngọc Chi giải thích, nhờ cuốn sổ đó mà hàng trăm hộ đã thoát nghèo. Ðó là “bí kíp” trong công tác an sinh xã hội, ông Hai Ðiệp là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua 5 năm của huyện, “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm giàu kinh tế” giai đoạn 2016-2021 và đã được đề nghị Trung ương hội tuyên dương trong thời gian tới.

Nhưng có lẽ đối với người CCB này, niềm vui lớn hơn cả là hàng năm có thêm nhiều hộ thoát nghèo tự sự giúp đỡ của mình. Ðây cũng là sự ghi nhận lớn nhất đối với những đóng góp của ông cho địa phương và cho công tác hội.

Cách đây 5 năm, hội viên Chi hội CCB ấp Tân Phong B có 7 hộ nghèo, cùng một số hội viên hoàn cảnh khó khăn và có nguy cơ trở thành hộ nghèo rất cao. Sau nhiều đêm trăn trở, ông Hai Ðiệp có ý định cho các hộ này mượn vốn làm ăn. Hiểu được ý nghĩa của việc làm này nên gia đình ông cũng thống nhất.

Thế là kế hoạch được triển khai, 7 hội viên nghèo được cho mượn 120 triệu đồng không tính lãi, để làm kinh tế gia đình với những mô hình thiết thực: chăn nuôi, buôn bán; song song đó cho thêm 12 hộ nghèo, cận nghèo mượn 105 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Ðến nay, tổng vốn của cá nhân ông giúp đỡ các hộ hơn 200 triệu đồng. Cứ thế, sau khi thoát nghèo, các hộ lại trả vốn, cho hộ khó khăn hơn mượn. Ðồng vốn nghĩa tình của vị CCB này cứ xoay vòng, phát huy tối đa hiệu quả; tiếp sức cho đồng đội và hộ nghèo. Ông được mọi người gọi thân thương là “Chú Hai ngân hàng”.

Nêu gương sáng cho hội viên

Cũng trong 5 năm qua, chi hội do ông Hai Ðiệp làm Chi hội trưởng đã xây dựng được 6 mô hình làm kinh tế giỏi, hàng năm được cấp huyện hội bình chọn và tuyên dương. Thời điểm hiện nay, trong chi hội có 18 hộ khá giàu, 12 hộ có mức sống trung bình, đặc biệt là không còn hội viên hội cựu chiến binh nghèo; 5 năm liên tục chi hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có được những thành quả đó, vai trò đầu tàu của thủ lĩnh Hai Ðiệp rất đáng được nêu gương.

CLB Huỳnh Văn Dậu được vốn hỗ trợ từ “Chú Hai ngân hàng”, cho biết: “Trước đây, kinh tế gia đình tôi gặp nhiều khó khăn, vuông thất liên miên. Từ khi chú Hai cho mượn 10 triệu đồng không tính lãi, gia đình đầu tư vào việc cải tạo ao nuôi và thả thêm con giống; mua con giống chăn nuôi. Nhờ đó, kinh tế gia đình ngày càng khấm khá; đồng vốn nghĩa tình của chú Hai là động lực để gia đình vươn lên thoát nghèo”.

Ông Hai Ðiệp nhà gần trường học, thấy học sinh không có chỗ để xe, ông làm sân sạch sẽ, cao ráo cho các em đậu xe, để bàn học cho các em ngồi ôn bài khi chưa đến giờ học. Lũ trẻ tinh nghịch, quậy phá, ham chơi, ông gần gũi, khuyên nhủ. Nhà rộng, vườn cây trái nhiều, mùa nào thức đó; có trái chín là ông mang ra chia sẻ.

Các con ông Hai noi gương, hàng năm, người con gái út của ông là Huỳnh Hồng Ðang (Phường 6, TP Cà Mau) mang hàng trăm suất quà trị giá hàng trăm triệu đồng về cho bà con có hoàn cảnh khó khăn của quê hương. Những người con khác của ông Hai cũng có nhiều việc làm hữu ích cho cộng đồng.

Theo thời gian, nguồn quỹ hỗ trợ của ông Hai Ðiệp ngày càng tăng lên và số hộ thoát nghèo theo đó cũng tăng theo./.

 

Phú Hữu

Bài 2: CHIA SẺ YÊU THƯƠNG

 

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.

Khi ý Ðảng gặp sức dân

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”, ở Cà Mau, một mô hình tổ chức xã hội đặc biệt đang âm thầm bén rễ và lan toả sức sống: Tổ Nhân dân tự quản (NDTQ). Thoạt nghe, cụm từ này có vẻ khô khan, mang nặng tính hành chính, nhưng khi đặt chân đến những xóm, ấp nơi mô hình này đang hoạt động, người ta mới cảm nhận được hơi thở của sự tự nguyện, tinh thần đoàn kết và khát vọng làm chủ cuộc sống cộng đồng. Ðây không chỉ là hình thức tập hợp người dân theo địa bàn cư trú, mà sâu xa hơn, nó đang dần khẳng định vai trò như một cầu nối sống động, nơi ý Ðảng được truyền tải một cách gần gũi nhất, hoà quyện với nhu cầu và sức mạnh nội tại của Nhân dân.

Với nghề, tôi thấy mình như vừa chập chững tập đi...

Tôi bắt đầu công việc viết lách từ rất sớm, như các bạn tuổi mới lớn khác, tập tành sáng tác thơ và tản văn. Ở những năm học cấp III, tôi chi tiêu cho mua dụng cụ học tập, hàng quà hay những thứ lặt vặt khác, từ chính nguồn nhuận bút viết lách.

Thức cùng sóng biển

Hầu như năm nào cũng vậy, khi những làn gió chướng đầu tiên lao xao trên cành lá là cái rạo rực về những bài báo xuân cứ thôi thúc trong mỗi chúng tôi.