ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 08:24:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Việc làm cho lao động nông thôn

Báo Cà Mau (CMO) Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 vừa được công bố mới đây, Cà Mau có gần 930 ngàn người đang sinh sống tại nông thôn, chiếm hơn 77% tổng dân số trong toàn tỉnh. Tỷ lệ dân số nông thôn chiếm đa số, khiến câu chuyện giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người dân khu vực này vẫn đang là thách thức lớn ở nhiều địa phương.

Anh Phạm Văn Đen, xã Tân Duyệt, cho biết, không có đất để canh tác, diện tích vườn tạp quanh nhà cũng chỉ đủ trồng hoa màu lặt vặt. Trước đây, vì áp lực nuôi con nhỏ, anh từng chọn cách đi làm ngoài tỉnh, nhưng rồi cũng chẳng tới đâu. “Ở quê ai mướn gì làm nấy, làm đất, làm hồ, vác vật tư cho người ta, miễn làm có tiền là cố gắng làm để nuôi con ăn học”, anh Đen bày tỏ.

Phụ nữ ấp Bàu Sen có việc làm, thu nhập ổn định từ đan sọt nhựa.

Ông Châu Văn Khởi, ấp Đồng Tâm B, xã Tân Duyệt, từng làm nghề nuôi heo mướn tại Đồng Nai trong 8 năm, đến nay, vì sức khoẻ kém, phải trở về quê sống bằng nghề đặt lú, giăng câu qua ngày. Ông Khởi chia sẻ: “Giăng câu dưới sông thì có lúc được lúc không, bữa cũng kiếm được cả trăm ngàn, có lúc cũng không có đồng nào nên cuộc sống gặp khó khăn”.

Lao động chọn cách đi làm ngoài tỉnh phần đông không có tay nghề, không tư liệu sản xuất. Hoạt động này còn tự phát và thiếu bền vững về lâu dài. Tính chất công việc bấp bênh, yêu cầu cao về mặt sức khoẻ, chi phí sinh hoạt đi lại, là những áp lực mà người lao động ngoài tỉnh phải đối mặt.

Dù là một trong những xã tích cực trong công tác liên kết, đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, đến nay, xã Tân Duyệt mới có hơn 400 lao động làm công nhân ngoài tỉnh. Thực hiện tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới vẫn đang gặp khó khăn, mặc dù địa phương đã phát huy vai trò của các hội đoàn thể trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

Công việc đan sọt nhựa xuất khẩu do chị Nguyễn Hồng Đẹp, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Bàu Sen, xã Tân Duyệt, đã tạo việc làm cho chị em phụ nữ địa phương gần 6 tháng nay. Chị Đẹp là người trực tiếp làm việc với công ty ở tỉnh Vĩnh Long để nhận mẫu và nguyên vật liệu, sau đó triển khai lại cho chị em trong ấp thực hiện. Đến nay, có 4 tổ, nhóm với gần 40 lao động nữ địa phương tham gia vào mô hình đan sọt nhựa của chị. Chị Nguyễn Hồng Ngân, ấp Bàu Sen, chia sẻ: “Mặc dù thu nhập không cao nhưng tôi thấy khả năng mình làm cũng được”.

Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau Từ Hoàng Ân trong chuyến khảo sát thực trạng lao động việc làm tại Đầm Dơi cho rằng: “Cần chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ, nâng cao tay nghề cho lao động và nâng cao ý thức học tập khi đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để phát huy hiệu quả công tác đào tạo nghề”./.

Thành Quốc

Ðồng hành cùng người lao động

Thời gian qua, công đoàn các cấp trong huyện U Minh đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, có nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động (NLÐ); từ đó đã thu hút, tập hợp được nhiều công nhân, viên chức, lao động tham gia vào tổ chức công đoàn.

Hơn 1,9 tỷ đồng triển khai Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

Ngày 10/9, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau phối hợp cùng đơn vị tài trợ Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Lễ khởi động Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2024-2025.

Xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động

“Làm doanh nghiệp, ngoài những kế hoạch, định hướng đầu tư thì phải có công nhân làm việc, công có được chỗ nơi làm việc ổn định thì phải có doanh nghiệp. Cả hai cần hỗ trợ lẫn nhau thì doanh nghiệp mới phát triển lớn mạnh được”.

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.