ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 21:06:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vốn tín dụng "chảy" mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Năm nay, khi tình hình sản xuất kinh doanh đã được cải thiện, nhiều ngân hàng tiếp tục hướng tín dụng về nông nghiệp, nông thôn và coi đó là cánh cửa cho hướng đi mới trong bối cảnh tín dụng cạnh tranh khốc liệt.

Qua tìm hiểu được biết, từ đầu năm 2017 đến nay, ngoài chiến lược cho vay, thu hút khách hàng truyền thống, các đơn vị còn đẩy mạnh triển khai gói tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn như: nông nghiệp sạch, cho vay sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn… Không chỉ các ngân hàng lớn như Agribank, VietinBank, BIDV mà nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng đẩy mạnh vốn cho khu vực này bằng các gói tín dụng ưu đãi như LienVietPostBank, HDBank…

Khơi thông dòng vốn

Tại huyện Phú Tân, anh Nguyễn Văn Tô, ấp Cái Đôi Vàm, thị trấn Cái Đôi Vàm, chia sẻ: "Tôi có quan hệ tín dụng với Agribank đã hơn 10 năm nay. Dù nghề nông chịu nhiều rủi ro từ thời tiết, giá cả thị trường, nhưng chưa bao giờ tôi phải “nói khó” với nhân viên Agribank". Đó cũng là lý do cho vay nông nghiệp, nông thôn, nhất là kinh tế hộ, của Agribank khu vực này khá hiệu quả.

Để đồng hành cùng nông dân, những năm gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Cà Mau, đẩy mạnh cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất với nhiều ưu đãi cũng như thủ tục, hỗ trợ khách hàng.

Nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho nông nghiệp, nông thôn được các ngân hàng triển khai rộng rãi.

Ông Huỳnh Minh Nhựt, Trưởng Phòng Nghiệp vụ khách hàng cá nhân, cho biết, trước đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) thường chỉ chú trọng đến khách hàng có dự án lớn, hàng ngàn tỷ, song đến thời điểm này những món vay nhỏ, vòng quay vốn nhanh lại là tâm điểm của các NHTM trong phân cấp tín dụng. Nhiều ngân hàng đã nhận ra rằng, nông dân chính là khách hàng tiềm năng của ngân hàng, đảo ngược hoàn toàn so với suy nghĩ trước đây, ngân hàng là ân nhân của nông nghiệp, nông thôn. Từ lâu Agribank là ngân hàng đi đầu trong việc cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với lãi suất vay ưu đãi và tạo mọi điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã công bố mức cho vay tối đa 80% tổng nhu cầu vốn đối với cho vay có tài sản bảo đảm (TSBĐ) và 60% tổng nhu cầu vốn đối với cho vay không có TSBĐ. Đối với khách hàng có hộ khẩu thường trú/tạm trú dài hạn (KT3) tại địa bàn nông thôn được vay tiêu dùng với mức vay tiêu dùng tối đa 50 triệu, lãi suất ngắn hạn tối đa 6%/năm (mức trần Ngân hàng Nhà nước quy định là 6,5%/năm). Các ngân hàng như BIDV, Vietinbank, DongABank... cũng giảm lãi suất khuyến khích vay sản xuất.

Tiếp sức phát triển thế mạnh tỉnh nhà

Theo ông La Thiên Tứ, Giám đốc LienVietPostBank chi nhánh Cà Mau, để đảm bảo chất lượng tín dụng, song song với việc đẩy mạnh bơm vốn, các ngân hàng cũng tăng cường quản trị rủi ro, kiểm soát dòng tiền để giảm thiểu nợ xấu. Việc các ngân hàng kỳ vọng đẩy vốn cho nông nghiệp, nông thôn đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh không phải không có cơ sở. 

"Thực tế qua nhiều chuyến công tác tại một số huyện trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy việc cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn rất an toàn và hiệu quả; đặc biệt, nông dân đã biết ứng dụng máy móc, công nghệ cao vào sản xuất nên giảm thiểu rủi ro so với trước đây, khi còn phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết", ông Tứ nhận định.

Không chỉ đẩy mạnh phát triển tín dụng, hiện không ít ngân hàng coi khu vực này là khách hàng tiềm năng trong huy động vốn. Ông La Thiên Tứ chia sẻ, lâu nay các ngân hàng chủ yếu tập trung huy động ở khu vực thành phố, đô thị lớn. Nhưng chính ở các khu vực này, món tiền gửi có thể lên đến trăm triệu, hay cả tỷ đồng, nhưng lại không ổn định. Khách hàng thường “đứng núi này, trông núi nọ” khiến các ngân hàng rất bị động trong sử dụng nguồn vốn; thậm chí còn có nguy cơ rủi ro thanh khoản khi họ rút tiền đồng loạt.

Theo đại diện nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn, mặc dù tăng trưởng tín dụng tăng cao nhưng họ vẫn rất thận trọng siết chặt đến vấn đề chất lượng tín dụng, không để nợ xấu phát sinh. Hiện nay, tất cả các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đều tham gia cho vay nông nghiệp, nông thôn. Phát huy kết quả đạt được và cơ chế mở hơn sẽ tạo cú hích cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh đầu tư vốn phát triển lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn; qua đó góp phần gia tăng sức cạnh tranh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà./.

Việt Mỹ 

 

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Chủ động giải pháp tăng trưởng tín dụng

Ông Liêu Chí Tài, Phó giám đốc Phụ trách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Cà Mau, thông tin, đến ngày 30/11, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 71.673 tỷ đồng, tăng 3,34% so với đầu năm, tương đương với mức tăng 2.315 tỷ đồng. Dự báo đến hết năm 2024, dư nợ cho vay tại Cà Mau sẽ đạt 73.039 tỷ đồng, tương đương mức tăng 5,3% so với đầu năm.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngành Công thương đạt gần 800 tỷ USD

Chiều nay (23/12), Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Bộ Công thương tổ chức. Tại điểm cầu Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tham dự.

Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Sự kiện truyền thông “Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đồng thời tạo điều kiện cho chị em phụ nữ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP với nhau.

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Khu bảo tồn biển Cà Mau được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập với diện tích 27.000 ha, gồm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Trong đó, trọng điểm là khu vực các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc thuộc hại huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Sử dụng hàng Việt - Nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng

Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đã giúp Cuộc vận động (CVÐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt là CVÐ) ngày càng lan toả mạnh mẽ.