ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 00:31:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vườn rau sạch của bà chủ nhà hàng

Báo Cà Mau (CMO) “Rau ngoài chợ bán đầy, khi cần đi mua là có, nhưng tại sao tôi lại đầu tư làm hệ thống trồng rau sạch phục vụ nhà hàng, khi mà tính ra, giá thành sản phẩm còn cao hơn mua rau bên ngoài? Tất cả vì muốn bảo vệ sức khoẻ cho khách hàng”, chị phân trần sau những tò mò, thắc mắc của tôi.

Bà chủ của những đam mê

Cái nắng tháng 3 như đổ lửa, nhưng bên trong "trang trại" rau sạch của chị vẫn mát dịu bởi hệ thống điều tiết nhiệt độ của mô hình. Dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vừa hướng dẫn chúng tôi tham quan trang trại chị vừa hào hứng chia sẻ: Đây là mô hình trồng rau, nuôi cá có tên gọi Aquaponics, được thiết kế theo hệ thống tuần hoàn khép kín, hoàn toàn sạch, không hề có phân bón, thuốc trừ sâu... Con cá sau khi ăn thức ăn sẽ cho ra chất thải. Nước thải sẽ được hút vào bể có chứa các vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ và chạy qua hệ thống lọc rồi được bơm lên các ống dẫn để nuôi rau. Cây rau hấp thụ dưỡng chất trong nước, sau đó lọc sạch nước và cung cấp ngược trở lại cho bể cá. Dòng nước được bơm đảo liên tục, tạo nên dòng tuần hoàn nuôi cá và nuôi rau trên cơ chế cộng sinh. 

Với diện tích 540 m2, chị trồng gần 20 loại rau cải để mỗi ngày cung cấp trên 50 kg cho nhà hàng. Nhìn những đám rau xanh mượt, không hề bị sâu rầy phá hoại như bên ngoài thật sự thấy nể nang và ngưỡng mộ ý tưởng kinh doanh của chị. Bên dưới hệ thống giàn rau là các bể cá to đùng. Xa xa vách bể đều có thiết kế những tấm kính trong suốt, có thể tận mắt nhìn được những chú cá điêu hồng, cá rô, cá phi... bơi lượn tung tăng. Chị cho biết, hiện trong 3 hồ có khoảng 3 tấn cá và chị cứ nuôi luân phiên để đảm bảo đủ cung cấp xuyên suốt cho nhà hàng. 

Mỗi ngày bà chủ nhà hàng đều dành ra ít thời gian kiểm tra, chăm sóc vườn rau sạch tâm huyết của mình.

Chị giãi bày: “Có người nói, làm cả hệ thống nhà hàng - khách sạn chưa đủ cực sao mà còn trồng thêm rau, ra chợ mua đại cho nó nhanh. Trồng vậy có thấy lời không? Tôi bảo, lời chứ sao không, lời sản phẩm sạch cung cấp cho nhà hàng”. Rồi chị trải lòng: “Rau ngoài chợ sản xuất đại trà, người ta dùng nhiều phân thuốc quá. Nhà hàng khách sạn mình ngoài tổ chức tiệc cưới, thường xuyên đón tiếp rất nhiều khách du lịch xuống tham quan Cà Mau - Đất Mũi, làm gì để có thể cung cấp món ăn đảm bảo an toàn sức khoẻ cho khách là điều tôi luôn trăn trở. Ngoài sức khoẻ còn quảng bá hình ảnh quê hương Cà Mau trong lòng du khách gần xa...”. Và chị tâm nguyện, phải nỗ lực hết mình trong điều kiện có thể để phục vụ sản phẩm sạch cho thực khách tại nhà hàng. Và cũng vì thế, ngoài đầu tư hệ thống rau sạch, chị còn trang bị máy làm bún sạch, tủ nướng bánh mì, tủ làm giá sạch... để tự chế biến các món hầu như luôn có mặt trong các bữa tiệc tại nhà hàng.

Tất bật điều khiển bao nhiêu công việc, cố gắng sắp xếp lắm chị mới cho tôi được cuộc hẹn. Ngồi miên man nghe chị kể câu chuyện cuộc đời mình, càng nghe càng bị cuốn hút và nể phục. Tôi nhận thấy, dường như cái máu kinh doanh trong chị có từ thuở thiếu thời.

Hồi còn ở quê nhà xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, mười mấy tuổi chị đã biết cắt rau muống, mua nước mắm, nước tương... chèo xuồng đi bán. Nhỏ hơn chút, những ngày ở với bà ngoại ngoài Cà Mau, 7-8 tuổi chị đã biết đội chuối luộc, các loại bánh đi bán giúp bà. 20 tuổi lập gia đình, chị tích góp mở tiệm tạp hoá. Cha mẹ không may lần lượt qua đời sớm, vậy là ngoài lo toan cuộc sống riêng, chị phải gánh lãnh trách nhiệm nuôi nấng, bảo bọc 5 đứa em. 

Nghĩ ngợi trăm đường, chị quyết đùm túm đàn em ra Cà Mau lập nghiệp. Từ cảnh một tay nách con chưa đầy 2 tuổi đứng bến tàu đón mua tôm, cá, tép và tất cả những gì ít vốn có thể bán được để kiếm đồng lời xoay xở trong những ngày chân ướt chân ráo ra Cà Mau, tới bán vật liệu xây dựng, làm tàu dầu và hiện là làm nhà hàng - khách sạn là cả một bước tiến dài đánh dấu sự nỗ lực vượt bật của chị. 

Nhưng có ai biết, bước đường gặt hái được thành quả trên, dường như ông trời luôn muốn thử thách người phụ nữ can trường này. 

Làm tàu dầu bị sự cố cháy nổ. Mua đất xây nhà hàng, tới ngày khai trương cũng bị cản trở kiện thưa. Làm hệ thống điện, máy lạnh trong nhà hàng cũng gặp sự cố từ phía đối tác và dính líu tới pháp luật. Ngay cả hợp đồng thi công làm hệ thống rau sạch cũng bị đối tác bẻ kèo và cuỗm mất một khoản tiền.  

Sau tất cả, những nỗ lực rồi cũng được đền bù. Giờ đây chị đã là một doanh nhân thành đạt.

“Họ thấy mình là phụ nữ, nghĩ là dễ chèn ép nên mới vậy”, chị lý giải. Rồi chị quả quyết: “Làm công việc nào cũng có trở ngại, khó khăn. Nhưng mình suy nghĩ, có làm mới có thành công, chứ cứ ngồi không mà sợ thì cả đời không làm được gì. Vì vậy, khi làm mình luôn chuẩn bị tâm thế đối mặt với thử thách. Làm tới đâu, xở gỡ tới đó”.

Luôn muốn thử sức mình, vì vậy mà có những công việc kinh doanh hoàn toàn ngẫu nhiên, chưa hề chủ động, cơ hội tới là làm. Đó là chuyện mở cửa hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của Cà Mau và doanh thu bộn trong mùa tết vừa qua. Rồi chuyện làm nhà trẻ. Thấy người ta kêu bán lại nhà trẻ cạnh khuôn viên đất mình, vậy là chị mua và tu sửa, củng cố lại đưa vào sử dụng. Đó là Trường Mần non tư thục Ánh Nguyệt (hẻm 221, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP Cà Mau). Năm học này vừa đưa vào sử dụng, trường cũng được phụ huynh tín nhiệm tuyển đạt chỉ tiêu 160 cháu. Đưa chúng tôi tham quan trường, chị giới thiệu việc trang bị cả hệ thống xử lý nước bằng tia cực tím để phục vụ việc tắm và uống của các bé. “Chúng tôi luôn chú trọng ăn uống, sinh hoạt, cố gắng đảm bảo an toàn sức khoẻ cho các bé. Làm rồi thấy cưng tụi nhỏ lắm”, nụ cười hạnh phúc nở trên môi, mắt của bà chủ “đa hệ thống” này. 

Trách nhiệm với cộng đồng

Khi có điều kiện, chị được bạn bè rủ và tham gia vào các tổ chức từ thiện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. "Tuy bận bịu không thường xuyên đi đến nhà các đối tượng cùng đoàn, nhưng chị rất nhiệt tình ủng hộ tiền bạc và sẵn sàng trưng dụng xe nhà hàng cho chị em đi. Đặc biệt, chị còn là chủ nhà hàng đầu tiên ở Cà Mau xây dựng được vườn rau sạch quy mô cung cấp cho nhà hàng. Và tới thời điểm này, hình như chưa nghe người thứ hai làm được vậy", chị Trương Kim Quyên là bạn bè, cũng là thành viên cùng Hội Nhân Tâm với chị, chia sẻ. Mỗi năm, chị đóng góp làm từ thiện qua Hội Nhân Tâm, qua CLB Nữ doanh nghiệp mà chị tham gia sinh hoạt, cùng với hỗ trợ địa phương, những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh tình cờ biết được với số tiền trên 50 triệu đồng. Chị trải lòng: “Mình cũng xuất thân từ nghèo khó, kém may mắn nên thông cảm lắm những cảnh đời khốn khó. Vì vậy, giúp được gì cho bà con thì mình không tính toán so đo”.

Nếu không được giới thiệu trước, tôi không tin người tiếp xúc với mình là bà chủ lớn, bởi chị rất giản dị trong ăn mặc, và lao động, đi đứng tất bật như một người bình dân bận rộn. Chị nói, mần cả đời chưa biết được giấc trưa. Cả đời cả gia đình cũng ít khi nào được ăn cơm chung. Biết làm sao, bởi chị quá đam mê công việc. Nhưng cái hay là, những công việc ấy đều chú trọng đến lợi ích cộng đồng.  

“Người ta là hoa của đất”, tôi mượn câu của người xưa để so sánh về chị. Quả vậy, chị cũng giống như một loài hoa, bằng một sức sống dẻo dai, bản lĩnh phi thường đã vươn lên từ mảnh đất khô cằn, khắc nghiệt để rồi âm thầm nở hoa, dâng tặng hương sắc cho cuộc đời.

Chị là Lê Ánh Nguyệt (sinh năm 1961), chủ Nhà hàng - Khách sạn Ánh Nguyệt khá nổi tiếng tại Cà Mau./.

Huyền Anh

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.