ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 13:15:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã Hưng Phú, huyện Phước Long: Nhiều cách làm hay trong hỗ trợ hộ nghèo

Báo Cà Mau

Nhiều năm qua, xã Hưng Phú (huyện Phước Long) đã quan tâm, triển khai thực hiện nhiều mô hình sinh kế, giảm nghèo nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Từ đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn xã, đồng thời thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương.

Cán bộ xã Hưng Phú và Ban Dân chính ấp Tường Tư đến tham quan mô hình chăn nuôi của ông Lê Văn Hoàng (bìa phải).

Đồng hành cùng hộ nghèo

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xã Hưng Phú đã đề ra nhiều giải pháp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo… Hằng năm, các ấp trên địa bàn xã đều tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, phân tích nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh khó khăn của các nhóm đối tượng, từ đó đề ra những giải pháp và chính sách hỗ trợ sát thực, phù hợp, hiệu quả. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo với hình thức và nội dung ngày càng phong phú, nhằm nâng cao nhận thức, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại và phát huy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân.

Đảng ủy, UBND xã cũng thực hiện việc lồng ghép đầu tư sử dụng hiệu quả các nguồn vốn như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình vay vốn ưu đãi… nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, địa phương đã huy động mọi nguồn lực đầu tư, kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tập trung hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo về các chỉ tiêu thiếu hụt như nhà ở, thông tin… Cùng với đó, thực hiện các chính sách, dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo như hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo; hỗ trợ giáo dục; ưu đãi cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ phát triển sản xuất… Trong đó, mô hình hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trồng màu được nhiều hộ dân đánh giá là sát thực tế, phù hợp với điều kiện của nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn xã.

Xét thấy hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Ngọc Lam (ấp Mỹ Phú Đông) còn nhiều khó khăn, đầu năm 2024, Đảng ủy, UBND xã Hưng Phú đã hỗ trợ gia đình chị 28 triệu đồng để mua cặp trâu giống. Đồng thời, tạo điều kiện cho chị tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chị Lam chia sẻ: “Nhờ chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện cho vay vốn phát triển chăn nuôi, sản xuất, định hướng làm ăn… mà giờ đây đời sống kinh tế gia đình tôi đã ổn định hơn trước rất nhiều, các con tôi không còn nguy cơ bị bỏ học giữa chừng”.

Cùng với việc tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, xã Hưng Phú còn đặc biệt quan tâm đến việc ổn định chỗ ở cho các hộ gia đình còn nhiều khó khăn. Tính từ năm 2019 đến nay, xã đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 212 căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết… Với sự đầu tư của Nhà nước và hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, các ngành, đoàn thể cũng như quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân, tỷ lệ hộ nghèo của xã Hưng Phú đều giảm qua từng năm. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 1,49% (kể cả hộ nghèo và cận nghèo).

Chị Nguyễn Thị Ngọc Lam chăm sóc đàn vật nuôi của gia đình. Ảnh: C.L

Nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh

Để đạt hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo bền vững, xã Hưng Phú đã chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Các tổ chức, đoàn thể nâng cao vai trò trong xây dựng NTM, gắn với thực hiện công tác giảm nghèo. Song song đó, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể như: xây dựng các mô hình sinh kế, hỗ trợ vốn, kiến thức sản xuất…; hoặc nhận hỗ trợ, đỡ đầu đối với các hộ không còn sức lao động, bệnh tật hoặc người già neo đơn. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, xã khuyến khích, vận động bà con chuyển đổi cây trồng - vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu thị trường...

Ông Lê Văn Hoàng (ấp Tường Tư) phấn khởi nói: “Sức khỏe yếu lại không có đồng vốn, nên vợ chồng tôi dù muốn mua bán hay chăn nuôi, trồng trọt cũng không thể thực hiện được. May nhờ chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ vốn, con giống mà kinh tế gia đình tôi dần ổn định”.

Việc lồng ghép thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thời gian qua cơ bản đã chuyển đổi được nếp nghĩ, cách làm trong một bộ phận người dân. Cụ thể như, nhiều hộ chuyển từ canh tác truyền thống manh mún, nhỏ lẻ, thủ công sang áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mạnh dạn sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần… Nếu năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ đạt hơn 50 triệu đồng/năm, thì nay đã tăng lên hơn 80 triệu đồng/người/năm.

Song song với việc hỗ trợ sinh kế, nâng cao thu nhập, xã Hưng Phú cũng rất quan tâm đến việc hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Xã chỉ đạo các xóm, ấp tiếp tục thực hiện “cứng hóa” giao thông nông thôn, mở rộng các trục đường, đảm bảo giao thông thông suốt; thường xuyên tu sửa, nạo vét hệ thống kênh mương, điều hành nước hợp lý, đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp.

“Qua thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, đời sống người dân xã Hưng Phú từng bước được cải thiện. Hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm cả về vật chất và tinh thần; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Trạm y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân... Với sự nỗ lực khắc phục khó khăn của cấp ủy, chính quyền cùng sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, công tác giảm nghèo bền vững ở Hưng Phú từng bước chuyển biến tích cực”, Chủ tịch UBND xã Hưng Phú - Phùng Văn Đăng, cho biết.

Chí Linh

Cà Mau ra quân truyền thông BHXH, BHYT đợt 3 năm 2025

Sáng 15/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động ra quân truyền thông cao điểm đợt 3 năm 2025.

Gắn đào tạo với thực tiễn

Nắm bắt xu hướng đào tạo hiện đại của nhiều trường hiện nay là gắn chương trình đào tạo với thực tiễn doanh nghiệp, thời gian qua, Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau (Phân hiệu) đã tích cực đẩy mạnh hoạt động mở rộng kết nối, hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Từ đó, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, từng bước làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập.

Nối dài cánh tay an sinh

Hình ảnh những nhân viên thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến từng hộ dân, tận tình giải thích chính sách, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục tham gia bảo hiểm đã trở nên quen thuộc. Với tinh thần trách nhiệm cao, họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ thu phí, mà còn là những "cánh tay nối dài" đưa chính sách an sinh nhân văn của Nhà nước đến với người dân.

Cà Mau tăng kết nối đào tạo nghề và doanh nghiệp

Đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động là ưu tiên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Cà Mau, nhằm nâng cao tay nghề học viên và mở rộng cơ hội việc làm, góp phần cân bằng cung – cầu lao động địa phương.

Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học tại Trường Đại học Bạc Liêu

Trường Đại học Bạc Liêu (thuộc UBND tỉnh Cà Mau) vừa tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo”.

Tăng cường quản lý, mở rộng mạng lưới thu BHXH, BHYT

Phát biểu kết luận tại Hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, diễn ra sáng 10/7, ông Lê Hùng Cường, Phó Giám đốc BHXH Khu vực XXXII nhấn mạnh: “Công tác truyền thông phải chủ động, tiếp cận từng hộ dân, khu dân cư, nhất là nơi có tỷ lệ tham gia thấp, để chính sách bảo hiểm thực sự đến với người dân, không dừng lại trên giấy”.

Trụ cột vững chắc cho tương lai người lao động

Không ai có thể dự đoán ngày mai sẽ xảy ra điều gì. Nhưng với bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động có thể yên tâm rằng dù có biến cố nào xảy ra, họ vẫn có một “tấm khiên” vững vàng che chở cho tương lai của mình.

Bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sáng 9/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau phối hợp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề “Tăng cường nhận thức và kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” dành cho cán bộ, giảng viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sinh viên Hàn Quốc giao lưu, hỗ trợ CNTT tại Trường Đại học Bạc Liêu.

Từ ngày 7-20/7, nhóm sinh viên Hàn Quốc đã đến Trường Đại học Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau) làm việc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc với sinh viên địa phương.

Đẩy mạnh đào tạo, đưa người lao động đi nước ngoài làm việc

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã và đang được xác định là hướng đi chiến lược. Bởi không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn cải thiện đời sống người dân ở các địa phương trong tỉnh.