ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 21:19:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xóm hầm than vào Tết

Báo Cà Mau (CMO) Làn khói trắng hoà trong ánh nắng ban mai tạo ra bức tranh ấm áp của những ngày giáp Tết. Năm nay, người dân ở xóm hầm than Ấp 21, xã Khánh Thuận, huyện U Minh đón năm mới trong tâm thế sung túc và phấn khởi hơn.

Được gọi là xóm hầm than vì Ấp 21, xã Khánh Thuận có 161 hộ mà đến 145 hộ kiếm sống bằng việc hầm than. Mặc dù đây chỉ là nghề phụ nhưng góp phần rất lớn trong việc duy trì và ổn định cuộc sống của 44 hộ dân không "cục đất cắm dùi" dưới tán rừng tràm.

Cuộc sống khấm khá  

Cách đây vài tháng, muốn đến Ấp 21 phải phụ thuộc vào chiếc phà nhỏ vì cầu Kinh 18 đang sửa chữa thì giờ đây cây cầu ấy đã được nâng cấp, tạo điều kiện giao thương thuận tiện. Điều này cũng là chất xúc tác, tạo nên niềm hân hoan đón năm mới của bà con xứ rừng.

Đang sơn cánh cửa trước của căn nhà vừa mới xây, gương mặt anh Trịnh Minh Cảnh, 38 tuổi, Ấp 21, không giấu được niềm vui. Anh nói: “Bao năm qua gắn bó với căn nhà tạm bợ, mùa nắng thì nóng bức, mùa mưa thì dột nát khiến gia đình tôi sống trong nỗi thấp thỏm vì nhà có thể đổ sập bất kỳ lúc nào. Nhưng từ đây trở về sau, nỗi lo đó đã tan biến”.

Căn nhà vừa mới xây xong trị giá trên 70 triệu đồng nhờ tiền hỗ trợ của Nhà nước 10 triệu đồng cấp cho những hộ thuộc diện hộ nghèo và 25 triệu đồng tiền vay Ngân hàng Chính sách - Xã hội. Thêm vào đó là nhờ nguồn vốn tích cóp và sự giúp đỡ của anh em thân tộc nên ước mơ của anh Cảnh đã trở thành hiện thực.

Anh Cảnh chia sẻ: "Ông bà thường chỉ dạy “an cư, lạc nghiệp”. Từ đây về sau, bằng sức vóc và sự nỗ lực của mình, tôi quyết tâm chí thú làm ăn, thoát nghèo bền vững".

Hơn nửa đời người gắn bó dưới tán rừng tràm nhưng không có một tấc đất, buộc lòng gia đình bà Trương Thị Điểu phải làm mướn quanh năm và nguồn thu chính là việc mót đọt cây keo lai, nhánh tràm để hầm than.

Bà Trương Thị Điểu có nguồn thu chính từ việc mót đọt cây keo lai, nhánh tràm để hầm than.

Bà Điểu nói: "Tôi có tới 8 đứa con nên khi mới về đây định cư, cuộc sống rất vất vả. Dần dần tụi nó khôn lớn và đi làm ăn xa nên tôi cũng đỡ cực phần nào. Tết này, vợ chồng già không mong gì hơn là con cái quy tụ về nhà để cùng nhau ăn tất niên. Nhưng do phải bươn chải với cuộc sống và bận bịu gia đình riêng nên không biết tụi nó có nhín ít thời gian để về thăm cha mẹ hay không".

Bà Điểu nhìn xa xăm khi nhắc về các con. Tấm lòng cha mẹ mênh mông nhưng mấy ai cảm thấu hết, nó giống như làn khói trắng bay lên từ ụ than của bà rồi hoà vào nắng, gió mà bay khắp muôn phương. Bà Điểu tâm sự: "Nếu tụi nhỏ không về quê, chắc hai ông bà già không sắm sửa đồ dùng hay mua thịt, bánh gì nhiều. Tầm 29, 30 Tết, tôi đón ghe hàng mua cho đủ chưng mâm quả thôi".

Nhưng có lẽ hơn ai hết, bà luôn thầm mong sẽ có một ngày, 8 đứa con xôm tụ trở về nhà để kể cho nhau nghe những vui, buồn trong khoảng thời gian tha phương cầu thực.

Tết đoàn viên

Là vùng đất khó và có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, nhì tỉnh nên cũng chẳng có gì làm lạ khi nhiều người dân ở xã Khánh Thuận quyết định không gắn bó với rừng. Nên khi xuân về, nhà nhà nô nức đón những đứa con xa xứ trở về. May mắn hơn bà Điểu, các con của cụ bà Nguyễn Thị Ngọc Hân đều về nhà dịp Tết này. Gương mặt tươi tắn, hồng hào của bà phần nào thể hiện cuộc sống an lạc, ấm no của người dân U Minh Hạ.

Cụ bà Nguyễn Thị Ngọc Hân trang hoàng nhà cửa chuẩn bị đón con cháu về vui Tết.

Bà Hân nói: "Năm nay có nhiều biến động, nhưng chung quy lại là may mắn, trong đó có việc bão số 16 không đổ bộ vào đất liền nên tôi quyết tâm ăn Tết lớn. Thông thường, sau khi đưa rước ông bà và quét dọn nhà cửa xong thì gia đình tôi tập trung lại nướng bánh khéo. Làm bánh tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh, cũng là dịp để các thành viên trong gia đình vui vẻ, chuyện trò với nhau".

Trong vườn sau nhà, vợ chồng bà Hân trồng rất nhiều cây trái và nuôi nhiều heo, gà. Bà nói, mấy đứa cháu nội, ngoại về đây là khoái lắm. Không khí ở đây thoáng đãng, trong lành chớ không ồn ào, khói bụi như thành phố. Vì thế, việc vui chơi, ăn uống thì mặc sức thoả thích vì heo, gà, vịt luôn có sẵn trong chuồng.

Bà Hân và chồng đều là cựu chiến binh. Sau khi xuất ngũ, ông bà không quản gian khó tự tay tạo nên cơ nghiệp và nuôi con ăn học thành tài. Điều bà Hân mãn nguyện nhất trong suốt cuộc đời không phải là điền sản và tiền bạc đang sở hữu mà đó là sự hiếu thuận của con cháu. Cũng chính điều đó nên cụ bà 84 tuổi luôn vui vẻ và hạnh phúc.

Tiễn chúng tôi ra về, cụ bà không quên nhắc, 5 giờ chiều nay đội tuyển bóng đá Việt Nam có trận đấu hay, con nhớ đón xem nhé. Thật sự ngạc nhiên, tôi hỏi: “Bà cũng mê bóng đá nữa sao?”. Bà Hân phấn khởi nói, miễn trận nào có đội bóng Việt Nam là bà coi hết. Nhưng chợt nhớ ra điều gì, cụ bà 84 tuổi vội chạy theo tôi, nói vọng: “Chiều nay 3 giờ, không phải 5 giờ nghen con!”.

Thiệt tình, từ trước đến nay, phận nữ nhi như tôi không có đam mê và quan tâm tới môn bóng đá nên tôi rất bất ngờ với đam mê của bà. Năm nay, đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam đã thắng lớn, bà ăn Tết lớn nhé./.

Ông Nguyễn Thanh Tần, Trưởng Ấp 21, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, cho biết, trước đây Ấp 21 có 87,3 ha đất sản xuất nông nghiệp. Nhưng thời tiết bất lợi, cây lúa liên tục bị chết úng nên dân chuyển sang trồng rừng và làm các nghề phụ khác. Do thời gian gần đây thanh niên ở xứ này lên các tỉnh trên lập nghiệp nhiều nên cuộc sống của họ giảm bớt khó khăn. Và năm nay rất nhiều căn nhà mới được xây cất, hiện nay chỉ còn 7% nhà tạm bợ.

Phùng Ngọc Trầm 

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.