ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 16:27:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xử lý nghiêm hành vi tận diệt cá non

Báo Cà Mau Hiện đang bước vào mùa mưa, là điều kiện để các loài cá sinh trưởng và phát triển. Lợi dụng điều đó, nhiều hộ dân khai thác theo nhiều hình thức để bán nhằm trục lợi cá nhân. Thời gian qua, nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán cá non, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nội đồng, ngành chức năng đã tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết, để công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi giống thuỷ sản tự nhiên đạt hiệu quả hơn, Sở NN&PTNT đã có công văn gửi UBND các huyện, TP Cà Mau chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, đơn vị chức năng thuộc huyện phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển NLTS. Ðồng thời, chỉ đạo UBND cấp xã quản lý tốt hoạt động khai thác nguồn lợi giống thuỷ sản tự nhiên ở các cửa sông, vùng ven biển, nội đồng trên địa bàn quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Vận động, khuyến khích người dân không khai thác, vận chuyển, mua bán các loài cá non từ tự nhiên; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 132/KH-UBND, ngày 3/6/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện năm tăng cường, thực hiện hiệu quả đồng quản lý trong bảo vệ NLTS năm 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau tại địa phương”.

Hiện vẫn còn tình trạng mua bán cá non tại một số điểm chợ. (Ảnh chụp tại chợ Phường 4, TP Cà Mau, ngày 18/7/2024). Ảnh: HOÀNG VŨ

Trong đó, quán triệt và thực hiện nghiêm quy định về hành vi khai thác cá non theo quy định tại Ðiều 6 Nghị định số 38/2024/NÐ-CP, ngày 5/4/2024 của Chính phủ, quy định xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản. Cụ thể, phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thuỷ sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau: Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện cản trở hành lang di chuyển của loài thuỷ sản khi khai thác thuỷ sản bằng nghề cố định ở sông, hồ, đầm, phá hoặc sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện cản trở đường di cư tự nhiên của loài thuỷ sản; Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện huỷ hoại NLTS hoặc hệ sinh thái thuỷ sinh hoặc khu vực thuỷ sản tập trung sinh sản hoặc khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống, hoặc sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện phá hoại nơi cư trú của loài thuỷ sản thuộc Danh mục loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ...

“Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung, là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm”, ông Bằng cho biết thêm.

Về hành vi mua bán cá non, tại Khoản 1 Ðiều 41 Nghị định số 38/2024/NÐ-CP, ngày 5/4/2024 của Chính phủ, chỉ quy định phạt tiền đối với hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép thuỷ sản, sản phẩm và bộ phận của loài thuỷ sản có tên trong Nhóm II Danh mục loài thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm mà không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hoặc thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản và bộ phận của loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Phụ lục II, Phụ lục III CITES không có nguồn gốc hợp pháp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sau khi có công văn của Sở NN&PTNT, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã gấp rút triển khai thực hiện nhằm tuyên truyền rộng rãi đến từng hộ dân nắm để chấp hành theo quy định.

Cần ngăn chặn triệt để những hành vi làm thiệt hại nguồn lợi cá non.

Tại huyện U Minh, bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện U Minh, cho biết: “Mục tiêu của huyện không chỉ hướng đến nâng cao nguồn lợi cá đồng, bảo vệ nguồn gen mà còn đưa cá đồng thành thế mạnh của huyện U Minh. Thực hiện văn bản chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT huyện U Minh đã triển khai, phối hợp với các đơn vị có liên quan, các địa phương có diện tích nuôi cá đồng đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ và phát triển NLTS nội đồng; nhất là các hộ dùng lú, lọp, vó... để bắt cá. Ðồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm nhằm siết chặt hoạt động thu gom, mua bán cá non trên địa bàn huyện. Ðặc biệt, khuyến khích người dân tố cáo những hành vi làm thiệt hại nguồn lợi cá non trên địa bàn huyện”.

Quy định, chế tài đã có nhưng các địa phương chỉ mới dừng lại ở khâu tuyên truyền, vận động. Ðể ngăn chặn ngay tình trạng khai thác, mua bán cá non, săn bắt cá với các hình thức tận diệt, thiết nghĩ các địa phương cần áp dụng các biện pháp chế tài đủ mạnh để tạo sức răn đe trong dân./.

 

Kim Cương

 

Bể cá mini giá rẻ Bể cá mini giá diệt côn trùng

Tăng cường tái tạo nguồn lợi thuỷ sản

Nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, UBND TP Cà Mau chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với các xã, phường trên địa bàn tổ chức thả cá giống tái tạo NLTS năm 2024.

Kiên quyết ngăn chặn tàu vi phạm vùng biển nước ngoài

Thời gian qua, xã Khánh Hội, huyện U Minh, thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiên quyết ngăn chặn tình trạng tàu cá ngư dân trên địa bàn khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài (VBNN). Trong đó, đẩy mạnh số hoá từng phương tiện thuộc nhóm nguy cơ cao; thực hiện hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá, kể cả tàu cá “3 không”, tàu hết hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép. Ðồng thời, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm hình sự, vi phạm hành chính liên quan đến IUU, góp phần gỡ cảnh báo thẻ vàng của EC.

Nguồn lợi thuỷ sản được khôi phục

Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định về nghiêm cấm sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ và ngành nghề khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ, hải sản; các ngành, các cấp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi tập trung nhiều biện pháp, đạt kết quả tích cực.

Chống khai thác IUU từ sự đồng thuận của ngư dân

Thị trấn biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, đang tập trung quyết liệt cho các đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Ông Nguyễn Văn Giang, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, khẳng định: “Công tác chống khai thác IUU phải được làm từ sớm, từ bờ và cần sự đồng thuận của ngư dân. Kiên quyết phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, tổ chức ký cam kết không vi phạm khai thác IUU”.

Cả hệ thống chính trị thực hiện Chỉ thị 17

Ðến nay, các huyện, TP Cà Mau và đơn vị có liên quan đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17), về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 15/11/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác NLTS có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh. Qua đó cho thấy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong triển khai, thực hiện chủ trương này.

Lan toả phong trào bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thuỷ sản

“Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả tích cực ban đầu, tạo thành phong trào và nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, trách nhiệm toàn dân trong chống khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đánh giá qua thời gian thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17-CT/TU, ngày 26/2/2024, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền mạnh, quản lý chặt

Thiếu tá Nguyễn Văn Lượm, Ðồn trưởng Ðồn biên phòng (ÐBP) Khánh Tiến, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, cho biết: “Xác định công tác chống khai thác IUU là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần cùng với địa phương và cả nước từng bước tiến tới gỡ thẻ vàng của EC, thời gian qua, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhất là việc đẩy mạnh tuyên truyền các quy định trong chống khai thác IUU. Ðặc biệt là trong thời gian gần đây, đơn vị còn đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 04, ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển thuỷ sản trái phép”.

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Khai thác đi đôi với bảo tồn

Từ tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cho đến thành lập tổ quản lý cộng đồng, tổ chức phát động phong trào thi đua ở cả 3 cấp, tiến hành các hoạt động bảo tồn khôi phục nguồn lợi cá đồng... đó là hàng loạt giải pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản (KTTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Cùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, các ngành, đơn vị, địa phương chức năng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh khá chặt chẽ, đạt kết quả khả quan.