ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 8-5-25 03:39:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xuân trên đất anh hùng

Báo Cà Mau (CMO) Sau ngày giải phóng, chuyện về đầu não kháng chiến tại Cà Mau, căn cứ Tỉnh uỷ Cà Mau tại Xẻo Ðước tồn tại 15 năm ngay trong tầm đạn giặc mà vẫn tuyệt đối bí mật, tuyệt đối an toàn, đã trở thành huyền thoại độc nhất vô nhị.

Ông Sáu Nhờ (Huỳnh Văn Nhờ, ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân) hồi nhớ: “Xung quanh căn cứ Tỉnh uỷ có rất nhiều đồn giặc, như Bà Kẹo, Thọ Mai, Bà Ký, Vàm Ðình, Giáp Nước. Có đồn cách căn cứ chỉ vài cây số nên cứ nằm hết trong tầm đạn giặc. Nhưng từ năm 1960 đến khi giải phóng, căn cứ vẫn an toàn, bí mật. Chính từ mảnh đất này, các thời kỳ lãnh đạo Tỉnh uỷ Cà Mau đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ kiên trung, anh dũng và đưa quê hương Cà Mau tới ngày hoà bình, thống nhất”.

Huyền thoại độc nhất ở Cà Mau

Phú Mỹ giờ là xã nông thôn mới. Bí thư Ðảng uỷ xã Phú Mỹ Nguyễn Minh Hải thông tin: “Nhân dân Phú Mỹ trọn lòng tin với Ðảng, với Bác Hồ, với sự nghiệp cách mạng. Ðặc biệt bà con tại ấp Xẻo Ðước đã đùm bọc, cưu mang, che chở, nuôi dưỡng Khu Căn cứ Tỉnh uỷ suốt 15 năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Căn cứ có an toàn, lãnh đạo Tỉnh uỷ và các cơ quan kháng chiến có an toàn thì mới có được ngày toàn thắng”.

Tượng đài Khu Căn cứ Tỉnh uỷ Xẻo Ðước.  Ảnh: HUỲNH LÂM

Ông Sáu Nhờ kể lại: “Lúc mới về đây, các đồng chí ở cơ quan Tỉnh uỷ chưa xây cất căn cứ liền, mà phải tá túc trong nhà dân”. Hầu hết nhà dân ở ấp Xẻo Ðước đều xây hầm bí mật để nuôi chứa cán bộ. Năm 1964, khu căn cứ với sự giúp sức của Nhân dân Xẻo Ðước được xây dựng bằng lá dừa nước ở đầm Thị Tường và cây gỗ địa phương. Một trong những vấn đề sống còn của căn cứ là việc phòng gian, bảo mật. Bởi chỉ cần một sơ hở nhỏ, đạn pháo của kẻ thù sẽ chụm lại tiêu diệt đầu não kháng chiến của ta.

Ông Nguyễn Văn Một, nhân chứng về quá trình hình thành, tồn tại của căn cứ Tỉnh uỷ tại Xẻo Ðước, cho biết: “Tụi giặc nó đánh hơi, lùng sục. Ðôi khi máy bay giặc đổ quân về còn đạn là bắn xối xả vào đây. Có lúc sát căn cứ, bà con và cán bộ sợ bị lộ, nhưng không, nó bắn càn, bắn đại cho hết đạn rồi đi”. Dân Xẻo Ðước thực hiện “3 không” từ già tới trẻ: không nói, không nghe, không thấy. Ðặc biệt, với những người lạ mặt xuất hiện, đội bảo vệ căn cứ và bà con tìm mọi cách tiếp cận, ngăn chặn, không để lọt vào căn cứ dù chỉ là một con ruồi lạ.

Căn cứ Tỉnh uỷ Xẻo Ðước sống giữa lòng dân. Nhiều người dân Xẻo Ðước hoạt động hợp pháp để mua về các nhu yếu phẩm, thuốc men phục vụ cách mạng. Còn đầm Thị Tường là bà mẹ hào phóng cá tôm, nuôi dưỡng và chở che cho căn cứ an toàn suốt 15 năm chiến tranh ác liệt. Ông Sáu Nhờ khều nhẹ vai chúng tôi rồi nói: “Cá ở đầm Thị Tường hồi đó nhiều và ngon nhất Cà Mau. Ði chài một hồi là cá chở chìm xuồng luôn. Hồi đó có thằng giặc ác ôn, nghe nói cá đầm Thị Tường nhiều nó đâu tin, lội xuống, khi lên mất luôn cái quần vì… cá rỉa”.

Giáo dục truyền thống tại nhà trưng bày Khu Căn cứ Tỉnh uỷ Xẻo Ðước. Ảnh: Q.B

Xuân mới thắm tươi

Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ Phạm Triều Thẳng thông tin: “Phú Mỹ đã là xã nông thôn mới (NTM) từ năm 2017, hiện đang rốt ráo để tiến đến xã NTM nâng cao”. Riêng ấp Xẻo Ðước đã xoá trắng hộ nghèo, trong đó có hàng chục hộ thuộc diện chính sách, có công với cách mạng. Theo ông Thẳng, bà con Xẻo Ðước không chỉ kiên trung, anh dũng trong kháng chiến, mà trong thời bình cũng chí thú làm ăn, nhiều hộ thuộc diện khá, giàu.

Ðường về Khu Căn cứ Tỉnh uỷ Xẻo Ðước. Ảnh: Q.B

Ông Nguyễn Văn Thắng, dân cố cựu của Xẻo Ðước, khẳng định: “Nhiều đời nhà tôi sống ven đầm Thị Tường, không nơi đâu bằng xứ sở mình”. Ông Thắng kể thêm về chi tiết thú vị: “Hồi căn cứ thời chiến, mấy anh cán bộ giấu cái ăng-ten PRC 25 dựng đứng theo đọt dừa, tụi giặc thấy dừa gì mà đọt cao quá, nhưng không ngờ là ăng-ten thông tin của ta. Phải nói mấy anh của mình giỏi thật”. Rồi tới chuyện dân Phú Mỹ dùng ong vò vẽ đánh giặc. Ðầu tiên phải lấy ổ ong non về, đặt ngay lối mòn hay hành quân của tụi giặc. Cử một người mặc áo của bên mình cho ong ăn cá, một người khác mặc “rằn ri”, cứ đi qua là chọi đất phá ổ. Riết rồi quen, ong thấy cán bộ mình thì hiền khô, còn thấy bóng dáng tụi giặc là túa ra đánh trả thù. Tụi giặc khiếp vía, việc càn quét, bắt bớ cũng giảm hẳn.

Nghe thông tin đoàn Tỉnh uỷ về thăm vào độ 24 tháng Chạp tới, bà con mong ngóng. Việc về nguồn, thăm hỏi và tặng quà người dân vùng căn cứ Xẻo Ðước đã trở thành nét đẹp thông lệ của Tỉnh uỷ Cà Mau xuyên suốt từ ngày giải phóng đến nay. Nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo tỉnh Minh Hải cũ và Cà Mau đã hoạt động, trưởng thành, ăn con cá đầm Thị Tường, ăn chén cơm của dân Xẻo Ðước. Ân nghĩa sắt son, bền chặt. Có cái hay là người dân Xẻo Ðước chẳng bao giờ kể công, chẳng bao giờ đòi hỏi quà cáp. Bà con đã truyền đời nhau tinh thần xả thân vì cách mạng. Chỉ khi đoàn của Tỉnh uỷ về, bà con mới thấy thực sự là Tết về.

Xuân năm nay trên đất anh hùng Phú Mỹ, những câu chuyện về huyền thoại căn cứ Tỉnh uỷ Xẻo Ðước vẫn tươi mới, vẹn nguyên như vừa mới hôm qua. Ngọn gió đầm đã đượm mùi Tết, bà con đang mong chờ cán bộ, lãnh đạo Tỉnh uỷ về thăm để chung vui với người dân những thành quả ngọt ngào của cách mạng. Từ bưng biền, rừng rú, bom đạn, nay vùng đất căn cứ đã hồi sinh trở thành xã NTM, người dân phấn chấn làm giàu trên mảnh đất xứ sở. Có điều gì kỳ diệu cho bằng, đẹp tươi hơn thế!./.

 

Phạm Quốc Rin

 

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.