ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 19:29:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Yêu màu áo lính

Báo Cà Mau

Nguyễn Lê Tiến sinh năm 2001, quê tỉnh Long An, hội viên Chi hội Nhiếp ảnh, Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh Long An.

Từ nhỏ đã mê hình ảnh đẹp về quê hương, Nguyễn Lê Tiến hay cắt những tấm ảnh chụp phong cảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh từ lịch treo tường để dành ngắm nghía. Năm học lớp 10, khi được ba mẹ tặng chiếc điện thoại Samsung Galaxy S3, hành trình chụp ảnh của anh bắt đầu. Cứ tan học, anh lại lang thang loanh quanh trong huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An kiên trì chụp nhiều ảnh sông nước, làng quê... lấy đó làm niềm vui trong cuộc sống, thư giãn.

Khi các nhóm Facebook nhiếp ảnh phát triển, anh thường đăng ảnh để mọi người góp ý giúp; chịu khó tìm hiểu kiến thức nhiếp ảnh, tự mày mò thêm qua YouTube; xem các nhận xét và xem ảnh triển lãm của các cô, chú trên mạng xã hội... để học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm.

Năm học lớp 12, thấy cậu học trò yêu thích nhiếp ảnh, thầy giáo chủ nhiệm đã bán máy ảnh Sony DSC H300 với giá rẻ và cho anh góp mỗi tuần 100 ngàn đồng. Nhờ đó, anh mới sở hữu được chiếc máy ảnh đầu tiên, chụp nhiều hơn cho đến khi lên đại học.

“Nhiếp ảnh đã thay đổi cuộc sống của tôi rất nhiều. Khi học đại học, trong môi trường năng động và sáng tạo, nhiếp ảnh giúp tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều người, kết nối bạn bè; từ đó có thêm nhiều mối quan hệ xã hội và có được công việc hiện tại”, tay máy trẻ Nguyễn Lê Tiến chia sẻ.

Sinh ra ở làng quê yên bình nơi vùng biên giới Long An, tuổi thơ của anh cũng như bao đứa trẻ khác, gắn liền với con sông, bờ tràm, đồng lúa. Những ký ức về miền Tây tươi đẹp luôn hiện hữu trong tâm hồn anh, trên hành trình phấn đấu, học tập, rèn luyện, làm việc hiện tại, với cảnh chài lưới trên sông quê, người dân lam lũ trong màn mưa trắng đồng, thu hoạch hẹ nước, gieo mạ mùa cấy, trúng mùa khóm...

Sau này, khi tốt nghiệp Ðại học Luật TP Hồ Chí Minh, rồi theo học khoá đào tạo sĩ quan dự bị, không chỉ được rèn luyện, học tập kiến thức quân sự, anh còn được nuôi dưỡng tình yêu dành cho màu áo lính.

Từ đó, anh có thêm đề tài tâm đắc về người lính trên thao trường, các hoạt động huấn luyện: Lữ đoàn 25 với hình ảnh phà PMP chở phương tiện vượt sông, ghìm phà sau hạ thuỷ, lắp ghép - liên kết các đốt phao, chỉ huy rời phà...; Hội thi bắn đạn thật Lực lượng Phòng không lục quân - Phòng không Nhân dân... Ngoài ra, anh còn có các tác phẩm thú vị về lực lượng kiểm lâm là “cha nuôi” của rùa biển ở Vườn Quốc gia Côn Ðảo, nơi được sách kỷ lục quốc gia ghi nhận thả rùa con về biển nhiều nhất...

Tới đây, anh cho biết sẽ sáng tác nhiều hơn, đưa nhiều hình ảnh đẹp về người lính đến gần hơn với người dân.

Lính công binh huấn luyện vượt sông.Lính công binh huấn luyện vượt sông.

 

Say sưa luyện tập.Say sưa luyện tập.

 

Vận chuyển mạ non.Vận chuyển mạ non.

 

Ngày mưa.

Ngày mưa.

 

Vĩnh Xuân giới thiệu

 

Địa chỉ đặt áo đồng phục cao cấp

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.