ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:40:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Cạn đìa mới biết lóc, trê”

Báo Cà Mau Tôi đã chụp ảnh cho chị Phan Thị Huờn hai lần, giữa hai lần chụp ấy là 49 năm (1966-2015). Chụp lần đầu trong một hoàn cảnh ngẫu nhiên, bất ngờ, mà nhân vật chính để chúng tôi đến đây tìm là ông Nguyễn Văn Cương, 62 tuổi, ở kinh Nước Phèn, xã Khánh Bình Ðông. Ông Cương đã bị giặc bắn chết trong căn nhà của mình, cả căn nhà và ông đều cháy chung đám lửa do địch gây ra. Khi chúng tôi tới nơi thì sự việc này đã sang ngày thứ tư rồi. Tôi xin mở ngoặt nói rõ hơn về mục đích chuyến đi này: Ðúng vào thời điểm ở nước Pháp đang lập ra phiên toà xét xử tội phạm chiến tranh ở Việt Nam do ông Rút-Sen đề xuất.

Tôi đã chụp ảnh cho chị Phan Thị Huờn hai lần, giữa hai lần chụp ấy là 49 năm (1966-2015). Chụp lần đầu trong một hoàn cảnh ngẫu nhiên, bất  ngờ, mà nhân vật chính để chúng tôi đến đây tìm là ông Nguyễn Văn Cương, 62 tuổi, ở kinh Nước Phèn, xã Khánh Bình Ðông. Ông Cương đã bị giặc bắn chết trong căn nhà của mình, cả căn nhà và ông đều cháy chung đám lửa do địch gây ra. Khi chúng tôi tới nơi thì sự việc này đã sang ngày thứ tư rồi. Tôi xin mở ngoặt nói rõ hơn về mục đích chuyến đi này: Ðúng vào thời điểm ở nước Pháp đang lập ra phiên toà xét xử tội phạm chiến tranh ở Việt Nam do ông Rút-Sen đề xuất.

Ðể giúp cho phiên toà đó có thêm tư liệu xét xử, nên khi được tin địch mở cuộc càn quét lớn đánh vào xã Khánh Bình và các vùng chung quanh, Ban Tuyên huấn tỉnh Cà Mau phân công tôi và anh Ba Sơn, cán bộ tuyên truyền của ban, xuống ngay địa bàn nói trên xem có gì chụp được thì chụp, có tài liệu gì cần phục vụ cho yêu cầu này cũng nên. Chúng tôi phải chèo xuồng cả đêm từ rừng đước Năm Căn lên, nhưng đến nơi thì mọi việc đã muộn màng. Ðang ngồi trên nhà tiếp xúc với một số bà con, tìm hiểu thêm về cuộc càn vừa rồi thì dưới kinh có hai cô gái bơi xuồng qua. Từ nhà nhìn xuống bị phân cách cái sân rộng trên 40 m. Cô gái ngồi trước đội nón lá, còn có thêm chiếc khăn rằn trên nón, choàng buộc qua dưới cằm. Khi xuồng bơi vừa qua khỏi sân thì người ngồi trước ngoảnh nhìn lại. Tuy bị che chắn nhiều lớp, phần mặt còn lại rất ít nhưng cũng đủ cho tôi phát hiện ra sự quái lạ, dị thường. Không còn kịp đắn đo suy  nghĩ, tôi vội chạy theo gọi xuồng ghé lại. Xuồng chẳng tiếp tục bơi mà cũng không ghé, cứ lơ lửng giữa dòng. Tôi giục mãi họ mới chịu tấp vào bờ.

Vợ chồng ông Ngô Văn Vui và bà Phan Thị Huờn.      Ảnh: VÕ AN KHÁNH

Không bỏ lỡ cơ hội, tôi đưa tay giữ chặt chiếc xuồng, nên dù muốn hay không cũng chẳng thoát ra được. Bây giờ tôi mới nhìn rõ hơn người ngồi trước, chị bị cháy từ trên trán xuống hết cả hai bên mặt như mang chiếc mặt nạ kinh dị. Trước sự đau khổ của một cô gái đang độ xuân thì, tôi vô cùng thương cảm, nhưng bên cạnh đó có chút vui mừng vì mình đã tìm được cái mà mình cần tìm. Tôi xin chụp ảnh với lý do và yêu cầu chính đáng của mình nhưng cô nhất quyết không cho. Hai người dùng cây dầm chỏi xuồng dang ra. Tôi nắm chặt be xuồng kéo lại. Một cuộc dằn co đùn đẩy căng thẳng đầy kịch tính kéo dài gần nửa tiếng đồng hồ mà chẳng bên nào chịu bỏ cuộc. Tôi không dám bực bội mà cũng không dám trách cứ gì cô, dù ai ở trong hoàn cảnh này cũng không làm khác được, bởi có ai muốn bày cái xấu xa của mình ra trước công chúng. Hai cô cũng không hằn hộc nặng lời mà chỉ từ chối, buộc chúng tôi muốn gì thì về đơn vị gặp lãnh đạo của các cô, vì hai cô là cán bộ của Cục Hậu cần Quân khu 9, “con có cha, nhà có chủ”, các cô không dám tuỳ tiện vì không biết chúng tôi là ai.

Cục Hậu cần và anh Bảy Mạnh, người phụ trách đơn vị này thì tôi đã từng nghe nhưng chưa từng đến, chưa một lần diện kiến với anh Mạnh, nay vì yêu cầu công việc buộc tôi phải nói dối hai cô: Anh Bảy là người cùng quê, là bạn thuở thiếu thời… Họ tin ngay, đậu xuồng lại rồi theo tôi lên nhà để tôi chụp liền hai kiểu ảnh bán thân cho Hườn, giải toả được những giờ phút căng thẳng đã qua. Còn lại một việc quan trọng chủ yếu là đào mồ ông Cương lên, đưa thi thể ông ra khỏi hàng đem lại nằm cạnh đống than miểng còn ngổn ngang, bừa bãi. Ðã hơn nửa ngày qua, bằng đủ mọi lý lẽ thuyết phục gia đình và thân nhân ông Cương, nhưng chúng tôi hoàn toàn bất lực, ngược lại phải hứng chịu những lời lẽ nặng nề xúc phạm. Hy vọng quá mong manh, nhưng chúng tôi phải kiên quyết, không cho phép nản lòng.

Và một lần nữa khó khăn nhất trong ngày chúng tôi đều vượt qua, nhưng mãi đến 10 giờ đêm mới tiến hành được. Chúng tôi làm đúng theo yêu cầu của  mình, trong khi người nhà không còn ai ở lại đây chịu đựng cái hôi thối gớm ghiếc này, chỉ có người cầm máy ảnh phải tiếp cận để tác nghiệp. Ban đêm, máy cơ, chụp bóng ma nhé, tôi rất lo sợ thất bại, trục trặc một chút thì bao công sức cả ngày nay thành công dã tràng, vì vậy mà tôi quên đi cái mùi thối tha, độc hại đang bám sâu trong từng thớ phổi của mình, không phải một giây một giờ mà luôn cả mấy ngày sau nhưng mình phải chịu đựng vì mình đã làm được cái điều mình muốn, cái điều mà cách mạng cần.

Hai năm sau sự kiện này, tức là giữa năm 1968. Sahasi là một phóng viên của hai nhật báo lớn của Nhật Bản là Tokyo Sinbum và Chu ni chi sinbum được cử sang miền Nam Việt Nam để tìm hiểu sự thật về chiến tranh Việt Nam. Cơ quan phân công tôi tiếp xúc với Sahasi. Theo yêu cầu của bạn, tôi giới thiệu một số hình ảnh chụp về Cà Mau, trong đó có ảnh của ông Cương và chị Phan Thị Huờn, được Sahasi đặc biệt lưu ý. Thêm  một lần nữa những hình ảnh này phát huy được chức năng cao cả của mình - làm  thông điệp cho nhân loại về tội ác chiến tranh.

Sau đó, mỗi lần đem ảnh cô Huờn ra sử dụng trên sách báo hay triển lãm làm tôi nhớ nhiều đến cô,  nỗi cảm thông sâu sắc cho người con gái như đoá hoa vừa vươn nở vội tàn phai, tan tác, như bài thơ của Nhạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Lê Hoàng Bửu viết tặng tôi, trong đó xin trích bốn câu:

… Có người con gái vì bom napal cháy mặt

Giã biệt cuộc tình! Ðau xót ơi!!!

Những ảnh hình vượt ra thế giới

Bè bạn năm châu ngưỡng mộ đất nước này…

Ðến Cần Thơ lần này tôi chủ động tìm đến thăm và để hiểu thêm hoàn cảnh sống hiện tại của gia đình Huờn. Khi được nghe, được chứng kiến một sự thật, tôi rất vui và bằng lòng cái mà vợ chồng cô đang có: Với tuổi đời 72, tóc đã trắng xoá như bông nhưng Huờn vẫn còn nhanh nhẹn, hoạt bát bên người chồng là Ngô Văn Vui kém hơn cô 17 tuổi, đẹp người, đẹp nết, nói năng vui vẻ, cởi mở.

Năm 1978, Huờn kết hôn với anh bộ đội phục viên tên Trần Thanh Hùng. Kết quả một năm chung sống, Huờn mang thai, rồi một hôm vô cớ Hùng bỏ nhà ra đi không một lời giã biệt, không lý do, cũng chẳng tin tức thư từ. Huờn khổ đau về thân xác, khủng hoảng về tinh thần, có nhiều lần cô muốn thoát khỏi thế giới tăm tối, lọc lừa này. Nhưng rồi những cái trồi đạp, cựa quậy của con đẩy cô gượng dậy để sống, để làm tròn thiên chức của người mẹ. Rồi đứa con trai ra đời trong hoàn cảnh thiếu thốn, đơn độc. Cô vừa làm cha, vừa làm mẹ, lây lất nuôi con với những tháng ngày vất vả. Giữa lúc ấy ở Nông trường Sông Hậu, anh Ngô Văn Vui có một vợ và ba con gái, đang nhận 300 công đất của nông trường làm, hằng năm thu về hơn 300 giạ lúa. Cuộc sống an cư lạc nghiệp chưa được bao lâu thì người vợ của Vui trái tính đổi nết, cô bỏ con ở nhà đi chơi bời nhậu nhẹt, dần dần xúc lúa bồ đem bán, lấy trấu thay vào.

Anh Vui phải lao động cật lực nuôi vợ con, an tâm tin tưởng người vợ đảm đang chung thuỷ, quán xuyến gia đình. Anh có ngờ đâu căn nhà hạnh phúc đó đã dột nát, tốc mái rồi. Khi anh hiểu ra thì chị đã lún sâu vào con đường bê tha, hư hỏng. Không còn cách nào cứu vớt nổi sự sụp đổ, tan rã của một gia đình đang an vui, hạnh phúc! Năm 1987, hai người chia tay nhau, tài sản chẳng còn gì để chia, chỉ có ba đứa con gái nhỏ, đứa lớn theo anh, hai đứa theo chị. Nhưng chị nuôi bản thân mình không được thì lấy gì nuôi con? Cuối cùng cũng phải giao con cho người khác, kiếm số tiền để tiếp tục đi con đường phiêu lưu vô định không có ngày mai. Anh Vui đi làm phụ hồ để nuôi mình, nuôi con, chưa nghĩ đến việc bước thêm bước nữa mặc dù cũng có vài người đàn bà cô đơn gạ gẫm, muốn đến với anh.

Mãi đến mấy năm sau, anh mới làm quen chị Phan Thị Huờn. Lúc đầu anh thương hại chị, cảm thông hoàn cảnh của chị. Rồi anh nhận rõ ở chị sự chân tình, nết na, đạo đức. Ðiều căn bản này là thứ ánh sáng làm mờ phủ, nhoà nhạt cái khuyết tật, tuổi tác chênh lệch giữa anh chị. Và anh tin ở đó sẽ có hạnh phúc thật sự, vững bền, nên anh theo đuổi và đặt vấn đề xây dựng gia đình với chị, nhưng chị vẫn ngờ vực, thờ ơ. Anh cười nói với chúng tôi: “Tôi phải đeo đuổi “bả” mấy năm, nói hết lời, đến năm 1990 “bả” mới mềm lòng, ưng chịu. Khi đã ưng chịu thì chúng tôi gạt bỏ ngoài tai bao lời đàm tiếu, bao nhiêu sự xuyên tạc, mỉa mai, cho đây là sự lợi dụng lẫn nhau chớ vợ chồng cái nổi gì. Tôi từng nói với mọi người rằng: chuyện đời luôn biến động, tôi chẳng dám khẳng định chắc chắn việc gì, nhưng hãy chờ “cạn đìa mới biết lóc, trê”.

Bây giờ được về sống chung trong căn chòi chật hẹp, trống trước thiếu sau ở ngọn rạch Cái Chanh gồm có bốn người: anh Vui, chị Huờn, một con gái của anh, một con trai của chị. Mưa xuống nhà cửa, đường sá ngập hết, đi đâu cũng lội, ngày ngày cõng con đến trường học. Anh Vui khổ cho mình thì còn ráng chịu được, còn khổ cho vợ con thì anh không đành, nên ban ngày cố làm phụ hồ, không đủ phải vay mượn thêm tiền mua tre, mấy đêm hụp lặn dưới sông bè tre về đến nhà đã khuya lơ khuya lắc. Về sau mới chuyển từ cái chòi thành căn nhà bằng tre lá đàng hoàng hơn. Tuy chẳng bằng ai nhưng nó là tổ ấm của gia đình, tránh được nắng mưa, sương gió. Dù hai đứa trẻ chẳng phải là “con của chúng ta” nhưng con nào cũng là con, cha mẹ nào cũng thương yêu con đồng đều, cũng có trách nhiệm lo cái ăn, cái mặc và việc học hành cho chúng chẳng hề có ấn tượng hay mặc cảm của miệng đời gièm pha mai mỉa.

Năm 1996, anh chị bán căn nhà này gom góp tiền, lại được Nhà nước hỗ trợ 8 triệu đồng nên mua miếng đất để xây lại nhà tường ở đường Nguyễn Truyền Thanh, gần chợ Bình Thuỷ, Cần Thơ để tiện cho việc sinh hoạt, ốm đau, học hành của con cái. Và đến nay nhà tuy xuống cấp trầm trọng mà chưa có điều kiện tu bổ, sửa sang.

Nỗi mừng vui được căn nhà mới trước đây chưa được trọn vẹn thì vết thương xưa lại tấn công, làm lở lầy cườm tay chị với chứng hoại tử. Tiếng rên la của chị khác nào lưỡi dao rạch, xoáy vào lòng anh, như chính cái đau ấy là của anh. Một lần nữa anh phải vất vả chở chị đi nhiều nơi, tìm nhiều thầy điều trị mới được lành lặn.

Ngồi nghe kể về những đau đớn mà chị Huờn phải chịu đựng và việc chăm sóc đặc biệt của anh, nghĩa cử cao đẹp của người chồng, Nhà thơ Sao Mai là bạn cùng đi với tôi không kiềm chế được xúc động, bất ngờ ôm chầm lấy chị Huờn mà khóc. Bằng nhạy cảm nghề nghiệp, tôi kịp thời đưa máy ảnh lên bấm liền hai kiểu, ghi lại khoảnh khắc đột xuất hiếm có này. Bức ảnh ấy có khả năng chuyển tải đến các thế hệ hiện tại và mai sau được phần nào cái giá phải trả của lớp người đi trước cho hoà bình, độc lập, tự do của dân tộc và nhân loại, nó cũng chứng minh một cách sâu sắc rằng: “Dù chiến tranh đã qua nhưng nỗi đau còn đó”. Nó âm thầm nghiền, ngấu từng người, từng số phận, như vết thương về thân xác mà chị Huờn đã đeo bám theo suốt mấy mươi năm…

Trở lại câu nói của anh Vui khi chúng tôi mới đến nhà: “Cạn đìa mới biết lóc, trê”. Cái đìa mà anh chị cùng tát đó đến nay đã hơn một phần tư thế kỷ rồi, dù nó chưa cạn nhưng đủ để mọi người nhận rõ những con cá gì ở dưới đáy, làm cơ sở để trả lời cho những ai có quan niệm tầm thường, lệch lạc về giá trị của tình yêu.

Những tầm thường, hời hợt đó là nguyên nhân dẫn đến biết bao gia đình đổ vỡ, tan nát ở cái “thời hiện đại” mà chúng ta thường chứng kiến./.

NSNA Võ An Khánh

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.