ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 01:26:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Báo Cà Mau Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.

Cà Mau hiện nay có 67 vị là NCUT, trong đó dân tộc Khmer 52 vị, dân tộc Hoa 7 vị và dân tộc Kinh 8 vị. Các vị này đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trên các lĩnh vực, luôn gương mẫu trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện tốt các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, như phong trào thi đua lao động sản xuất, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Với vai trò NCUT trong đồng bào DTTS ở Phường 2, TP Cà Mau, ông Trần Hớn Cơ thường xuyên vận động các thành viên trong các hội, đoàn người Hoa đoàn kết, gương mẫu, tiên phong trong hoạt động xã hội, từ thiện, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Cụ thể như: hỗ trợ gạo, mì gói, nhu yếu phẩm, tập học sinh; vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh trao học bổng, xây dựng nhà, cầu, lộ; cùng với Hội Tương tế người Hoa hỗ trợ áo quan cho những gia đình hoàn cảnh khó khăn có người thân qua đời, tổng giá trị hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ông Trần Hớn Cơ chuẩn bị gạo để phát cho bà con có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Trần Hớn Cơ phấn khởi chia sẻ: “Tôi thường xuyên vận động gia đình, cộng đồng dân cư người Hoa gương mẫu tiên phong trong xây dựng và phát triển cộng đồng người Hoa TP Cà Mau, tích cực phát triển kinh tế gia đình và thực hiện công tác xã hội từ thiện. Bên cạnh đó, tôi cùng các vị cao niên trong tổ chức hội, đoàn cùng nhau đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tiếng nói, chữ viết thông qua việc duy trì các lớp dạy chữ Hoa với phương châm giáo dục đạo đức, nếp sống văn hoá gia đình trong cộng đồng”.

Trong công cuộc xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước hiện nay, NCUT giữ vai trò cầu nối, truyền tải thông tin việc thực hiện chính sách dân tộc của Ðảng và Nhà nước ở các địa bàn dân cư vùng đồng bào DTTS. Còn trong đời sống cộng đồng, NCUT giữ vai trò đầu tàu, bảo đảm sự vận hành của cộng đồng thông qua việc duy trì phong tục, tập quán, ổn định trật tự, an toàn xã hội; là chỗ dựa tinh thần, thúc đẩy phát triển sản xuất ở địa phương.

Ấp Ðồng Tâm A (xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi) có 497 hộ, với 1.873 khẩu, trong đó 101 hộ DTTS với 498 khẩu. Ðời sống kinh tế của người dân chủ yếu là nuôi thuỷ sản, chăn nuôi, trồng trọt, mua bán nhỏ và lao động phổ thông. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền vận động, ông Kim Phách, NCUT trong đồng bào dân tộc ở ấp Ðồng Tâm A, đã góp phần cùng với địa phương thực hiện hiệu quả phong trào thi đua lao động, sản xuất, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Nằm lòng từng trường hợp hộ nghèo trên địa bàn, ông Kim Phách cho hay, hiện ấp còn 29 hộ nghèo, trong đó 9 hộ dân tộc Khmer, so với trước năm 2019 giảm 58 hộ nghèo; không còn hộ cận nghèo. Kinh nghiệm giảm nghèo của ấp là, sau khi được UBND xã phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo, ấp giao cho các ngành và từng đảng viên, trong đó có NCUT phụ trách giúp đỡ hộ nghèo, thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi để tìm hiểu khó khăn của từng hộ, qua đó có giải pháp hướng dẫn, giúp đỡ thoát nghèo.

Bản thân ông Kim Phách thường xuyên phối hợp với chính quyền và các đoàn thể ấp tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn nói chung, đồng bào DTTS nói riêng tích cực tăng gia lao động, sản xuất, nhất là tận dụng đất trống, bờ bao vuông tôm để trồng trọt, chăn nuôi nhằm tạo thêm thu nhập. Hiện nay, trên địa bàn ấp có 345 hộ (trong đó có 67 hộ đồng bào DTTS)  có mô hình vườn rau, ao cá với tổng diện tích 6.526 m2, mô hình này đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

Ông Kim Phách (bên phải), người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở ấp Đồng Tâm A, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi trò chuyện cùng bà con ở ấp trong Salatel trên phần đất được ông hiến tặng.

Không chỉ thế, ông còn hướng dẫn người dân thực hiện các công trình, phần việc thuộc phạm vi, trách nhiệm của từng hộ gia đình, như: trồng hàng rào cây xanh, làm cột cờ, nền cột cờ, bóng đèn chiếu sáng, xây hố rác, dọn vệ sinh xung quanh nhà, giữ gìn vệ sinh môi trường, duy tu, sửa chữa lộ... góp phần cho xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Ông Kim Phách còn là người hiến đất xây dựng salatel để đồng bào dân tộc Khmer có nơi họp mặt vào mỗi dịp lễ, Tết truyền thống của dân tộc. Ông Kim Phách chia sẻ: “Từ khi được xây dựng đến nay, salatel không chỉ là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng mà còn là nơi tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho con em vào mỗi dịp hè. Chỉ tính riêng năm 2023, 2024 đã có trên 100 em tham gia học. Thiệt mừng hết sức, tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình không bị mai một vì đã được bà con quan tâm học tập và giữ gìn”.

Ðối với vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì NCUT thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, bằng hành động, việc làm cụ thể đã làm gương và tích cực vận động, giáo dục con cháu, trong dòng họ và cộng đồng tham gia bảo vệ, phát huy giá trị văn hoá dân tộc, vận động đồng bào xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hoá.

 Ðơn cử như ông Lý Hoàng Nhẫn, NCUT ở xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi. Bản thân ông tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia giám sát đối với chính quyền trong việc thực hiện các chính sách dân tộc được triển khai thực hiện trên địa bàn. Thường xuyên tiếp cận, nắm tâm tư, nguyện vọng của đồng bào để kịp thời đề xuất với chính quyền các cấp quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc của bà con. Ðồng thời, vận động đồng bào nâng cao cảnh giác, phát hiện, tố giác tội phạm; giữ gìn an ninh trật tự, bản sắc văn hoá dân tộc; xoá bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng gia đình văn hoá. Từ đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn ổn định, nhiều năm liền không có xảy ra vụ việc phức tạp, qua đó góp phần cho Nhân dân yên tâm trong cuộc sống.

Ngoài nêu cao vai trò là người có uy tín, ông Lý Hoàng Nhẫn còn tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Ông Nhẫn cho hay: “Ðối với đồng bào thì “Tai nghe không bằng mắt thấy, miệng nói không bằng tay làm”. Bởi vậy, NCUT trước hết phải biết giữ uy tín của mình và phải tích cực gương mẫu đi đầu để gia đình, dòng họ, thôn xóm, cộng đồng noi gương và làm theo, như thế mới đem lại hiệu quả thiết thực được”.

Với vai trò tiên phong, gương mẫu, NCUT thực sự là cầu nối quan trọng của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS làm theo, chấp hành chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần quan trọng trong việc tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đời sống văn hoá nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS./.

 

Quỳnh Anh - Lê Tuấn

 

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.

Xoá nhà tạm - Tạo phong trào, cả nước chung tay

Ngày 19/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 539/QÐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”. Hoà cùng không khí chung của cả nước, tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch cụ thể và phát động thực hiện phong trào thi đua này trên địa bàn toàn tỉnh.

Chuyển biến từ công tác dân vận

Năm 2023, Cà Mau là tỉnh dẫn đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) về phong trào thi đua yêu nước. Ðạt được kết quả này là nhờ hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tốt công tác dân vận, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin trong Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống

Với phương thức “Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) được đầu tư đến 101/101 xã, phường, thị trấn, 100% ấp, khóm trên địa bàn toàn tỉnh, đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn TDCS một cách thuận lợi và kịp thời.