ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 19:28:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Dân vận khéo”: Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả

Báo Cà Mau Phong trào “Dân vận khéo” của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Nhờ đó, góp phần tích cực trong phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Phong trào “Dân vận khéo” của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Nhờ đó, góp phần tích cực trong phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bán phế liệu giúp hội viên

Cùng với các mô hình như: hũ gạo tình thương, heo đất, tiết kiệm vì phụ nữ nghèo…, hơn 1 năm qua, công việc thu gom phế liệu được chị em hội viên phụ nữ ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, duy trì đều đặn. Cứ 3 tháng 1 lần, các chị lại thu gom keo, lon, chai, lọ… đã không còn sử dụng bán và số tiền thu được dùng để giúp chị em hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ học bổng cho trẻ em nghèo.

Nhờ thực hiện mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”, gia đình chị Đinh Ngọc Mai (ấp Bình Minh 2, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời) thoát nghèo.

Chị Nguyễn Thị Ái, Chi hội phó Chi hội Phụ nữ ấp Mương Ðường, phấn khởi chia sẻ: “Từ khi triển khai mô hình “thu gom phế liệu giúp phụ nữ nghèo” đến nay, vào mỗi dịp sinh hoạt hội, chị em rất  phấn khởi. Ai cũng cho rằng, đây là việc làm tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện được tinh thần tiết kiệm và đoàn kết, tương thân tương ái theo gương Bác. Ðến nay, Chi hội Phụ nữ ấp Mương Ðường đã tiết kiệm và hỗ trợ 4,2 triệu đồng khoan giếng nước cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn và trao 12 suất học bổng cho học sinh nghèo trị giá 1,2 triệu đồng”.

Từ 1 tổ (với 18 thành viên ban đầu), đến nay phong trào “thu gom phế liệu giúp phụ nữ nghèo” được nhân rộng ra các ấp trong xã, các xã trong huyện. Chủ tịch Hội LHPN xã Tạ An Khương Trần Mỹ Tiên cho hay, đây là hoạt động có tính sáng tạo, linh hoạt của Hội LHPN xã Tạ An Khương. Hoạt động này đã góp phần thực hiện được 3 mục đích: giải quyết vấn đề môi trường cảnh quan tự nhiên; tạo thói quen tiết kiệm trong hội viên; xây dựng được tinh thần tương thân, tương ái trong hội viên, phụ nữ, giúp đỡ được nhiều phụ nữ, trẻ em nghèo cải thiện điều kiện sống.

“3 biết, 2 hỗ trợ”

Gia đình chị Ðinh Ngọc Mai, người dân tộc Khmer, ấp Bình Minh 2, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời là 1 trong 3 hội viên được Chi hội Phụ nữ ấp giúp đỡ thoát nghèo trong năm 2014 từ mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”. “Biết hoàn cảnh, biết gia đình, biết nhu cầu cần giúp đỡ và hỗ trợ vốn, hỗ trợ kiến thức” là những vấn đề cơ bản được chi hội phụ nữ nắm vững trước khi đề ra kế hoạch giúp đỡ hội viên nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững.

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Bình Minh 2 Nguyễn Mỹ Phương chia sẻ: “Việc nắm vững “3 biết, 2 hỗ trợ” có ý nghĩa quan trọng quyết định thành công trong việc giúp đỡ hội viên nghèo của chi hội. Bởi lẽ, khi biết được hoàn cảnh, biết được nhu cầu của từng chị em hội viên nghèo, hội sẽ đứng ra tín chấp vay vốn, hỗ trợ kiến thức, hướng dẫn cách làm ăn để chị em phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Và đó chính là hiệu quả khi trao cần câu hơn trao con cá”.

Chị Ðinh Ngọc Mai phấn khởi: “Trước đây, hoàn cảnh gia đình gặp rất nhiều khó khăn, làm mướn ngày nào ăn ngày nấy. Nhưng từ khi được hội phụ nữ nhận giúp đỡ, được chị em trong tổ hỗ trợ vốn, hướng dẫn cách làm ăn, gia đình tôi trồng hoa màu trên bờ ruộng để tăng thêm thu nhập. Hằng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch tôi còn được chị em trong tổ, trong ấp mướn làm cá thuê, mỗi ngày hơn 100.000 đồng. Giờ cuộc sống gia đình đã thoát nghèo, tôi còn có điều kiện tham gia sinh hoạt hội thường xuyên”.

Bên cạnh đó, Chi hội Phụ nữ ấp Bình Minh 2 còn phát huy hiệu quả mô hình “10 trong 1” (10 hộ gia đình khá, giàu sẽ giúp 1 hộ nghèo). Chị Liên Thanh Trúc, người dân tộc Khmer ấp Bình Minh 2, xã Khánh Hưng cũng có cơ hội thoát nghèo từ cách làm sáng tạo này. Không đất sản xuất nên cuộc sống gia đình chị bấp bênh theo những buổi làm thuê. Thấy hoàn cảnh gia đình chị khó khăn, chị Nguyễn Thị Hưởng (hội viên phụ nữ ấp Bình Minh 2) nhận chị vào giúp việc nhà, phơi cá khô thuê với giá 100.000 đồng/ngày. Hết mùa cá khô bổi, chị Trúc lại được chị em hội viên trong chi hội thuê làm cỏ vườn, chăm sóc rau màu. Chị Trúc cho hay, giờ điều kiện sống cũng tạm ổn, con chị được đi học lớp 1, vợ chồng chị rất mừng.  

Tại hội nghị tổng kết năm 2014, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau Nguyễn Kim Xuyên cho hay, mô hình “Dân vận khéo” đã được triển khai đến 100% các chi, tổ, hội tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức “học tập” đến “làm theo” thông qua các hình thức và mô hình mới, sáng tạo. Tiêu biểu như: thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với phong trào thực hành tiết kiệm theo gương Bác; “Tiết kiệm nuôi heo đất”, “Hũ gạo tình thương”; mô hình phụ nữ giúp nhau làm kinh tế như: “Phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”,“Chung tay giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Thu gom phế liệu”, “10 trong 1”, “3 biết, 2 hỗ trợ”… Các mô hình “Dân vận khéo” góp phần tác động tích cực đến đời sống chị em hội viên, thể hiện rõ vai trò của tổ, hội trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững. Từ đó thúc đẩy công tác hội và phong trào phụ nữ ngày càng thiết thực, đi vào đời sống chị em./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Cà Mau đẩy mạnh hội nhập thị trường Halal

Sáng 24/4, Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị phổ biến về hội nhập quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal – Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Cực phát triển năng lượng phía Nam

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW), đến nay, Cà Mau đã cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW. Tỉnh phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030, tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045, trở thành cực phát triển năng lượng phía Nam, hướng đến xuất khẩu...

Khuyến nghị các giải pháp đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tỉnh cần khẩn trương xác định các sản phẩm chiến lược của địa phương để gắn với đầu tư khoa học công nghệ (KHCN) chiến lược; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư KHCN, đổi mới sáng tạo và thương mại hoá kết quả nghiên cứu; có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm hiệu quả, bền vững

Đó là mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau, vừa được UBND tỉnh ban hành ngày 21/4.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.