ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 05:29:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Báo Cà Mau Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Các thành viên Ban Liên lạc tặng sách cho Ðảng uỷ, UBND thị trấn Sông Ðốc và đại diện các trường trên địa bàn. Ảnh: KIẾN THIẾT

Các thành viên Ban Liên lạc tặng sách cho Ðảng uỷ, UBND thị trấn Sông Ðốc và đại diện các trường trên địa bàn. Ảnh: KIẾN THIẾT

Ấn tượng đầu tiên là bìa sách, với hình ảnh con tàu tập kết, cùng cách trình bày như dẫn dắt người đọc lần tìm về miền ký ức. Lướt qua phần mục lục, đã thấy ngay “sức nặng” của nội dung. Sách đã bao quát được bối cảnh thời điểm năm 1954, nhất là thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ, việc chuyển quân tập kết; những chủ trương, tầm nhìn chiến lược của Ðảng, của Bác Hồ; mô hình trường HSMN trên đất Bắc; cuộc sống, sinh hoạt, học tập, công tác, những tâm tư tình cảm của cán bộ, bộ đội, HSMN ở đất Bắc; sự giúp đỡ, cưu mang của đồng bào...

Tất cả được thể hiện qua 58 bài viết của 29 tác giả, phần lớn là người tập kết, HSMN với những vị trí, nhiệm vụ công tác khác nhau: nhà báo, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nhà văn, nhà giáo, cán bộ khoa học - kỹ thuật...

“Cuộc chia cắt Nam và Bắc, sự chia ly vợ và chồng, con cái và mẹ cha (với nhiều trường hợp là vĩnh viễn), sự khác biệt về tập quán sống không phải là cản trở để mỗi người trong cuộc rời xa nhiệm vụ của mình trong cuộc đấu tranh vì thống nhất và hoà bình cho Tổ quốc, nhưng cũng đã tạo ra những nỗi niềm sâu kín không thể tránh mà mỗi người dù đã nỗ lực vượt qua vẫn hằn vết trong tâm cảm. Những người con miền Nam đi ra Bắc dù bằng những chuyến tàu tập kết vượt biển 1954-1955 hay bằng đường bộ và những phương tiện khác trong những thời điểm khác, sau đó đều đã thu xếp nỗi niềm riêng, ra sức phấn đấu học tập, làm việc, trở thành một lực lượng mạnh mẽ, có những đóng góp xứng đáng cho công cuộc kiến thiết nước nhà khi còn tạm thời chia cắt, cũng như sau khi thống nhất, hoà bình từ năm 1975. Tập sách mang tên “Ký ức không phai” mà các bạn đang cầm trên tay chính là một phần rất nhỏ của bức tranh nhiều màu sắc về những người miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ”, một đoạn trong lời giới thiệu.

Bìa sách “Ký ức không phai”.

Ði sâu vào từng bài viết, ta sẽ hiểu hơn về mô hình trường HSMN không chỉ chăm lo giáo dục toàn diện, có đội ngũ thầy cô tâm huyết và vững vàng, mà còn là một tổ ấm gia đình lớn; đó cũng là nơi nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ðảng, Bác Hồ và Nhân dân miền Bắc (“Ðôi điều cảm nhận về Trường HSMN trên đất Bắc” - Lê Ngọc Lập).

Ðó là tình thương, sự cưu mang của đồng bào Thanh Hoá trong những ngày cán bộ, HSMN lưu trú (“Lưu giữ ký ức những ngày đầu tập kết ở Thanh Hoá” - TS. Nguyễn Thị Hậu; “Trở về xứ Thanh” - Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân).

Ta biết về thời kỳ làm phim ở “toạ độ lửa” vĩ tuyến 17; hiểu được Ðoàn Cải lương Nam Bộ, Ðoàn Kịch nói Nam Bộ trên đất Bắc hoạt động thế nào (“Ký ức làm phim ở “toạ độ lửa” vĩ tuyết 17” -  Nhà văn, Ðạo diễn Nguyễn Thị Xuân Phượng; “Hai đoàn nghệ thuật trên đất Bắc” - Nghệ sĩ Ưu tú, Ðạo diễn Nguyễn Ngọc Bạch).

Hay ký ức về những buồn vui trong sinh hoạt, học tập hằng ngày của HSMN (“Vui buồn ở Trường HSMN Chương Mỹ, Hà Ðông” - Tống Quang Anh; “Trò chơi hồi đó” - Phan Trọng Nghĩa; “Thức cả đêm với con gà trống” - Huỳnh Xuân Thảo...).

Người đọc không chỉ hiểu thêm những lát cắt trong cuộc sống của cán bộ, HSMN trên đất Bắc, mà còn biết những câu chuyện thật cảm động về các thầy cô miền Bắc đã dành gần như suốt tuổi thanh xuân cho học sinh các trường miền Nam; là sự đùm bọc, yêu thương, coi HSMN như con đẻ của mình (“Cô giáo Lê Thuý Quyến, một người thân đặc biệt của HSMN”  - Nguyễn Thanh; “Chị Sinh ơi, về ăn cơm, bố mẹ đợi...” - Châu Nhật Sinh).

Ðó cũng là tình thương, sự quan tâm chu đáo, tinh tế, cách cư xử thật hay, thật đẹp của người cha là sĩ quan quân đội, đã vào chiến trường và trở thành liệt sĩ; là bài học về nhân cách, mẫu mực trong ký ức đứa con (“Người lính ấy của tôi” - Nguyễn Thế Thanh).

Ta cũng thấy được tấm lòng của cựu HSMN với thật nhiều hoạt động tri ân, nghĩa tình sau trước (“Biểu tượng của ân tình Nam Bắc” - nguyên Phó thủ tướng Trương Hoà Bình; “Cầm tay quá khứ” - Nguyễn Thế Thanh...).

Bài viết nào, câu chuyện nào cũng hay, cũng xúc động, ý nghĩa, qua đó người đọc tích luỹ thêm vốn kiến thức về đề tài tập kết, biết thêm nhiều điều về một thời đất nước chia cắt, đau thương và học được nhiều điều về nghị lực sống, bản lĩnh, cách đối nhân xử thế, về cái nghĩa, cái tình, cũng như những lẽ sống ở đời...

Sách sẽ ra mắt, giới thiệu tại Ðường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh vào sáng thứ Bảy, ngày 23/11/2024./.

 

Trang Thăm

 

Đại lễ 30/4 - Đất nước trọn niềm vui

​Chúng ta đang cùng nhau sống lại những giờ phút lịch sử trọng đại, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Mốc son chói lọi này đang được khắc sâu trong tim mỗi người con đất Việt, và niềm xúc động ấy lan tỏa diệu kỳ trên mọi miền Tổ quốc, đặc biệt rực cháy tại TP. Hồ Chí Minh - thành phố vinh dự và tự hào được mang tên vị lãnh tụ kính yêu.

Huyện Vĩnh Lợi: Sôi nổi chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức Giải đua xuồng ba lá năm 2025 trong không khí phấn khởi, sôi nổi và đậm đà bản sắc văn hóa Nam Bộ.

Viết tiếp truyền thống vùng đất anh hùng - vững bước hội nhập và phát triển cùng đất nước

Cách đây 50 năm, ngày 30/4/975, Bạc Liêu giành lại chính quyền, góp phần cùng quân và dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân.

Bạc Liêu 50 năm: Từ chiến trường đến những công trình thế kỷ

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối - hành trình 50 năm là một bản hùng ca về ý chí kiên cường, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của Bạc Liêu khi đã biến những vùng đất từng nhuốm màu khói lửa thành những công trình, dự án mang tầm vóc thế kỷ, làm thay đổi diện mạo quê hương một cách ngoạn mục.

Sức sống mới ở những vùng căn cứ cách mạng

​Bạc Liêu có nhiều vùng đất từng là chiến trường ác liệt, oằn mình dưới mưa bom bão đạn, nhưng sau 50 năm thống nhất đất nước đã trở thành những địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cuộc sống người dân nơi đây ngày càng ấm no, hạnh phúc, giữ vững truyền thống cách mạng và hướng tới phát triển bền vững.

Thế hệ sinh năm 1975: Trưởng thành cùng quê hương Bạc Liêu

Những ngày này, cả nước đang hân hoan hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong dòng chảy lịch sử đặc biệt ấy, có một thế hệ được sinh ra đúng vào thời khắc thiêng liêng của dân tộc.

Đại thắng mùa Xuân 1975: Minh chứng thuyết phục về sức mạnh đoàn kết dân tộc

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.

50 năm - Bạc Liêu chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

​(Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều tại họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh giải phóng tỉnh Bạc Liêu (30/4/1975) không đổ máu

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ở tỉnh Bạc Liêu là kết quả của quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác đại đoàn kết dân tộc một cách tài tình và xuất sắc, phối hợp chặt chẽ lực lượng tôn giáo, dân tộc và cách mạng trong các ngày của tháng Tư lịch sử để Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu giành lại chính quyền từ tay chính quyền Sài Gòn sớm hơn các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long và không đổ thêm máu.

Những thắng lợi tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 góp phần kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đánh dấu bước phát triển tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó, nghệ thuật tạo sức mạnh về lực lượng và thế trận là những nét đặc sắc tiêu biểu.