ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ sáu, 29-9-23 03:37:06

“Thực thi hiệu quả FTA - động lực phục hồi và phát triển kinh tế”

Báo Cà Mau (CMO) Đó là chủ đề Hội thảo phổ biến Hiệp định thương mại mới, được Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh tổ chức dành cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, sáng ngày 10/8.

Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ); Diễn giả Hoàng Ngọc Oanh, Chuyên gia Kinh tế quốc tế, Trung tâm Tư vấn phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Hiệp hội Thông tin, tư vấn kinh tế thương mại Việt Nam, Bộ Công thương.

Đại biểu tham dự hội thảo.

FTA là tên gọi tắt của các hiệp định thương mại tự do. Theo đó, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới góp phần quan trọng tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút được nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn có tiềm năng từ các nước trong khu vực và thế giới đầu tư vào trong nước.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, tuy có tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 nhưng hoạt động xuất nhập khẩu vẫn là một điểm sáng đặc biệt, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020; xuất siêu đạt gần 4,1 tỷ USD. 7 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 433,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2021; xuất siêu đạt 1,08 tỷ USD.

Riêng đối với tỉnh Cà Mau, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 1.116 triệu USD, tăng gần 10% so với năm 2020; 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu của tỉnh đạt 847,86 triệu USD, bằng 73,73% kế hoạch, tăng 42,67% so với cùng kỳ.

Một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu Việt Nam nói chung, của tỉnh Cà Mau nói riêng trong bối cảnh khó khăn chính là các hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó, phải kể đến những FTA thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có hiệu lực năm 2019; Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), có hiệu lực năm 2020; Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), có hiệu lực năm 2021; Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), vừa đi vào thực thi từ ngày 1/1/2022.

Kể từ khi các hiệp định bắt đầu có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cà Mau sang các thị trường là thành viên của các hiệp định trên liên tục tăng, như: thị trường EU năm 2021 đạt 135 triệu USD, tăng gần 45% so với năm trước (92 triệu USD) và 7 tháng đầu năm 2022 đạt trên 90 triệu USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 7 tháng đầu năm 2022 vào thị trường Anh tăng gần 70% so với cùng kỳ, vào các thị trường RCEP tăng khoảng 30%...

Bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) đề xuất giải pháp tận dụng cơ hội từ các FTA đối với địa phương.

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe các chuyên gia, diễn giả cung cấp thông tin đầy đủ và sâu hơn về các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia có hiệu lực trong thời gian gần đây, góp phần cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc hoạch định chính sách, đưa ra các kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ phù hợp trong thời gian tới. Qua đó, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị giúp cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các hiệp định này để góp phần vào phục hồi, phát triển kinh tế của tỉnh nhà./.

 

Hồng Nhung

 

Nuôi cua trong hộp nhựa

Ðể nâng cao chất lượng cua tươi sống đến tay người tiêu dùng, anh Lê Hữu Nhiệm (ấp Lung Ðước, xã Tam Giang, huyện Năm Căn) đang thí điểm mô hình nuôi cua thương phẩm (vỗ béo) trong hộp nhựa, bước đầu cho kết quả khả quan.

Nông nghiệp Cà Mau - Phát huy lợi thế, tạo sự khác biệt

Hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên bức tranh nông nghiệp Cà Mau đa dạng sắc màu và vô cùng độc đáo. Trong đó, tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn; tôm sạch, lúa hữu cơ... là những điểm chấm phá tiêu biểu.

Nuôi cua 2 giai đoạn - Hiệu quả, cải thiện môi trường

Cà Mau có diện tích nuôi cua lớn nhất, nhì đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là kết hợp với nuôi tôm sú, trên diện tích khoảng 248.000 ha; nuôi thâm canh, bán thâm canh khoảng 2.000 ha.

Khuyến công hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn

Từ khi Nghị định số 45/2012/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến công được ban hành đến nay, qua hơn 10 năm thực hiện chương trình khuyến công, tỉnh hỗ trợ 10 cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ trên 100 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc, thiết bị; 5 cơ sở được hỗ trợ tư vấn, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm...

Tạo môi trường nuôi tôm bền vững

Những năm trước đây, giá lúa trên thị trường khá thấp, giá vật tư nông nghiệp thì luôn ở mức cao, nhưng bà con nông dân huyện Cái Nước vẫn duy trì sản xuất lúa trên đất nuôi tôm để cải thiện môi trường, tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm nuôi phát triển. Năm nay, giá lúa tăng mạnh, tạo thêm động lực cho bà con nông dân sản xuất vụ lúa - tôm.

Vẫn còn tình trạng tàu cá mất kết nối

Tính đến ngày 17/8, tỉnh Cà Mau có 1.496/1.496 tàu cá đang hoạt động đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS), đạt 100%.

Thành phố Cà Mau: Kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực

Theo báo cáo của UBND TP Cà Mau, trong 8 tháng, các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tiếp tục ổn định và phát triển. Thương mại, dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.

Phải giải quyết ngay các kiến nghị, ý kiến của doanh nghiệp

Sáng 16/9, trong buổi “Cà phê doanh nghiệp” lần thứ 11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo các ngành, địa phương phải xác định thời gian giải quyết, không "ngâm" ý kiến của doanh nghiệp.

Khí - điện - đạm tiếp tục tăng trưởng

Đến nay, sản lượng khí thương phẩm ước đạt trên 1.116 triệu m3, bằng 77% kế hoạch, tăng 38,8% so cùng kỳ năm trước; sản lượng điện sản xuất ước đạt hơn 4.093 triệu kWh, bằng 83,5% kế hoạch, tăng 64,5%; sản lượng LPG - Condensate ước đạt 87.352 tấn, bằng 76,6% so với kế hoạch, tăng 45,9%; sản lượng phân bón ước đạt 747.631 tấn, bằng 74,8% kế hoạch, tăng 4,8%.

Người con xứ Ðầm

Anh Lê Minh Sang (ngụ ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi) là người đàn anh học chung trường với tôi thời phổ thông, anh học hơn tôi 2 lớp. Tôi và anh đều là những người con của xứ Ðầm, từ xã vùng sâu ra huyện thuê trọ đi học. Những lần gặp anh, anh hay nói vui rằng học chữ ngán quá, chắc anh “buông”, về quê làm nông dân! Ai dè anh làm thiệt...