ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-10-24 13:22:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

30 cán bộ tham dự tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi sản xuất lúa - RiceMoRe

Báo Cà Mau Ngày 14/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tập huấn và thử nghiệm Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe cho 30 cán bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Lớp tập tuấn sẽ diễn ra tại 5 tỉnh, gồm: Hậu Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Bến Tre và Tây Ninh.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Bộ NN&PTNT, Cục Trồng trọt phối hợp với Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) xây dựng hệ thống số theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất lúa (gọi tắt là RiceMoRe). Hệ thống RiceMoRe đã được Bộ NN&PTNT chính thức tiếp nhận để vận hành từ ngày 9/9/2024 và sẽ triển khai thực hiện cho vùng sản xuất lúa cả nước trong thời gian tới.

Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe sẽ trang bị kiến thức cho cán bộ kỹ thuật phụ trách chuyển đổi số.

Hệ thống này giúp việc đồng bộ hoá các thông tin sản xuất trên nền tảng web và Mobie App để thay thế cơ chế báo cáo thủ công đang áp dụng. Hệ thống RiceMoRe cũng có chức năng theo dõi, quản lý và đánh giá các hoạt động sản xuất lúa cấp đồng ruộng, hợp tác xã tính toán phát thải khí nhà kính qua phần mềm Mobie App.

Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe giúp cán bộ và nông dân quản lý được sản lượng lúa. (Ảnh minh hoạ)

Chương trình sẽ được giảng viên là các cán bộ chuyên môn đã được đào tạo thuộc tổ kỹ thuật tham gia tập huấn hướng dẫn thực hành Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe. Các cán bộ tham dự sẽ được tiếp thu kiến thức về Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa – RiceMoRe. Bên cạnh đó, giảng viên sẽ cung cấp thông tin về các nguồn phát thải và biện pháp thải khí nhà kính trong canh tác lúa; cách tính toán lượng phát khí thải nhà kính theo hướng dẫn của IPCC và thực hành theo dõi hoạt động sản xuất lúa và tính toán phát thải FarMoRe. Lớp huấn diễn ra trong 1 ngày./.

Hằng My

 

 

 

 

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.