ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 00:52:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

5 di tích cần tu bổ cấp thiết

Báo Cà Mau "Ðến nay, toàn tỉnh có 55 di tích được xếp hạng. UBND tỉnh có Quyết định số 1519/QÐ-UBND, ngày 9/6/2022 phân cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý các di tích. Ngoài di tích Nhà Dây Thép (Viễn thông Cà Mau quản lý) đang bị xuống cấp, còn một số di tích cũng đang xuống cấp, như: Ðền thờ Bác Hồ ở xã Trí Lực và Ðình thần Tân Lộc (UBND huyện Thới Bình quản lý), Ðền thờ Bác Hồ ở xã Viên An (UBND huyện Ngọc Hiển quản lý), Ðịa điểm trận chiến thắng Ðòn Dong - Tân Quảng (UBND huyện Phú Tân quản lý), Hồng Anh Thư Quán (Bảo tàng tỉnh quản lý)... Theo báo cáo của các đơn vị, địa phương, do khó khăn về kinh phí, dẫn đến tình trạng một thời gian dài di tích chưa được tu bổ", ông Tiêu Minh Tiên, Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), cho biết về tình trạng xuống cấp của một số di tích trên địa bàn tỉnh.

- Thưa ông, thời gian tới, Sở có những kế hoạch nào để phục hồi, cải tạo, bảo tồn các di tích xuống cấp?

Ông Tiêu Minh Tiên: Căn cứ Quyết định số 29/2021/QÐ-UBND, ngày 8/10/2021 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Sở VH,TT&DL tham mưu UBND tỉnh có nhiều văn bản hướng dẫn, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân cấp trực tiếp quản lý các di tích bị xuống cấp tăng cường trách nhiệm, quan tâm đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích nói chung, thường xuyên tu bổ, khắc phục, chống xuống cấp di tích nói riêng.

Bên cạnh đó, Sở tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2097/QÐ-UBND, ngày 30/10/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, làm cơ sở triển khai thực hiện công tác tu bổ di tích xuống cấp trong những năm qua. Ngày 26/7/2024, Sở ban hành Công văn số 2521/SVHTTDL-VHGÐ gửi Sở Tài chính về việc phối hợp tham mưu nguồn kinh phí tu bổ, chỉnh trang di tích năm 2025 để tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, và tu bổ cấp thiết, chống xuống cấp đối với một số di tích đã được xếp hạng.

Hồng Anh Thư Quán nằm ngay Phường 2, trung tâm TP Cà Mau, nhưng cũng không khác gì các căn nhà bình thường, không còn ra dáng di tích lịch sử.

Sở VH,TT&DL rà soát, đề xuất nhu cầu tu bổ, chỉnh trang di tích năm 2025, theo thứ tự ưu tiên, gồm 5 di tích cần tu bổ cấp thiết: Di tích lịch sử Ðịa điểm Nơi cố Tổng bí thư Lê Duẩn chấp bút khởi thảo “Ðường lối cách mạng miền Nam”, tiền thân Nghị quyết Trung ương 15 của Ðảng, tại xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, thuộc Xứ uỷ Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1955) tỉnh Cà Mau; Di tích lịch sử Hồng Anh Thư Quán, Số 43, Phạm Văn Ký, Phường 2, TP Cà Mau; Di tích lịch sử Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình; Di tích lịch sử Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ấp Ông Trang, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển; Di tích lịch sử Ðịa điểm Trận chiến thắng Ðòn Dong - Tân Quảng, ấp Tân Quảng Ðông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân.

Bên trong Nhà Dây Thép (Phường 2, TP Cà Mau) cũng ảm đạm và các phòng đều khoá chặt.

Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục rà soát, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý di tích để tham mưu nguồn kinh phí tu bổ, chống xuống cấp đối với các di tích trên địa bàn.

- Ðể quảng bá các di tích lịch sử này tại địa phương và tránh tình trạng di tích bị bỏ hoang, Sở có phương hướng nào, thưa ông?

Ông Tiêu Minh Tiên: Việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy các di tích là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của các tầng lớp Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thời gian sắp tới, Sở tiếp tục huy động tối đa nguồn lực của các cá nhân và tổ chức trong công tác xã hội hoá để thực hiện hiệu quả các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích; giải quyết hợp lý, hài hoà giữa bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hoá với phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng xây dựng và phát triển số hoá di tích lịch sử - văn hoá; từng bước xã hội hoá, tiến tới tự chủ về kinh phí đối với các di tích tiêu biểu có điều kiện phát triển dịch vụ du lịch... Tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, từ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch, đến nhân viên phục vụ; trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học trong việc bảo quản, tu bổ, phát triển di tích.

Bên cạnh đó, tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hoá; tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên hiểu được giá trị to lớn của các di tích lịch sử - văn hoá. Khi người dân hiểu và thấy được quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cộng đồng, họ sẽ cùng tham gia bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị di tích.

- Xin cảm ơn ông!

 

Lam Khánh thực hiện

 

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.