ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 07:27:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ấm tình quê hương

Báo Cà Mau Mỗi bận Tết đến, nỗi nhớ quê của những người con xa xứ lại cồn cào lên da diết. Từ mảnh đất Cà Mau, biết bao thế hệ con người đã trưởng thành, toả đi khắp đất nước để góp sức xây dựng Tổ quốc. Trên TP Hồ Chí Minh, năm nào cũng vậy, hơn 800 hộ gia đình đang sinh sống, làm ăn đều bồi hồi chờ đến ngày họp mặt đồng hương.

Mỗi bận Tết đến, nỗi nhớ quê của những người con xa xứ lại cồn cào lên da diết. Từ mảnh đất Cà Mau, biết bao thế hệ con người đã trưởng thành, toả đi khắp đất nước để góp sức xây dựng Tổ quốc. Trên TP Hồ Chí Minh, năm nào cũng vậy, hơn 800 hộ gia đình đang sinh sống, làm ăn đều bồi hồi chờ đến ngày họp mặt đồng hương. Có người xa Cà Mau từ ngày tập kết ra Bắc (1954), có người cũng vừa rời quê vì hoàn cảnh, công việc, nhưng hai tiếng Cà Mau mỗi khi nhắc đến đều làm rung động bao cảm xúc thiêng liêng. Cà Mau: Đó là quê hương anh, quê hương tôi. Cà Mau: Giờ thay đổi lắm trên bước đường đổi mới. Và phía đó đang bừng lên những mùa xuân của Đảng…

Đất mẹ với bao sự đổi thay

Kỳ họp mặt đồng hương Cà Mau ở TP Hồ Chí Minh dịp Tết Bính Thân diễn ra trong không khí vô cùng đặc biệt: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vừa diễn ra thành công; Cà Mau cũng đã hoàn thành Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV với rất nhiều niềm tin mới. Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá mới. Cũng trong thời gian cận Tết Bính Thân, tỉnh nhà đã long trọng tổ chức chuỗi sự kiện có quy mô và ý nghĩa lớn: Khánh thành cầu Hoà Trung, thông xe kỹ thuật đường Hồ Chí Minh về đến Đất Mũi, khởi công xây dựng Nhà máy Điện gió ở Khai Long và động thổ công trình Biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi.

Đông đảo bà con xa quê đóng góp cho quỹ học bổng Cà Mau - Bạc Liêu.

Bấy nhiêu sự kiện ấy cũng đủ thổi vào lòng người một không khí phấn khởi, hân hoan. Mang mùa xuân đến sớm với những người con xa quê, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình vừa trở về từ Đại hội Đảng lần thứ XII hết sức xúc động và khẳng định: “Tình cảm, sự quan tâm của bà con xa quê đối với Cà Mau là hết sức đáng trân trọng”. Cà Mau đã bắt nhịp vào chặng đường đổi mới, phát triển với tốc độ mau lẹ. Tỷ lệ hộ nghèo ở mức 3,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 35 triệu đồng/người/năm. Toàn Cà Mau có 17 xã về đích nông thôn mới, GDP của tỉnh trong năm 2015 ước tăng 7,5%. Đặc biệt, tỉnh nhà đã hình thành được những cụm công nghiệp, các công trình trọng điểm với những kỳ vọng lớn lao. Tất cả sẽ là bệ phóng để Cà Mau tiến vào tương lai nhanh hơn, bền vững hơn.

Gặp lại Nhà báo Trần Thanh Phương và vợ ông là bà Phan Thu Hương, mỗi chúng tôi đều bồi hồi cảm động. Đôi vợ chồng dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn kề cận nhau như thuở “còn son”. Chú Phương hỏi: “Sao, ở dưới anh em khoẻ không? Báo xuân Báo Cà Mau năm nay có đăng bài của chú không?”. Mở ra tới bài báo của mình, ông rưng rưng xúc động: “Má ơi, vậy là Đường Cày (huyện Phú Tân) quê mình lộ về tới cửa nhà rồi! Đường về nhà mình không còn xa nữa má ơi!”.

Nhà báo Trần Thanh Phương xa quê từ năm 1954 và tập kết ra Bắc. Những năm sau hoà bình ông về làm báo tại TP Hồ Chí Minh, trở thành một trong những cây bút gạo cội của báo chí cả nước. Mỗi bước đi của Cà Mau ông đều theo dõi sát sao. Ông cảm thán: “Thật lòng mà nói, nơi “hang cùng ngõ hẻm” của miền quê sông nước mà có được con đường xe hơi láng bóng, làm sao tôi không xúc động! Đổi đời lắm! Sang trọng lắm”. Ông khẳng định, tất cả là nhờ có Bác, có Đảng chỉ lối, soi đường.

Hơn 800 gia đình ở TP Hồ Chí Minh, ai cũng biết rằng giữa “Sài thành” phồn hoa này, vẫn có một góc “Cà Mau”. Ở đó có những người con của Cà Mau xa quê sum họp lại với nhau, cùng nhớ về những kỷ niệm đã qua và chiêm ngưỡng một Cà Mau đang vươn tới những tầm cao mới. Cũng ở thành phố mang tên Bác, nhiều thế hệ con em Cà Mau đã và đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, nghề… để trở thành người hữu dụng cho xã hội. Trong buổi họp mặt, nhiều người gặp nhau rồi hứa chắc: “Qua Tết này về dưới (Cà Mau) đi xe hơi cho tới Đất Mũi luôn nghen”.

Đi đâu cũng nhớ về Cà Mau

Ông Tô Văn Giai, người con của đất Ngọc Hiển xa quê từ năm 1954, thổn thức: “Tôi sinh ra ở Tân Ân, những ký ức về quê hương làm sao quên được. Lúc nhỏ, gia đình khó khăn, tôi cũng như bao nhiêu bạn bè trang lứa vào rừng, ra biển để vất vả mưu sinh”. Ông nói, “Cà Mau hồi đó xa xôi, hẻo lánh lắm, không bao giờ tưởng tượng được quê mình giờ đã có đường, có điện, có nước, có lộ xe”.

Các ấn phẩm báo chí cũng là cầu nối cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho những người con Cà Mau - Bạc Liêu xa quê.

Về sống và công tác tại TP Hồ Chí Minh, ông ít có dịp thăm quê, nhưng ông luôn dõi theo sự đổi thay Cà Mau trong suốt những năm qua. Ông chắc mẫm: “Cà Mau giờ thay đổi nhiều lắm, phải làm sao để tỉnh ta xứng danh với thành phố cuối cùng, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc”. Từng làm Phó Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc 9, ông khẳng định: “Vị trí của Cà Mau hết sức quan trọng, do đó Ban Chấp hành khoá mới của Đảng bộ tỉnh phải hết sức nỗ lực để Cà Mau có những bứt phá mạnh mẽ, vươn tầm so với các tỉnh trong cả nước”.

Ông Võ Hữu Ty cũng đã xa quê mấy mươi năm, ông kể, nhà ông ở tuyến kinh xáng Đội Cường, bên kia sông là Chà Là, Cái Keo, ông ở bên này thuộc huyện Cái Nước. Ông chia sẻ: “Thế hệ cán bộ kế cận sau này có lợi thế sức trẻ, được đào tạo bài bản, đất nước trong không khí hoà bình, đổi mới, do đó trọng trách cũng hết sức lớn. Tôi mong anh em cán bộ của tỉnh nhà phát huy được tinh thần đoàn kết, xa rời những chuyện tham nhũng, làm trong sạch nội bộ, chiếm được lòng tin của Nhân dân, ra sức phấn đấu để quê hương ngày càng phát triển”. Qua lời ông Ty mới biết, anh em Cà Mau ở thành phố này đều rất quan tâm đến mỗi bước đi của quê hương, cùng chung vui với những thành tựu và trăn trở với khó khăn của tỉnh nhà.

Mùa xuân mới của đất trời, mùa xuân mới của Đảng, trong không khí thân ái, nồng đượm nghĩa tình, chưa bao giờ những người con xa quê lại thấy Cà Mau thân thương đến thế, gần gũi đến thế. Cô Phạm Thị Hoàng bắt chúng tôi kể về TP Cà Mau, nơi bà đã rời xa mấy chục năm mà chưa có dịp về thăm. Nghe kể đến đâu, cô rưng rưng nước mắt và hỏi đi hỏi lại: “Thiệt không con?”. Rồi sau đó bà tự hứa với mình: “Quê mình khác xưa nhiều quá, phát triển quá. Nói vậy TP Cà Mau giờ đẹp quá xá rồi, về chắc đi lạc. Qua Tết cô phải về một lần mới được, hơn 80 tuổi rồi còn đâu”. Riêng em Trần Lê Vy, sinh viên Trường Đại học Phạm Ngọc Thạch, tâm sự: “Đi đâu em cũng nhớ về Cà Mau, em được dự cuộc họp mặt vui như thế này thật sự biết ơn các cô chú lãnh đạo tỉnh nhà”.

Còn nhiều, thật nhiều những câu chuyện, những gởi gắm của người Cà Mau xa quê đối với nơi “chôn nhau cắt rốn”. Mà có xa xôi gì đâu, TP Hồ Chí Minh về Cà Mau bon bon xe chạy, khắp Cà Mau chỗ nào cũng lộ làng thông suốt. Nhắn ai về để thấy quê hương mình thay da, đổi thịt. Mừng xuân của Đảng, mừng Xuân Bính Thân, quê hương mình bừng lên sắc xuân rộn rã…

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.