ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 5-12-24 13:19:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Anh hùng phi công, Liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy (B) - Những điều ít biết - Bài 2: Phẩm chất anh hùng

Báo Cà Mau Sau chiến thắng ném bom đánh chìm tàu khu trục Mỹ, 2 phi công Nguyễn Văn Bảy (B) và Lê Xuân Dị được gặp Thủ tướng Phạm Văn Ðồng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Cấp trên sau đó có chủ trương giữ biên đội này chỉ để dành đánh trên biển. Nhưng do thiếu người, chiến tranh ngày càng ác liệt, biên đội của Dị - Lục - Bảy (B) lại được cắt trực.

Anh dũng hy sinh trong trận chiến không cân sức

Ngày 6/5/1972, biên đội MiG-17 gồm Nguyễn Văn Lục và Nguyễn Văn Bảy (B) không chiến với 24 máy bay cường kích của Mỹ tại bầu trời Thanh Hoá, nhằm ngăn chặn không quân Mỹ bắn phá miền Bắc (Mỹ sử dụng các loại máy bay A6, A7, F4 - là những máy bay chiến đấu hiện đại, trong khi MiG-17 là máy bay đời cũ, tốc độ chậm).

Nguyễn Văn Bảy (B) đã chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 1 chiếc A6, rồi tiếp tục tả xông hữu đột trong vòng vây máy bay địch. Cuộc chiến không cân sức, máy bay bị trúng đạn, Nguyễn Văn Bảy (B) đã anh dũng hy sinh.

Từ vùng trời huyện Bá Thước, máy bay lao xuống ngọn núi Pu Ví, xã Tân Thành, vùng núi hiểm trở của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Hài cốt ông được chôn cất ở chân núi Lê Lai (bên dãy Trường Sơn).

Nguyễn Văn Bảy (B) đã dâng hiến trọn cuộc đời thanh xuân cho Tổ quốc ở tuổi 29.

Ðể ghi nhận chiến công xuất sắc trong chiến đấu, Nguyễn Văn Bảy (B) - người phi công ưu tú của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam, đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân năm 1994.

Nguyễn Văn Bảy (B) (thứ 2 từ trái sang), bên bạn lái. (Ảnh tư liệu, gia đình cung cấp)

Nguyễn Văn Bảy (B) trong mắt đồng đội

Bay biển là rất khó, đọc trong quyển sổ ông Sơn ghi chép, nhiều phi công thời đó cũng thừa nhận việc này.

Ðại tá Nguyễn Văn Lục (cùng phi đội bay biển với Nguyễn Văn Bảy (B), ngụ tại Hà Nội), cho biết:

“Bay bờ nhìn rõ đủ thứ, nhiều vật chuẩn để phân biệt mặt đất - bầu trời, kể cả đêm và ngày, có sự cố gì thì dễ xử lý. Bay biển không có các điều đó, cảm giác đơn độc, không hiểu nó đang bay bằng hay bay nghiêng”.

“Bay ở độ cao 50 m so với mặt biển, đòi hỏi máy bay phải song song tuyệt đối với mặt nước. Phi công không giỏi, tâm lý không vững, dễ bị rơi vào tình trạng không song song.

Có 2 tình huống xảy ra: Nếu đầu máy bay hơi chúi về phía trước, thì máy bay sẽ lao ngay xuống biển; nếu đầu máy bay hơi nghếch lên, thì máy bay sẽ bay lên, dễ bị pháo từ tàu bắn hạ, ta thì công kích không trúng mục tiêu”.

“Thia lia, nghĩa là bắn bom cho nhảy trên mặt nước rồi lao thẳng vào tàu ngay từ bước nhảy thứ nhất”.

“Nói thật, Bảy (B) được phong anh hùng là quá xứng đáng, bởi vì khi đánh hạm đội thì cả cụm tàu ở dưới bắn lên rất dữ, Bảy (B) bất chấp điều đó. Nhờ bay thấp nên pháo không trở tay kịp. Có 1 ảnh cho thấy, tàu bị thủng 1 lỗ to như cái giếng. Ðiều này thực lòng, trong chiến đấu không phải ai cũng làm được như Bảy (B).

Bị tên lửa bắn như mưa, Nguyễn Văn Bảy (B) vẫn bình tĩnh, mưu trí, chọn góc đánh tối ưu để tiêu diệt tàu địch. (Ảnh tư liệu, gia đình cung cấp)

Nếu bay biên đội thì số 2 chỉ ném bom theo lệnh của số 1, có thể trúng hoặc không trúng mục tiêu, hiệu quả không cao. Ðằng này Bảy (B) phát hiện mục tiêu thứ 2 nhưng gần quá, nếu cắt bom thì hiệu quả có thể rất ít hoặc không. Bảy (B) bay vọt qua luôn rồi quay lại, ngắm - chỉnh đường bay chính xác hơn, vuông góc hơn. Bản lĩnh là ở chỗ, bất chấp hệ thống phòng không dày đặc với đủ loại súng - pháo phòng không của địch, Bảy (B) bay rất thấp, rất bình tĩnh ngắm mục tiêu và cắt bom trúng đích”.

Thượng tá Ðoàn Hồng Quân, đồng hương Cà Mau (hiện sống ở TP Hồ Chí Minh), cùng học lái máy bay chung, cũng thán phục sự tài giỏi của Nguyễn Văn Bảy (B) trong trận đánh này: 

“Muốn ném thia lia phải tính thật chính xác: từ lúc bom chạm nước lần 1, nhảy khỏi mặt nước, rồi chạm nước lần 2 là bao nhiêu mét để cắm vào mạn tàu.

Bay thấp thì tầm nhìn rất hạn chế và thấy máy bay bay rất nhanh, do đó rất khó quan sát mục tiêu. Vì vậy khi thấy mục tiêu thì đã trễ, Bảy (B) đành vọt qua rồi quay lại. Quay lại không song song với đường cũ mà chéo với đường cũ, lấy tàu làm tâm điểm và lao vào trong lúc súng đủ loại trên 2-3 tàu bắn xối xả vào mình. Có đức tính dũng cảm và bình tĩnh mới đủ can đảm tìm lại mục tiêu cũ để tiêu diệt”.

“Trong tác chiến, nếu chỉ hành động theo lệnh của số 1 thì rất nhiều khi không chính xác, vì có thể không nhìn thấy mục tiêu. Trường hợp trận đánh ngày 19/4/1972 của Bảy (B), số 1 không chỉ huy được, rađa cũng không chỉ huy được, Bảy (B) phải tự tìm kiếm mục tiêu khi quay trở lại, vì bay quá thấp. Trong trường hợp này, phi công phải “tự đi - tự đánh - tự về” và phải làm cả 4 nhiệm vụ: “bay - cảnh giới trên không - hoa tiêu - dẫn đường”.

Nói về đức tính, phẩm cách của Nguyễn Văn Bảy (B), Ðại tá Lê Xuân Dị (nguyên Ðội trưởng Ðội bay 4) bộc bạch:

“Sống và chiến đấu chung với nhau, tôi quý Bảy (B) các đức tính như: trầm tĩnh, ít nói, sống rất chan hoà với mọi người, ai cũng như ai. Với bạn bè, đồng đội, rất chân tình, sẵn sàng giúp đỡ. Thẳng thắn trong đấu tranh, xong rồi thì không để bụng. Chính vì vậy mọi người đều quý mến”.

“Tóm lại, Bảy (B) khá về kỹ thuật, nhưng cũng rất bản lĩnh chính trị, ý chí chiến đấu thật kiên cường, đáng nể”.

Ðại tá Nguyễn Văn Lục: “Trong luyện tập, Bảy (B) gan lì, có bản lĩnh, không ẩu. Anh Bảy (A) và Bảy (B) bay với động tác dứt khoát, mãnh liệt. Những phi công được bay thia lia là phi công phải giỏi”. “Tóm lại, Bảy (B) là một phi công giỏi, rất hiền, cục và thẳng tính, chưa đánh nhau với ai bao giờ. Không biết đi xe đạp, hay thăm bạn và chỉ đi bộ đến”.

Thượng tá Ðoàn Hồng Quân: “Bảy (B) học lý thuyết loại tốt, bay MIG loại giỏi”. “Bảy (B) bay giỏi, ít nói, khi lên trời thì nhanh nhẹn như mãnh hổ, năng động, linh hoạt, một mất một còn. Mà phải như vậy mới là anh hùng”.

Anh hùng, Ðại tá Nguyễn Văn Bảy (A), nguyên Phó tư lệnh Không quân, nói về Nguyễn Văn Bảy (B):

“Bảy (B) có trình độ, tiếp thu nhanh nhưng hay hỏi, hay tranh luận. Sau 2 tháng tập bay biển, ném bom thử mục tiêu, Bảy (B) thuộc loại khá giỏi. Bảy (B) có những đức tính mà tôi thích nhất: đằm tính, ít nói, nóng tính nhưng chân tình. Quan tâm tới bạn bè, anh em. Nhiệt tình, hăng say với công việc. Tiếp thu nhanh, nhớ dai, khi hành động là quyết liệt. Chơi bóng chuyền, bóng rổ tốt”.

Ông Ðỗ Khắc Hùng (TP Hồ Chí Minh), người cùng tập kết ra Bắc tại bến Sông Ðốc và học chung cấp 1 và 2 tại các trường học sinh miền Nam cùng Nguyễn Văn Bảy (B), kể:

“Ở chung nhiều năm, tôi quý tính cách của Bảy (B) là hiền, ít nói, hay cười, học lực rất khá; không có tính “hay làm sếp” thiên hạ, có sao nói vậy, nói là làm. Rất thật, hay giúp mọi người. Luôn tìm cách cải thiện bữa ăn, như rủ bạn đi mò trai ở Sông Ðáy về nấu cháo. Tích cực chăm lo tự túc, chăm lo vườn rau của lớp. Năng nổ trong công việc của lớp”.

Ngoài những câu chuyện kể về Nguyễn Văn Bảy (B), gia đình còn lưu giữ một số thư của bạn bè, của thầy cô giáo từ thuở ông còn học phổ thông. Qua nội dung các bức thư, có thể thấy được phần nào tâm tư, tình cảm, lối sống, sinh hoạt của Nguyễn Văn Bảy (B) và tuổi trẻ thời ấy, nhất là thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Họ luôn đau đáu nỗi niềm hướng về quê hương đang trong lửa đạn chiến tranh; luôn rèn giũa mình; sống có lý tưởng, có trách nhiệm, tràn đầy khát vọng cống hiến cho đất nước, quê hương, cho những điều lớn lao, cao đẹp; như lời thơ Tố Hữu:

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!

(Chào Xuân 67)

 

Trang Thăm

Bài cuối: Gia đình ở đâu, nơi đó là quê hương

 

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài 2: Người gieo hạnh phúc

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp quê hương Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý. Ðó là câu chuyện của người phụ nữ vượt qua nỗi đau của bản thân để dìu dắt những người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, là câu chuyện của những cựu chiến binh giàu nghĩa cử cao đẹp... Họ thầm lặng đóng góp cho đời, gieo hạt giống yêu thương, điểm tô cho cuộc sống thêm những gam màu tươi sáng.

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài cuối: Bàn về giải pháp

Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ người hoạt động ở ấp, khóm kế cận ở Cà Mau đầy sinh động, với nhiều cách làm hay, kinh nghiệm hữu ích. Bằng việc kết nối, đảm bảo tính kế thừa để phát huy tối đa những ưu điểm, bổ trợ những hạn chế giữa các thế hệ; đội ngũ này vừa ổn định vừa có những điểm sáng đột phá gắn với xu hướng trẻ hoá, chuẩn hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển khởi sắc của tỉnh nhà cũng đang tạo ra môi trường tốt để nhiều người trẻ chọn trở về gắn bó lập thân, lập nghiệp.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

Năng nổ, nhiệt huyết, nhạy bén và dám nghĩ, dám làm đang là những ghi nhận, đánh giá của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân khi nói về những người trẻ tuổi hoạt động ở ấp, khóm. Không khí tươi mới với nguồn năng lượng tích cực của đội ngũ trẻ đã thực sự trở thành điểm sáng ở nhiều địa bàn ấp, khóm ở Cà Mau trong hành trình phát triển. Ðó cũng là gợi ý hữu ích để Cà Mau tiếp tục công việc chuẩn hoá, trẻ hoá; tăng cường chất lượng và xây dựng đội ngũ kế thừa đảm đương nhiệm vụ ở khóm, ấp trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng

Thực tế đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm trong việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Ðây là cánh tay nối dài của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp, sâu sát nhất với Nhân dân. Mọi chuyển động của cấp “cơ sở của cơ sở” sẽ quyết định đến việc thành hay bại của một quyết sách, một chủ trương, một phong trào... gắn với nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của từng địa phương.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.