ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 11:06:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bẫy trên mạng... vẫn chưa hồi kết - Bài 1: Những đòn đau nhớ đời

Báo Cà Mau (CMO) Mất số tiền vài chục triệu, vài trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ vì nghe theo lời người chưa quen, chỉ trao đổi qua điện thoại, tin nhắn là sẽ nhận quà, tiền từ nước ngoài gửi về; tham gia sàn giao dịch tiền ảo; vay tiền qua app sau đó gánh nợ chồng chất, bị đối tượng hăm doạ, khủng bố qua điện thoại, Zalo, Facebook, làm phiền người thân, đồng nghiệp… Những câu chuyện nghe có vẻ vô lý, nhưng đã và đang xảy ra trong cuộc sống quanh ta. Sợ bị chê trách, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự cá nhân, gia đình và cơ quan nơi mình công tác, nhiều nạn nhân liên quan đến các vụ việc lừa đảo qua mạng ngậm đắng, âm thầm giấu nhẹm… Cách giải quyết như thế vô tình càng tạo cơ hội để các đối tượng lừa đảo qua mạng xã hội (tội phạm công nghệ cao) bày nhiều chiêu trò lừa gạt để giăng bẫy những con mồi tiếp theo.

Bài 1: Những đòn đau nhớ đời

Đánh mất số tiền lớn trong phút chốc

Đến gặp, nghe lại câu chuyện của những nạn nhân từng bị lừa qua mạng xã hội, thật sự cảm thấy xót cùng họ, khi số tiền mất đi khá lớn, có khi đó là số tiền họ chắt chiu, dành dụm cả nửa đời người mới có được, lại bay màu trong phút chốc.

Chị N.N.T, giáo viên ở Phường 5, TP Cà Mau từng bị bọn lừa đảo lừa mất 1 tỷ đồng. Theo lời kể của chị T, tháng 12/2021, có số điện thoại lạ gọi đến thông báo rằng xe của chị gây tai nạn ở Đà Nẵng, chị phải nhanh chóng thực hiện các thủ tục theo lời chúng để xử lý. Chị T mạnh dạn khẳng định chắc chắn rằng không có xe cũng không có người thân đi ngoài đó nên không thể gây ra tai nạn. Không lâu sau đó, bọn chúng tiếp tục gọi lại cho chị T, bảo rằng đã kiểm tra kỹ lại, chị không có xe gây tai nạn ở Đà Nẵng, nhưng số tài khoản của chị có liên quan đến đường dây rửa tiền, yêu cầu một mình chị vô phòng kín, kết bạn Zalo để gửi nội dung lệnh bắt tội phạm. Chị T làm theo và qua điện thoại có tiếng còi hú, đọc lệnh bắt chị T từ viện kiểm sát với giọng hùng hồn, gay gắt vì tội có liên quan đến đường dây rửa tiền. Trong lúc bối rối, mất bình tĩnh, chị T đã làm theo yêu cầu của chúng, cung cấp thông tin số tài khoản, cung cấp mã OTP để chúng kiểm tra xem có liên quan đến đường dây rửa tiền không. Thế là chỉ phút chốc số tiền trên 1 tỷ đồng trong tài khoản của chị T đã mất, ngay sau đó bọn lừa đảo ngắt hết mọi liên lạc. Chị T hoảng hốt báo tin cho chồng, đến cơ quan công an trình báo, thì mọi thứ liên quan đến đối tượng lừa đảo quay về con số 0 và tìm trong vô vọng…

Ngày 25/6 vừa qua, phóng viên đến gặp, làm việc với Phòng Cảnh sát hình sự về điều tra tội phạm, Công an tỉnh, đúng lúc nạn nhân H.N.N, ấp Tân Long A, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi đến trình báo vụ việc: chỉ trong 3 ngày (từ ngày 6-8/6), N bị đối tượng lừa đảo lừa chuyển khoản mất 129 triệu đồng. Ngồi trò chuyện cùng N, được biết em đang làm cho công ty thuỷ sản, lương khoảng 6 triệu đồng/tháng nên chỉ giúp gia đình được một phần. Trong lúc mẹ kinh doanh gặp khó khăn, cần vốn để đầu tư nên em đã tìm hiểu trên mạng Facebook có ngân hàng Vietinbank cho vay tiền, theo đường link: http://www.facebook/Vietinbankk-T1-100673364753086/. Nghĩ là ngân hàng chính thống nên N đặt niềm tin, nhấn vào bình luận cần tư vấn, ngay sau đó có tin nhắn đổ về, kêu kết bạn Zalo để tiện trao đổi. Một người xưng là Nguyễn Tiến Cường, giới thiệu sinh sống ở Hà Nội, là nhân viên ngân hàng hỏi thăm N về công việc, thu nhập hiện tại để xem có khả năng trả tiền sau vay không, đồng thời cung cấp tất cả các thủ tục cần thiết khi vay như một ngân hàng chính thống. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, tên Cường thông báo N được vay số tiền 69.274.000 đồng. Nhưng để giải ngân được số tiền trên, tên Cường lần lượt nêu ra các lý do để N chuyển khoản cho Cường, như phí làm hồ sơ 900.000 đồng, phí bảo hiểm 3,5 triệu đồng, phí VAT 13.854.000 đồng, phí lấy lại mã OTP 15 triệu đồng, 20% xác minh thuế VAT 21.625.000 đồng, phí kích hoạt thẻ 21.625.000 đồng, phí truy thu tất cả các khoản tiền đã chuyển trước đó 4 triệu đồng, phí bồi dưỡng cho nhân viên khi hoàn tất hồ sơ ngoài giờ 5 triệu đồng Chị H.N.N cho biết: “Lúc đó em nghĩ đã lỡ rồi, nếu dừng lại không chuyển theo yêu cầu của Cường thì sẽ mất trắng số tiền chuyển khoản trước đó, nên đã cố gắng vét hết tiền có được, đi vay mượn bạn bè, đồng nghiệp để chuyển khoản cho Cường tổng số tiền 129 triệu đồng và đinh ninh rằng tên Cường sẽ thực hiện theo lời hứa, sẽ giải ngân cho em số tiền vay 69 triệu đồng và chuyển trả lại toàn bộ số tiền 129 triệu đồng em đã chuyển các khoản phí trước đó. Nhưng thật đau, tên Cường đã để lại cho em những dòng tin nhắn cuối cùng trước khi cúp nguồn, xoá Zalo: "Em ơi, không vay được trên mạng đâu. Mình muốn vay thì ra trực tiếp chi nhánh vay nhé. Coi như bài học của cuộc đời mình nhé em, lần sau đừng có dại mà lên mạng vay em nhé". Nhận được tin nhắn, em đã suy sụp tinh thần và đến ngay cơ quan công an trình báo sự việc…”.

Nạn nhân H.N.N, ấp Tân Long A, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi đến trình báo vụ việc lừa đảo khi đã chuyển khoản mất 129 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo.

Bài học cuộc đời

Chạy theo những buổi hội thảo tư vấn, hô hào tráng lệ; nghe theo những lời đường mật của bọn môi giới tại các sàn giao dịch Coolcat; đầu tư ngoại hối Forex; Bitcoin - khi tham gia chỉ có giàu đến siêu giàu, sớm tậu xe hơi, biệt thự; hoặc bị đối tượng giả danh người nước ngoài làm quen, sau đó ngỏ ý chuyển quà, tiền tỷ tặng, giữ hộ… nhiều nạn nhân đã ôm hận trong muộn màng, thậm chí tan nát gia đình.

Qua người quen giới thiệu, tháng 6/2020, chị P.X.H, Phường 9, TP Cà Mau tham gia sàn giao dịch tiền mang tên Coolcat. Chị H cho biết, ban đầu cũng sợ bị lừa gạt nên chỉ thử nghiệm với số tiền nhỏ, khi thấy lợi nhuận đổ về là thật, chị H bán đất, gom góp tiền dành dụm được để đầu tư vì đầu tư càng nhiều thì hoa hồng càng lớn. Cao điểm đầu năm 2021, chị H đầu tư khoảng 1,3 tỷ đồng, tiền lời thu về có khi 20 triệu đồng/ngày. Thấy có lợi thật và dễ dàng, chị H rủ thêm anh chị em trong gia đình, thân tộc tham gia để cùng hưởng lợi. Đến tháng 2/2021, khi chị H và anh chị em, bạn bè dồn số tiền lớn vào sàn giao dịch Coolcat thì bất ngờ sàn giao dịch sụp nguồn, số tiền gần 2 tỷ đồng của chị H cùng những người thân trong dòng họ, bạn bè đã mất.

Chị H chia sẻ: “Thật sự thời điểm đó, tiền lời có được làm mình mất hết lý trí, chỉ muốn đầu tư thật nhiều để có lãi thật nhiều. Chính lòng tham đã đưa mình đến kết quả này, đau thật sự. Đây là bài học đắt giá nhất trong cuộc đời mình. Mong mọi người hãy thức tỉnh kịp thời, đừng sa vào con đường đầu tư các sàn giao dịch tiền ảo trên mạng, chúng mở ra nhiều sàn giao dịch tiền ảo với những tên gọi khác nhau nhưng thực chất là một chiêu lừa, bởi không thể có chuyện ngồi mát ăn bát vàng".

Tương tự, chị N.T. L, ở Phường 5, TP Cà Mau đang nuôi con nhỏ hơn 5 tháng tuổi. Thời gian rảnh rỗi nhiều, chị lên mạng vào trang Facebook tìm việc làm tại nhà, ngay lập tức có tin nhắn đổ về, bảo kết bạn Zalo với một số lạ. Chị L kết bạn và trao đổi thông tin, chị được giới thiệu mua sản phẩm Online nhận hoa hồng liền tay, mua càng nhiều, hoa hồng nhận được càng nhiều. Tham gia được 3 ngày, có tiền lãi cả triệu đồng, sau khi mua sản phẩm kế tiếp, chị L nhận được thông báo đã mua ngay sản phẩm, có mã trúng thưởng trị giá 200 triệu đồng. Để nhận được tiền thưởng, chị L cần thực hiện 6 lệnh theo yêu cầu nhà bán hàng cung cấp. Theo đó, chị L đã thực hiện 5/6 lệnh với tổng số tiền đã chuyển khoản là 175 triệu đồng; ở lệnh thứ 6, yêu cầu chị L chuyển khoản 115 triệu đồng là hoàn thành, sau đó sẽ được nhận lại 400 triệu đồng (bao gồm 200 triệu đồng trúng thưởng và 200 triệu đồng đã chuyển thực hiện các lệnh). Tuy nhiên, do hết khả năng tài chính, chị L chỉ nạp thêm 35 triệu đồng, sau đó phía nhà bán hàng liên tục yêu cầu chị L hoàn thành lệnh thứ 6, nếu không tài khoản sẽ đóng băng, đồng nghĩa với việc chị L mất trắng số tiền đã chuyển trên 200 triệu đồng. Lúc này chị L mới tỉnh ngộ, biết mình đã bị lừa, cầu cứu một người quen và sau đó trình báo công an.

Ngày 15/7, chúng tôi đến thăm gia đình ông Phan Văn L, ấp Công Nghiệp, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, khi bàn thờ của anh Phan Văn T, con trai ông L còn nghi ngút khói hương. Tháng 8/2021, vì giận vợ bỏ qua ngoài tai tất cả lời khuyên của mọi người trong gia đình gây ra cảnh nợ nần, anh T đã tự vẫn để lại nỗi đau thương, mất mát lớn cho gia đình. Nguyên nhân xuất phát từ câu chuyện kết bạn với người nước ngoài, sau đó họ nhắn tin gửi quà, số tiền lớn về tặng. Sự việc này không còn lạ nhưng đối tượng đã lừa được chị Lê Thị C (vợ anh Phan Văn T), dẫn đến nhà tan cửa nát.

Ông Phan Văn L và vợ vẫn chưa lấy lại tinh thần sau biến cố con trai mất, liên quan đến vụ lừa đảo kết bạn, làm quen với người nước ngoài.

Năm 2016, chị C đi lao động nước ngoài tại Đài Loan với mong muốn kiếm được ít vốn rồi về quê cất nhà, an cư lạc nghiệp ổn định cuộc sống sau này, chồng và 2 con thì làm công nhân ở tỉnh Bình Dương. Cuối năm 2019, chị C kết bạn với người nước ngoài, người này tự xưng là làm trong quân đội Irac, vợ và con đã mất do dịch bệnh nên tài sản không có người quản lý, ngỏ ý tặng lại cho chị C bằng hình thức gửi kiện quà về cho người thân ở Việt Nam đón nhận. Người thân của chị C ở Việt Nam nhận được cuộc gọi lạ, xưng là nhân viên sân bay, hải quan bảo phía nhận phải đóng đủ các loại phí do kiện hàng có giá trị lớn gồm 5 máy giặt, bên trong chứa tiền đô, quy ra tiền Việt Nam trên 100 tỷ đồng… Sau nhiều lần huy động các nguồn tiền, bản thân chị C kêu chồng cố miếng đất ở quê và vay nóng trên 300 triệu đồng; gom góp tiền dành dụm của các con 200 triệu đồng…, tổng số tiền chị C đã chuyển cho đối tượng khoảng 600 triệu đồng. Dù sự việc lừa đảo đã rành rành trước mắt nhưng chị C vẫn khăng khăng không có chuyện lừa đảo. Giận vợ vì không nghe lời khuyên của mọi người và gây ra nợ nần, anh Phan Văn T (chồng chị C) đã tự vẫn vào tháng 9/2021.

Ông Phan Văn L, cha chồng của chị C, chia sẻ: “Đến nay gần giáp năm con trai, nhưng gia đình tôi vẫn chưa lấy lại tinh thần sau biến cố”. Nhìn cảnh ngôi nhà của con trai đang xây dang dở, đất đai thì cầm cố, cảnh đầu bạc khóc kẻ đầu xanh, đau đớn vô cùng…

Anh Quách Tô Ni, Phó trưởng ấp Công Nghiệp, xã Tân Hải, cho biết: “Thời gian qua, trên địa bàn ấp đã xảy ra một số vụ việc lên quan đến lừa đảo. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại nên đa phần bà con không trình báo cơ quan chức năng, hoặc có trình báo thì cũng chưa giúp họ lấy tiền lại được, điều này càng khiến nhiều vụ việc lừa đảo im ắng theo thời gian. Chúng tôi chỉ nắm được thông tin qua mối quen biết, từ đó đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, cảnh tỉnh trong dân, đừng vì ham lợi trước mắt mà gánh hậu quả về sau”.


Không chỉ người dân ở các vùng quê, thực tế đã có không ít công nhân, người lao động, thậm chí là giáo viên, bác sĩ, công chức, viên chức cũng từng vướng bẫy trên mạng xã hội. Do tâm lý ái ngại, sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự cá nhân, gia đình nên có rất nhiều trường hợp ém nhẹm, không đến cơ quan công an trình báo, do đó con số thống kê được của ngành công an chỉ là mảng nổi trên tảng băng chìm.


 

Loan Phương

BÀI CUỐI: KHÓ KHĂN TRONG XỬ LÝ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.