ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 08:25:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cá kèo trúng giá

Báo Cà Mau Vào mùa cá khô Tết, cùng với nhiều đặc sản khác, giá cá kèo cũng tăng cao. Theo nhận định của ngành chức năng và người nuôi cá kèo, do lượng cá kèo nuôi năm nay không nhiều, cùng yếu tố thời tiết, môi trường ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cá, dẫn đến lượng cung giảm. Đây chính là nguyên nhân đẩy giá cá kèo thương phẩm tăng.

Xem thông tin trên mạng xã hội, thấy mô hình nuôi cá kèo khá nhàn và phù hợp với diện tích ao nhỏ, ông Võ Văn Lâm, Ấp 18, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh cải tạo diện tích ao khoảng 500 m2 nuôi thử nghiệm cá kèo. Sau gần 4 tháng nuôi, cá phát triển tốt và dự kiến thu hoạch trước tết. Ông cho biết, đây là năm đầu tiên nuôi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, thả nuôi mật độ hơi dày, tuy nhiên đến thời điểm này cá đạt trọng lượng khoảng 45-50 con/kg.

"Với giá dao động 120-160 ngàn đồng/kg như hiện nay, hy vọng sẽ có lợi nhuận khá, nhất là thời điểm gần tết thì giá cá càng cao, lợi nhuận càng nhiều hơn. Tôi sẽ khai đầm, cho cá ra đồng lúa một thời gian để giảm bớt lượng thức ăn công nghiệp, giúp thịt cá chắc, ngon hơn và bán giá cao hơn”, ông Lâm cho hay.

Lãnh đạo UBND xã Nguyễn Phích, huyện U Minh cùng đại diện các ngành, đoàn thể tham quan mô hình nuôi cá kèo của ông Võ Văn Lâm (người cầm thau xanh).

Được biết, với 3 ha đất, ông Lâm sản xuất tổng hợp rất nhiều cây, con trên cùng diện tích, như: trồng lúa, kết hợp nuôi tôm càng, tôm sú, tôm thẻ, cua. Thu nhập từ đầu năm đến nay trên 200 triệu đồng, dự kiến có thêm lợi nhuận từ ao cá kèo khoảng 50 triệu đồng đón tết.

Đây là năm thứ ba anh Huỳnh Hoài Nhớ, ấp Tân Lợi A, xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi nuôi cá kèo thương phẩm. Anh Nhớ cho biết: "2 năm trước, tôi tận dụng ao nuôi tôm công nghiệp kém hiệu quả để nuôi cá kèo. Riêng năm nay, gia đình cải tạo ao nuôi mới trên diện tích khoảng 600 m2, thả 3 kg cá kèo giống, sau 5 tháng nuôi thu được 1,2 tấn cá, trọng lượng 40 con/kg, bán được giá 145 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí, lợi nhuận 115 triệu đồng".

Ao cá kèo khoảng 600 m2 mang lại lợi nhuận 115 triệu đồng cho gia đình anh Huỳnh Hoài Nhớ (ấp Tân Lợi A, xã Tạ An Khương Nam).

Tượng tự, anh Trương Hoàng Vũ, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau tận dụng diện tích 800 m2 ao tôm công nghiệp để nuôi cá kèo. Sau 5 tháng nuôi, cuối tháng 10/2023, anh Vũ thu hoạch, bán được giá 120 ngàn đồng/kg, thu lãi trên 200 triệu đồng.

Theo lời anh Nhớ và anh Vũ, do ảnh hưởng thời tiết, môi trường và nguồn cá giống trôi nổi nên cá giống hao hụt nhiều, chỉ đạt đầu con khoảng 60-70%. Bù lại giá cá thương phẩm năm nay tăng cao, người nuôi sẽ có nguồn thu nhập khá từ mô hình này.

Ở Cà Mau, nghề nuôi cá kèo phát triển từ hơn 10 năm nay, tập trung nhiều ở TP Cà Mau (tại xã Tân Thành) và các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển. Cá kèo thích hợp với môi trường nước lợ, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc.

Cá kèo thích hợp với môi trường nước lợ, khá dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc.

Khô cá kèo được mọi người ưa chuộng trong những ngày Tết.

Nuôi cá kèo là mô hình triển vọng, cá kèo có thể là vật nuôi thay thế tôm thẻ, sú ở các đầm tôm công nghiệp kém hiệu quả, giúp cải tạo ao đầm, đồng thời mang lại lợi nhuận khá cho bà con. Do đó, người nuôi cũng rất cần các ngành chức năng quan tâm chuyển giao khoa học công nghệ, có nguồn con giống qua kiểm dịch, đảm bảo chất lượng giúp bà con an tâm sản xuất và nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi.

 Loan Phương

Tín hiệu tích cực từ xác thực sinh trắc học

Ðã hơn 2 tháng kể từ ngày thực hiện quy định xác thực sinh trắc học khuôn mặt khi thực hiện giao dịch tài khoản trên 10 triệu đồng hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng, đến nay, đã có hàng triệu khách hàng thực hiện xong sinh trắc học, góp phần bảo vệ, bảo mật tài khoản khi thanh toán trực tuyến, trong bối cảnh lừa đảo không gian mạng ngày càng gia tăng.

Rà soát tổng thể quy hoạch vùng ngọt hoá Trần Văn Thời

Cần có đánh giá rà soát tổng thể lại vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và cả vùng Bắc Cà Mau một cách cụ thể, chi tiết và khoa học, nhất là số liệu về thổ nhưỡng, đất đai, cao độ của địa hình (gò, trũng), đặc điểm canh tác từng khu vực cho toàn vùng, thực trạng đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đề xuất những nhu cầu mới để đáp ứng sản xuất trước biến đổi khí hậu.

Bùng nổ xu hướng “nhúng” dịch vụ ngân hàng

Hiện nay, ngân hàng không còn là dịch vụ tách rời mà trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hằng ngày thông qua xu hướng “nhúng” dịch vụ ngân hàng. Khái niệm “nhúng” dịch vụ ngân hàng đang ngày càng trở nên phổ biến, mang đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm liền mạch và tiện lợi hơn bao giờ hết. Xu hướng này đang thay đổi cách các doanh nghiệp và khách hàng tương tác với nhau, mở ra một kỷ nguyên mới của tài chính số.

Vươn lên từ nghề đũa đước

Những năm gần đây, với phong trào thi đua lập thân, lập nghiệp, tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, đã xuất hiện nhiều tấm gương dám nghĩ, dám làm, luôn cần cù trong lao động sản xuất, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Anh Lê Trường Ðại, ấp Xẻo Mắm, là một điển hình.

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Chậm tiến độ cấy lấp vụ lúa - tôm

Bước vào vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân trên địa bàn huyện U Minh gặp nhiều thuận lợi, thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài giúp nông dân cải tạo đất, gieo mạ và rửa mặn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nắng hạn cục bộ, làm cho việc cấy lấp vụ lúa trên đất nuôi tôm chậm hơn so với yêu cầu.

Để những chuyến vươn khơi an toàn

Vươn khơi an toàn, hiệu quả để phát triển kinh tế, góp phần giữ gìn biển đảo quê hương là mục tiêu và nhiệm vụ thiêng liêng của ngư dân huyện Ngọc Hiển. Ý thức rõ điều này, từng ngư dân luôn chủ động trang bị thiết bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn lao động cho bản thân khi hành nghề.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.

Ðồng hành giúp thanh niên khởi nghiệp

Thời gian qua, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được quan tâm. Các chương trình hỗ trợ triển khai ở nhiều cấp, từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau xác định hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp và khởi nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm.

Cải thiện thu nhập từ năn bộp

Từng là loại cỏ mọc hoang dại không ai chú ý nhưng những năm gần đây, năn bộp trở thành loại rau sạch được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu thị trường cao. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành chuyển từ trồng lúa sang năn bộp mang lại hiệu quả kinh tế khá.