ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-6-25 12:48:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Báo Cà Mau Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Nhân dân tin tưởng và kỳ vọng

Lịch sử hành chính của vùng đất Cà Mau và Bạc Liêu chứng kiến nhiều thay đổi. Giai đoạn 1976-1996, Bạc Liêu và Cà Mau từng được sáp nhập thành tỉnh Minh Hải để phù hợp với điều kiện hành chính và phát triển kinh tế. Ðến ngày 1/1/1997, tỉnh Minh Hải lại được chia tách thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, tạo điều kiện để mỗi địa phương phát huy tiềm năng và lợi thế riêng.

Gần 30 năm sau ngày chia tách, một chương mới trong lịch sử phát triển của Cà Mau và Bạc Liêu lại được viết nên. Ngày 12/4/2025, tại Hội nghị lần thứ 11 khoá XIII, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW, quyết định sáp nhập tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, tái lập một đơn vị hành chính cấp tỉnh thống nhất với tên gọi Cà Mau, và trung tâm hành chính sẽ đặt tại TP Cà Mau hiện nay.

Trung tâm hành chính của tỉnh Cà Mau (mới) sẽ đặt tại TP Cà Mau hiện nay.

Trung tâm hành chính của tỉnh Cà Mau (mới) sẽ đặt tại TP Cà Mau hiện nay.

Ðề án sắp xếp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được HÐND 2 tỉnh vừa thông qua, hiện đã trình Trung ương xem xét. Theo đó, tỉnh Cà Mau sau sáp nhập sẽ sở hữu một tiềm lực đáng nể với tổng diện tích tự nhiên gần 8.000 km², dân số hơn 2,6 triệu người và 64 đơn vị hành chính (55 xã và 9 phường). Ðáng chú ý, trong 64 đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp xã sau sắp xếp, không có ÐVHC nào mang số thứ tự hoặc ghép từ chỉ hướng Ðông, Tây, Nam, Bắc; ÐVHC là tên nhân vật lịch sử được điều chỉnh cả họ lẫn tên chứ không viết tắt, như: xã Phan Ngọc Hiển (trước đây là Ngọc Hiển), Quách Văn Phẩm (trước đây Quách Phẩm)...

Ðồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh, tỉnh thực hiện song hành 2 nhiệm vụ vừa sắp xếp ÐVHC cấp tỉnh, vừa sắp xếp ÐVHC cấp xã. Ðây là công việc rất hệ trọng, khối lượng công việc lớn. Sự ủng hộ gần như tuyệt đối từ cộng đồng dân cư 2 tỉnh đã tạo nền tảng vững chắc cho quyết định mang tính bước ngoặt này. Gần 99,2% cử tri của Cà Mau và Bạc Liêu tham gia ý kiến đã đồng thuận với chủ trương sáp nhập, cho thấy sự tin tưởng và kỳ vọng vào những thay đổi tích cực.

Tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tương đồng, mỗi tỉnh có lợi thế riêng có thể bổ sung để mở rộng không gian phát triển; có sự gắn kết chặt chẽ về cộng đồng dân cư, vị trí địa lý, lịch sử hình thành ÐVHC; có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ phát triển đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển ngày càng cao; là điều kiện để tỉnh Cà Mau sau hợp nhất vươn lên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội năng động và có vị thế quan trọng trong khu vực và cả nước.

Trung tâm kinh tế - xã hội năng động và thịnh vượng

Tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau hợp nhất sẽ mở rộng không gian phát triển, tạo điều kiện cho quy hoạch và đầu tư đồng bộ hơn; tạo ra các vùng kinh tế quy mô lớn hơn, tăng cường năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư tốt hơn, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng lợi thế sẵn có của các địa phương để phát triển, như kinh tế hội tụ đầy đủ các ngành, lĩnh vực trọng điểm (nông nghiệp, công nghiệp, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, du lịch, kinh tế biển và hạ tầng đồng bộ), từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện.

Ðặc biệt là phát triển kinh tế biển, với chiều dài bờ biển 310 km và vùng biển rộng lớn khoảng 120.000 km2, là một trong những "vựa thuỷ sản" lớn nhất cả nước. Nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, theo mô hình kinh tế lớn (diện tích canh tác lúa khoảng 312.000 ha; diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 450.900 ha, sản lượng tôm tiếp tục dẫn đầu cả nước với khoảng 566 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,48 tỷ USD), đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, tránh tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, thiếu quy hoạch. Xúc tiến thu hút các dự án về năng lượng sạch như: điện gió, điện mặt trời, các dự án hydroxanh, amoniac xanh từ nguồn điện năng lượng tái tạo... hướng tới xuất khẩu điện.

Tỉnh Cà Mau (mới) có diện tích nuôi thuỷ sản khoảng 450.900 ha, sản lượng tôm tiếp tục dẫn đầu cả nước với khoảng 566 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,48 tỷ USD.

Tỉnh Cà Mau (mới) có diện tích nuôi thuỷ sản khoảng 450.900 ha, sản lượng tôm tiếp tục dẫn đầu cả nước với khoảng 566 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,48 tỷ USD.

Sức mạnh tổng hợp sẽ được phát huy, khi tỉnh tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nhất là hệ thống giao thông kết nối được bổ sung đầu tư đồng bộ, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của ÐVHC mới. Theo đó, sẽ hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối toàn diện, hiện đại, đồng bộ, đảm bảo tính kết nối cao như: sân bay (Cảng Hàng không Cà Mau); đường cao tốc (cả trục dọc gồm cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, cao tốc Cà Mau - Ðất Mũi và trục ngang cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu); đường quốc lộ (Quốc lộ 1, Quốc lộ 63, Quản lộ - Phụng Hiệp, đường Hồ Chí Minh, đường Nam Sông Hậu, đường Hành lang ven biển phía Nam); đường ven biển (đi qua địa phận Bạc Liêu và Cà Mau); cảng biển (Hòn Khoai và cầu đường kết nối đảo Hòn Khoai); đầu tư hạ tầng nhằm phát huy lợi thế các trung tâm kinh tế biển của tỉnh như: Gành Hào, Sông Ðốc, Cái Ðôi Vàm, Khánh Hội...

Không chỉ tạo thế và lực cho phát triển kinh tế, việc hợp nhất còn mang lại những lợi ích về mặt xã hội, giúp giảm bớt sự phân hoá và chênh lệch phát triển giữa các vùng về mức sống, thu nhập và cơ hội phát triển; chất lượng các dịch vụ công được nâng cao góp phần phục vụ Nhân dân được tốt hơn, như: giáo dục và y tế được đầu tư tốt hơn; công tác đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng; hạ tầng nông thôn sẽ được bổ sung đầu tư đồng bộ; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương được toàn diện; đồng thời, thúc đẩy phát triển du lịch và các hoạt động giao lưu văn hoá giữa các khu vực, góp phần cải thiện đời sống toàn diện của người dân.

Hiện nay, 2 địa phương khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết, để tỉnh Cà Mau (mới) sẽ chính thức ra mắt sau khi nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực. Các công tác sắp xếp bộ máy, nhân sự và giải quyết các vấn đề liên quan sẽ được thực hiện một cách bài bản, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững cho tỉnh trong tương lai. Người dân và doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển đổi các thủ tục hành chính.


Ðồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau, nhấn mạnh: “Việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau là đúng với chủ trương của Ðảng, phù hợp với thực tiễn địa phương, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, tổ chức hợp lý các ÐVHC, góp phần giảm số lượng ÐVHC, số người làm việc trong cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị ở địa phương, giảm chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Với sự đồng lòng, quyết tâm và những tiềm năng sẵn có, tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn sẽ tạo nên một bước đột phá mạnh mẽ, trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội năng động và thịnh vượng ở vùng Ðồng bằng sông Cửu Long.


Mộng Thường

 

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tận dụng thế mạnh phát triển công nghiệp nông thôn

Thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, chế biến đóng góp quan trọng cho giá trị của ngành công nghiệp tỉnh Cà Mau. Tại huyện Trần Văn Thời, vùng đất có lợi thế với đa dạng hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ, tạo ra các sản phẩm đặc sản như: khô cá bổi, chuối khô, các loại thuỷ, hải sản biển, lúa gạo, mật ong, các sản phẩm từ cây, trái địa phương, dược liệu... Nhờ tận dụng lợi thế địa phương và sự đồng hành của hoạt động khuyến công đã tạo động lực thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Cánh tay nối dài đưa vốn chính sách đến dân

Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại tỉnh Cà Mau khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng, góp phần đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến tận tay người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác. Với tổng số 2.644 tổ TK&VV đang hoạt động, mạng lưới này thực sự là “cánh tay nối dài” giúp chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước lan toả sâu rộng đến từng địa bàn, từng hộ dân.