ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 6-2-25 19:21:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau cần được ưu tiên về nguồn lực ứng phó thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Nói về các công trình ứng phó thiên tai, tại buổi khảo sát tình hình xây dựng hệ thống kè ven biển tại xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) ngày 16/1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp: “Cà Mau cần được ưu tiên và tập trung hơn trong đầu tư nguồn lực, giải pháp công trình để ứng phó thiên tai”. Cùng đi có có đại diện lãnh đạo các Cục, Tổng cục, Viện thuộc Bộ. Về phía địa phương có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử.

Thông tin đến Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Lâm Minh Thời, Trưởng Ban Quản lý dự án Công trình NN&PTNT tỉnh cho biết, trên địa bàn xã Đất Mũi đang triển khai dự án xây dựng tuyến kè từ Mũi Cà Mau (Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau) đến Vàm Xoáy (trung tâm xã Đất Mũi) thuộc hệ thống kè biển Đông. 

Công trình có tổng chiều dài 3.000m,  theo hình thức hai hàng kè bằng cọc bê tông ly tâm dự ứng lực, giữa hai hàng kè thả đá hộc nhằm ngăn và tiêu giảm sóng ngăn sạt lở, giữ phù sa, tạo bãi khôi phục đai rừng phòng hộ. Tổng nguồn vốn cho công trình trên 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử (bìa trái) trao đổi với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp ( giữa) về tính hiệu quả và ý nghĩa của việc xây dựng kè bảo vệ tại Mũi Cà Mau cũng như những khu vực ven biển của tỉnh.

Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2020 - 2022. Năm 2021,  có kế hoạch vốn 25 tỷ đồng, hiện trên công trình đang triển khai gói thầu số 9 với chiều dài 700 mét, bắt đầu từ Mũi Cà Mau hướng về cửa Vàm Xoáy với tổng vốn trên 26,5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2021.

Qua khảo sát tại hiện trường, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định, đây là công trình rất có ý nghĩa, vì không những góp phần bảo vệ, ngăn ngừa, khôi phục lại đai rừng phòng hộ, còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là phục vụ phát triển du lịch.

Thứ trưởng nhắc đến sự đặc biệt của công trình khi được triển khai tại Đất Mũi - điểm cuối cùng của đất nước đó là bảo vệ vùng đất thiêng của dân tộc, để mũi tàu Tổ Quốc luôn tiến ra biển lớn trước tác động và ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng của thiên tai, biến đổi khí hậu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử trao quà xuân của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đến 50 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đất Mũi.

Chia sẻ với địa phương về những khó khăn trong ứng phó thiên tai, Thứ trưởng mong muốn mọi người dân cần chung tay, góp sức trong  mọi hành động, đó là trồng cây, giữ rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên sống và sự đa dạng sinh học, có được cuộc sống ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế trước diễn biến ngày càng dị thường của thiên tai, thời tiết, ứng phó nhưng phải thích ứng để phát triển, biến nguy cơ, thách thức thành cơ hội phát triển./.

 

Trần Nguyên

Kết nối đô thị biển

Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.

Phố biển vào xuân

Về thị trấn Cái Ðôi Vàm những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của Ðảng bộ, chính quyền và người dân thị trấn biển khi được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Ông Lê Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND thị trấn, cho biết: “Ðây là thành quả sự chung sức chung lòng qua 8 năm phấn đấu. Với thế mạnh về kinh tế gắn biển, hướng biển, địa phương đang dồn sức khơi dậy tiềm năng, lợi thế, tạo bứt phá phát triển trong tương lai”.

Ðặc sản OCOP

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Nhộn nhịp làng nghề

Tết Nguyên đán không chỉ là cơ hội để các cơ sở kinh doanh tăng doanh thu do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của người dân tăng cao, mà còn là cơ hội để các nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn.