ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 21-1-25 08:22:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau đăng cai Diễn đàn OCOP vùng ĐBSCL năm 2023

Báo Cà Mau (CMO) “Năm 2022 là năm phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh, hướng đến sự kiện đặc biệt Cà Mau đăng cai tổ chức Diễn đàn OCOP vùng ĐBSCL năm 2023”, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh, thông tin về thực hiện Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2022 trên địa bàn.

Theo đó, năm nay Cà Mau đề ra mục tiêu phát triển sản phẩm mới và tiêu chuẩn hoá ít nhất 40 sản phẩm; công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt 3-4 sao. Nâng hạng ít nhất 3 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao.

Bên cạnh đó, phát triển, nâng cấp ít nhất 28-30 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP. Củng cố, nâng cao chất lượng kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các điểm trưng bày trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, hỗ trợ 77 sản phẩm OCOP đã được tỉnh công nhận tham gia các hoạt động kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm.

Từ nguồn lợi thu hoạch thông qua các hình thức sản xuất, khai thác gắn với điều kiện tự nhiên, đặc trưng của vùng đất mà Cà Mau hình thành nên nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm Cà Mau.

Sẽ có 13 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đạt các mục tiêu trên, trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền nhằm quảng bá sản phẩm OCOP đã được tỉnh công nhận, góp phần đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng trong tỉnh, quốc gia và quốc tế. Phổ biến, nhân rộng những mô hình hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo, những bài học kinh nghiệm… Triển khai và hỗ trợ phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, đánh giá và phân loại sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại. Gắn việc thực hiện Làng Văn hoá Du lịch Đất Mũi với sản phẩm OCOP. Phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP với nhiều hình thức, đa dạng về mô hình.

Được biết, năm nay Cà Mau có 21 sản phẩm của 12 chủ thể tham gia nâng hạng OCOP từ 3 sao lên 4 sao, trong đó nhiều nhất là 2 huyện Năm Căn và Cái Nước với mỗi địa phương có 6 sản phẩm, thấp nhất là TP Cà Mau và huyện Phú Tân khi đăng ký chỉ 1 sản phẩm.

Cũng trong năm nay, Cà Mau phấn đấu có 75 sản phẩm đạt OCOP cấp huyện, trong đó có 60 sản phẩm mới và 15 sản phẩm nâng hạng./.

 

Trần Nguyên

 

Yến sào LifeNest

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Gắn mã QR cho dưa hấu Lý Văn Lâm

Dưa hấu Lý Văn Lâm từ lâu đã khẳng định được thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm, cũng chính vì vậy mà một số người kinh doanh đã lợi dụng điều này để quảng bá giả mạo dưa hấu Lý Văn Lâm, ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu dưa hấu của địa phương. Ðể bảo vệ thương hiệu, năm nay, Ðảng uỷ, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) chỉ đạo Hội Nông dân xã phối hợp với Viettel Cà Mau thí điểm vận động người dân đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc điện tử bằng mã QR.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Dưỡng cua bán Tết

Thời gian này, thương lái ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời đang tất bật thu mua cua, cải tạo vuông hay hầm tôm bỏ trống để về thả nuôi lại, chuẩn bị bán vào dịp Tết. Vì khi đó nhu cầu tiêu thụ tăng cao hơn ngày thường nên bán sẽ có giá hơn, mang về lợi nhuận cao.

Quyết tâm làm giàu trên đất rừng

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện U Minh được đẩy mạnh. Qua đó, tác động tích cực đến ý thức của hội viên, nông dân, hăng hái lao động, nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu. Cũng từ phong trào này xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Ông Nguyễn Văn Bí, Ấp 12, xã Nguyễn Phích, là một điển hình.

Các hợp tác xã tăng tốc sản xuất

Nắm bắt nhu cầu thị trường tăng cao dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cùng với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, các hợp tác xã (HTX) đang tăng cường sản xuất hàng phục vụ người tiêu dùng.

Doanh số cho vay vốn chính sách năm 2024 hơn 1.000 tỷ đồng

Chiều 14/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban Đại diện để đánh giá, tổng kết tình hình hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.