ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 01:27:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” | Bài 1: Nhiệm vụ cấp bách

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 23/10/2017, Uỷ ban châu Âu (EC) cảnh báo có trường hợp ngư dân Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Cảnh báo này (còn gọi là "thẻ vàng") đã tác động về nhiều mặt đối với nghề khai thác biển của tỉnh. Cà Mau đã và đang nỗ lực hết sức để triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu để EC gỡ bỏ thẻ vàng trong thời gian tới.

Bài 1: Nhiệm vụ cấp bách

Thời gian qua, tỉnh luôn xác định việc ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để khắc phục thẻ vàng của EC. Qua đó, công tác kiểm tra, tuyên truyền và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm được ngành chức năng triển khai quyết liệt, đồng bộ. Cho đến nay, ý thức của đa số ngư dân về IUU đã được nâng lên đáng kể.

Quyết liệt triển khai

Từ thời điểm Việt Nam bị rút “thẻ vàng”, Cà Mau thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh uỷ trong công tác chống khai thác IUU; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tham mưu Tỉnh uỷ, HÐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các văn bản theo thẩm quyền được giao trong Luật Thuỷ sản 2017. Xác định, công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thuỷ sản; quy định tiêu chí đặc thù của địa phương và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển. Ban hành kế hoạch hành động, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định của tỉnh Cà Mau đến năm 2025; quy định phối hợp khai thác, xử lý dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá thuộc phạm vi quản lý tỉnh Cà Mau và các văn bản chỉ đạo điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả công tác chống khai thác IUU; nghị quyết hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình trên địa bàn tỉnh...

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh được kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ. Tổ chức tuyên truyền, vận động ngư dân khai thác đúng theo quy định của pháp luật về thuỷ sản, về chống khai thác IUU, đặc biệt không đưa tàu cá, ngư dân sang vùng biển nước ngoài khai thác thuỷ sản trái phép; đồng thời bắt buộc chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết không khai thác vi phạm chủ quyền các nước”.

Ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Thời gian qua, hoạt động tuyên truyền cho ngư dân được địa phương thường xuyên triển khai thông qua phối hợp với các ngành chức năng, Sở NN&PTNT, cũng như phối hợp với Hải đoàn 42, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 triển khai chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”… Qua đó, giúp các ngư dân hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định, yên tâm vươn khơi bám biển, chấp hành nghiêm pháp luật và các quy định trong khai thác thuỷ hải sản trên biển”. 

Tại nhiều địa phương, các hoạt động tuyên truyền được triển khai thường xuyên, bước đầu đã nâng cao được ý thức của ngư dân về IUU.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, ngành chức năng thành lập Văn phòng IUU và tổ chức kiểm soát 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên tại 2 cảng cá được chỉ định (Sông Ðốc và Rạch Gốc); phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát tàu cá cập, rời cảng và tàu cá ra, vào cửa biển tại các trạm kiểm soát biên phòng. Ký kết quy chế phối hợp với các tỉnh và các lực lượng chấp pháp trên biển để quản lý, kiểm soát hoạt động của tàu cá hoạt động trên biển hoặc hoạt động ngoài tỉnh nhằm kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin, ngăn chặn, xử lý tàu cá của địa phương có hành vi khai thác IUU.

Nâng cao ý thức ngư dân

Các giải pháp kiên quyết mà Cà Mau đã thực hiện như không gia hạn đăng ký, đăng kiểm, không cho tàu cá ra biển hoạt động khai thác nếu không thực hiện đúng các quy định về khai thác thuỷ sản (không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hoặc thiết bị giám sát hành trình không có tín hiệu kết nối, không được niêm phong với thân tàu…). Thực hiện xác nhận, chứng nhận thuỷ sản khai thác theo đúng quy định. Ðồng thời, kiểm tra hành trình tàu khai thác thuỷ sản trước khi chứng nhận các lô thuỷ sản xuất khẩu. Cập nhật 100% tàu cá được đăng ký lên phần mềm cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase). Ðối với tàu cá hết hạn đăng kiểm và giấy phép khai thác thuỷ sản, sau khi tàu cá được gia hạn, Chi cục Thuỷ sản tiến hành đồng bộ lên hệ thống VNFishbase theo quy định.

Ðặc biệt, Cà Mau là một trong những tỉnh đầu tiên xây dựng thành công hệ thống giám sát tàu cá theo hướng xã hội hoá (tiền đề xây dựng hệ thống giám sát tàu cá của Tổng cục Thuỷ sản) và tổ chức trực ban 24/24, phối hợp xử lý dữ liệu tại hệ thống giám sát tàu cá theo quy định. Qua đó, góp phần tích cực cho hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định, ý thức của ngư dân ngày một nâng lên.

Đoàn kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) kiểm tra tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Ông Trần Văn Kiên, Khu phố 4, phường Bình Sang, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, vào cửa Sông Ðốc lên cá, cho biết: “Các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, xử phạt khi vi phạm ở Cà Mau rất nghiêm ngặt nên chúng tôi đã có ý thức chấp hành cao hơn. Nhật ký khai thác trước đây ít được quan tâm thì hiện nay chúng tôi đã ghi đầy đủ, đáp ứng theo yêu cầu của ngành chức năng”.

Thực tế, việc tuân thủ các quy định trong các hoạt động khai thác sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho ngư dân, chủ tàu, bởi khi thẻ vàng được gỡ bỏ sẽ giúp nâng cao giá trị mặt hàng thuỷ, hải sản xuất khẩu.

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thì sau khi EC ra cảnh báo thẻ vàng, xuất khẩu thuỷ sản khai thác của Việt Nam đã bị sụt giảm trong 4 năm liên tiếp, và hậu quả sẽ nghiêm trọng nếu thẻ vàng không được gỡ, giá trị xuất khẩu có nguy cơ còn giảm tiếp, do các biện pháp kiểm tra ngày càng nghiêm ngặt hơn.

Những tác động trực tiếp đến kinh tế nói trên đã được các chủ tàu nhận ra. Bà Tống Cẩm Tú, Khóm 5, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, nêu quan điểm: “Việc ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt là tốt, giúp ngư dân có ý thức tuân thủ hơn, bởi nếu bị xử phạt thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế khi mà các hoạt động khai thác ngày một khó khăn. Thực tế những năm qua, khi Việt Nam bị rút thẻ vàng thì giá trị các mặt hàng hải sản khai thác phục vụ xuất khẩu đã giảm đi rất nhiều, chính vì vậy tôi luôn nhắc nhở tài công, quản lý chặt để các tàu của gia đình khi khai thác phải đúng tuyến theo quy định. Ðiều này không chỉ giúp tuân thủ các quy định mà còn góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản”./.

 

Ðặng Duẩn

BÀI 2: CÒN ÐÓ NHỮNG KHÓ KHĂN

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.