ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-7-25 16:13:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” | Bài 2: Còn đó những khó khăn

Báo Cà Mau (CMO) Mặc dù Cà Mau đã có nhiều nỗ lực trong khắc phục thẻ vàng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mà tỉnh, ngành chức năng cần khắc phục, đặc biệt là tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài còn diễn ra, bởi đây là một trong những điều kiện quan trọng để thẻ vàng có thể được gỡ.

Nhiều thách thức

Thẻ vàng của EC đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU), trong đó có xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau. Nếu thẻ vàng không được gỡ, giá trị xuất khẩu có nguy cơ còn giảm tiếp, do các biện pháp kiểm tra ngày càng nghiêm ngặt hơn. Cùng với đó là việc các nhà nhập khẩu EU cũng không muốn tiếp tục nhập khẩu hàng từ Việt Nam do lo ngại về uy tín, cũng như các rắc rối pháp lý có thể vướng phải từ hàng nhập khẩu có nguồn gốc ở Việt Nam. Còn nếu trong tình huống xấu nhất mà EC áp dụng thẻ đỏ, hải sản của Việt Nam không được xuất khẩu vào EU, kéo theo sự kiểm soát chặt chẽ hơn của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật… (kể cả các mặt hàng thuỷ sản khác trong nội đồng như tôm, cá…). Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác và đánh bắt của các đội tàu, nhất là các đội tàu đánh bắt xa bờ, vì sản phẩm từ hoạt động này chủ yếu là xuất khẩu, trong đó có thị trường EU. Do đó, đời sống kinh tế của ngư dân và các lao động phụ thuộc cũng gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù Cà Mau đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế mà ngành chức năng cũng đã nhìn thấy và tiếp tục nỗ lực khắc phục. Một trong số đó là việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá, đặc biệt là tại các cảng cá để phục vụ cho kiểm soát tàu cá ra vào cảng, kiểm soát sản lượng thuỷ sản qua cảng; thực hiện công tác xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và tình hình thực tế. Bên cạnh đó, quy mô và số lượng cảng cá chỉ định chưa đáp ứng được nhu cầu cập, rời cảng để bốc dỡ sản phẩm thuỷ sản phục vụ cho công tác xác nhận, chứng nhận thuỷ sản khai thác.

Một vấn đề bất cập nổi cộm hiện nay là các doanh nghiệp không thể xác định được tính hợp pháp của sản phẩm, dù có cam kết không thu mua hải sản đánh bắt bất hợp pháp.

Quy định hiện hành trong việc bắt buộc tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên cập cảng cá chỉ định để bốc dỡ sản phẩm còn nhiều bất cập, việc di chuyển của tàu cá từ cửa biển không có cảng cá chỉ định sang cửa biển có cảng cá chỉ định ở tỉnh (cửa biển Sông Ðốc và Rạch Gốc) để cập cảng, bốc dỡ, xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản phục vụ cho xuất khẩu tốn nhiều chi phí, thời gian và gần như không thể bắt buộc tất cả tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên thực hiện đúng theo quy định.

Cho đến ngày 30/9/2022, toàn tỉnh có 1.549/1.549 tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), đạt 100%. Còn lại 5 tàu chưa lắp đặt do ngưng hoạt động lâu ngày, tàu công vụ và bán ra ngoài tỉnh. Tỉnh hỗ trợ 100% cước thuê bao duy trì dịch vụ giám sát tàu cá trong 5 năm, từ ngày 1/1/2022; đến nay, đã hỗ trợ hơn 1.805 triệu đồng và đang tiếp tục xét hỗ trợ các đợt tiếp theo trong năm.

Ðây là thành công lớn của Cà Mau, tuy nhiên tình trạng tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mất kết nối không rõ nguyên nhân thường xuyên xảy ra. Cơ sở để xác định chính xác, khách quan về nguyên nhân mất kết nối chưa có, còn nhiều khó khăn, bất cập; chủ tàu và nhà cung cấp đổ lỗi cho nhau gây ảnh hưởng đến công tác quản lý và công tác điều tra, xác minh và xử lý. Chưa có cơ quan chịu trách nhiệm trong việc thẩm định, kiểm tra, xác định được nguyên nhân mất kết nối để làm cơ sở xử lý chính xác. Chủ tàu, thuyền trưởng được tuyên truyền, đã cam kết, nhưng vì lợi ích kinh tế vẫn cố tình vi phạm vùng biển nước ngoài và tìm cách che giấu khi bị lực lượng nước ngoài bắt giữ, xử lý.

Kiên quyết xử lý

Theo Sở NN&PTNT, trong quý III/2022 có 1 tàu cá/16 thuyền viên vi phạm vùng biển nước ngoài, nâng tổng số từ đầu năm lên 6 tàu cá/45 người khai thác vi phạm bị nước ngoài bắt giữ (có 2 tàu cá/12 người vi phạm bị Thái Lan bắt giữ; 3 tàu/17 người vi phạm bị Malaysia bắt giữ; 1 tàu/16 thuyền viên vi phạm bị Indonesia bắt giữ). Ngành chức năng đã xử phạt 87 vụ/2.796,5 triệu đồng (trong đó xử phạt về IUU 56 vụ/4.161,5 triệu đồng;  xử phạt về giám sát hành trình 10 vụ/907 triệu đồng).

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định: “Hoạt động móc nối, môi giới đưa người, tàu cá khai thác trái phép trên vùng biển nước ngoài chưa xử lý triệt để. Việc sang bán tàu cá không sang tên theo quy định, nhất là sang bán ra ngoài tỉnh nên công tác quản lý, điều tra xác minh đối với các hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ gặp rất nhiều khó khăn. Việc xác định toạ độ, thời gian bị lực lượng chấp pháp của nước ngoài bắt giữ, xác lập hồ sơ, chứng cứ về hành vi vi phạm cũng gặp khó. Chủ tàu, thuyền trưởng cố tình che giấu, không hợp tác, gian dối hoặc đang bị giam giữ tại nước ngoài, không liên lạc được và tàu cá cũng bị tịch thu nên khó khăn cho công tác xử lý theo quy định”.

Lực lượng chức năng kiểm tra các hồ sơ, giấy phép theo quy định của các chủ tàu khi tham gia hoạt động khai thác, đánh bắt trên biển.

Hiện Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác hải sản trên vùng biển trên địa bàn tỉnh thường xuyên, đột xuất. Chỉ tính từ ngày 16/6-15/9/2022, lực lượng chức năng tỉnh đã xử phạt 50 vụ/1.524 triệu đồng, trong đó xử phạt về IUU 16 vụ/400 triệu đồng. Ðiều này cho thấy hoạt động khai thác vi phạm IUU vẫn diễn ra và cần quản lý, xử lý quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.

Trong đợt kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thị trấn Sông Ðốc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đã chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác phối hợp, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành cho ngư dân. Ðồng thời chỉ đạo ngành chức năng xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ, củng cố các hồ sơ có liên quan đến tàu cá của tỉnh khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Ðồng thời với đó là tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng cá chỉ định và các trạm kiểm soát biên phòng; quản lý chặt chẽ tàu cá ngay từ khi tàu chuẩn bị ra biển, kể cả theo dõi, giám sát 24/24 tàu cá đang hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý, đơn vị trong lắp đặt thiết bị VMS, cung cấp thông tin xác định nguyên nhân thiết bị VMS trên tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển. Xác minh, xử phạt đối với trường hợp cố tình tác động gây mất tín hiệu kết nối thiết bị VMS để tránh sự giám sát của cơ quan chức năng./.

 

Ðặng Duẩn

BÀI CUỐI: CƠ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN

 

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.