ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 00:32:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau trong tôi

Báo Cà Mau (CMO) Thỉnh thoảng có dịp hội ngộ chàng nhạc sĩ quê hương Sóc Trăng là thế nào trong câu chuyện đối giao cũng tràn mạch cảm hứng nghệ thuật. Lần gần nhất, Ngọc Hiện cười hiền khoe vừa được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Nhạc sĩ Ngọc Hiện luôn khao khát thổi bừng ngọn lửa thanh xuân bên những nốt nhạc dâng đời.

Điều này không chỉ là vinh dự của riêng anh mà còn là niềm vui chung  đối với nền nghệ thuật tỉnh nhà, bởi tiêu chí kết nạp vào hội Trung ương của lĩnh vực âm nhạc rất khắt khe, đòi hỏi nhiều tiêu chí cao về cống hiến, giải thưởng... Ðặc biệt, chuyên ngành sáng tác thì lại càng hiếm hoi. “Ðược đặt chân vào ngôi nhà chung âm nhạc quốc gia là đánh dấu sự trưởng thành của mình trên những nấc thang phấn đấu. Bởi vậy, hạnh phúc và vinh dự lắm chớ!...”, anh phấn khởi.

Công tác tại Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau đến nay ngót 5 năm, cũng ngần ấy thời gian Ngọc Hiện tập trung vào sáng tác một cách đều đặn. Những tác phẩm khí nhạc cùng hơn 30 ca khúc lần lượt được gợi nhớ, như “Cà Mau yêu thương”, “Cà Mau sáng mãi niềm tin”, “Về Cà Mau”, “Thành phố đẹp những mùa hoa”, “Khát vọng tầm cao”, “Những viên gạch hồng”, “Gác kèo ong”... đâu đâu cũng thấm đẫm hạt phù sa cuối trời trong từng nốt nhạc.

Thấy tôi có vẻ thắc mắc về điều này, anh khiêm tốn: Ðơn giản thôi, bởi nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai của mình rồi. Hai chữ “quê hương” không phải tự nhiên lại được cất lên tròn môi, nó trải theo suốt hành trình dài của người nhạc sĩ. Ở đó lưu dấu nhiều kỷ niệm đẹp khi còn nhỏ xíu xuôi theo ghe trái cây cùng cha mẹ từ miệt Sóc Trăng về tới tận Năm Căn, Ngọc Hiển để mưu sinh; nơi mãi mãi ôm lại nụ cười trong veo của người em gái vừa mới lững chững tập đi, rồi khi lớn lên lại có duyên về đây công tác, quê vợ cũng nghiễm nhiên thành quê mình ngọt lịm.

Chất nhạc của Ngọc Hiện thường nghiêng về mục đích tuyên truyền, không bay bổng diễm tình mà luôn chắt chiu thả vào đó sự chân thành để người nghe dễ cảm, dễ thấu những thông điệp mà mình gửi gắm. Khi cảm hứng được gạn lọc từ cuộc sống đã chín muồi thì cứ thế việc sáng tác cũng theo mạch tuôn tràn, ví như sự kiện kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau, anh viết “Thành phố đẹp những mùa hoa”; bầu cử HÐND các cấp liền có “Những viên gạch hồng”; mới đây, khi nghề gác kèo ong U Minh được công nhận là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, ngòi bút trẻ lại chấp nên ca khúc “Gác kèo ong”... Những bước chân qua luôn thấu rõ ngọn ngành, bởi vậy chẳng có gì bất ngờ khi cung phím rung lên theo những mạch đổi thay lại “nhạy” đến như thế.

Thấy anh mải miết gọi tên những “đứa con tinh thần” đầy vẻ nâng niu, tôi vội chen ngang: “Có đứa con nào được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt không?”

Thoáng nghĩ, anh cười: “Có, ngay đêm giao thừa luôn”.

Chuyện là, mặc dù công tác tại Phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Văn hoá tỉnh nhưng Ngọc Hiện kiêm luôn nhạc công, ca sĩ, tham gia biểu diễn lưu động phục vụ bà con khắp nơi. Vài năm trước, sau khi kết thúc đêm biểu diễn giao thừa và lật đật trở về Sóc Trăng ăn Tết với gia đình, trên chuyến xe muộn nghe câu hát quen thuộc “Nghe nói Cà Mau xa lắm...” của Nhạc sĩ Thanh Sơn, lòng người 2 quê chợt thấy xốn xang. Có thấy xa đâu, khoảng cách địa lý chỉ làm nơi này thêm nhớ nơi kia đằm thắm hơn mà thôi. Vậy rồi, nghêu ngao giai điệu, sắp xếp ý tứ, thỉnh thoảng bật điện thoại ghi âm lại để nhớ, kết quả là vừa tới nhà thì ca khúc “Cà Mau yêu thương” cũng vừa xong như một mầm “lộc” đầu năm thật đẹp.

“Ðâu có xa đâu anh, về quê em nhé, đâu có xa đâu anh, miền đất quê em. Nơi phù sa đất nở, nơi cá bạc tôm vàng, nơi tình người tình đất, đẹp sao câu thuỷ chung. Ðâu có xa đâu anh, tình duyên đã thắm, sông nước quê hương em chờ đón anh về, ta về thăm Ðất Mũi, thăm Ðá Bạc hữu tình, nơi huyền thoại lưu dấu của đất mẹ thiên nhiên...”.

Mặc dù đã có nhiều ca khúc ngợi ca miền đất cuối trời, nhưng khi những giai điệu này cất lên vẫn khiến người nghe cảm giác mới mẻ, không hề có sự gò bó bởi những cái hay vốn đã định danh trước đó. Ca từ nhẹ nhàng y hệt lời cô em gái thủ thỉ "giải oan" cho chữ  “xa” đã biết bao năm gắn với quê mình.

Ðiều tạo nên thành công của Nhạc sĩ Ngọc Hiện chính là thói quen sáng tác giai điệu và ca từ song song với nhau để tạo nên sự hài hoà trong khúc thức, tổng thể. Thương sao không, khi chất hào sảng tình đất, tình người cứ hiện lên đầy vẻ tự hào: “Ðây là miền quê em, ngát hương hoa tràm trong gió, đây điệu lý Năm Căn, ngân nga em hát tặng người thương. Ðêm xuôi dòng Tam Giang, ánh trăng theo từng mái chèo, ta cùng về Khai Long, ngắm bình minh nắng lên...”.

“Sau tất cả, cái quý giá nhất của người nghệ sĩ là những tác phẩm dâng tặng cuộc đời. Ðược sống trọn với đam mê đó là điều may mắn lắm...”. Niềm vui anh lấp lánh trong nụ cười tràn đầy năng lượng. Lời mong ước của cha thuở xưa: “Phải chi sau này con mình là nhạc sĩ” nay đã thành hiện thực, mà mỗi lần nhớ lại, anh xem đó như lời nhắc để bước chân trẻ thêm bền bỉ, vững vàng hơn trên con đường nghệ thuật. Ðể ngày ngày, Ngọc Hiện cứ như con ong thợ cần mẫn, hết sâu sát với tình hình văn nghệ quần chúng ở cơ sở, lại đắn đo tìm những hướng mới cho các hoạt động phong trào, hết sắm vai trò nhạc công lại hăng say cầm micro làm ca sĩ biểu diễn rồi dốc sức cho sáng tác mới đi cùng với thay đổi nhộn nhịp. 5 năm qua, chưa bao giờ anh xem Cà Mau là nơi đất khách quê người...

 

Hoàng Phúc

 

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.