ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 18:54:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cách giảm nghèo hiệu quả

Báo Cà Mau Những năm qua, huyện Phú Tân luôn đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức và mang lại kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm. Hiện nay, toàn huyện còn 323 hộ nghèo, chiếm hơn 1,3%. Một trong những địa phương làm tốt công tác này là xã Phú Mỹ.

Có nhiều cách để hỗ trợ người dân giảm nghèo, nhưng cách tốt nhất được xã Phú Mỹ chú trọng thực hiện là vừa vận động nguồn lực hỗ trợ, vừa tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân cách thức làm ăn để tạo động lực cho hộ nghèo tự vươn lên.

Hộ bà Nguyễn Thị Vân (72 tuổi, ấp Ba Tiệm), nhiều năm qua thuộc diện hộ nghèo. Nhà không có đất sản xuất, phải ở nhờ trên đất người quen cho mượn. Bà có 3 người con đã lập gia đình ở riêng nhưng cuộc sống khó khăn nên không ai có điều kiện giúp đỡ. Ðể trang trải cuộc sống, hằng ngày bà Vân đi làm thuê, thu nhập bấp bênh.

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và Bảo trợ xã hội huyện Phú Tân hỗ trợ 50 triệu đồng, cất cho bà Nguyễn Thị Vân căn nhà Đại đoàn kết, thay cho căn nhà cũ lụp xụp.

Ðầu năm nay, cấp uỷ, chính quyền cơ sở vận động Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và Bảo trợ xã hội huyện hỗ trợ 50 triệu đồng, cất cho bà căn nhà Ðại đoàn kết, thay cho căn nhà cũ lụp xụp. Ông Nguyễn Phong Cảnh, Trưởng ban công tác Mặt trận ấp Ba Tiệm, cho bà mượn khoảng 100 m2 đất không thời hạn để bà cất nhà; đồng thời, hỗ trợ 7 triệu đồng từ nguồn quỹ Mặt trận huyện để bà làm vốn phát triển kinh tế.

Bà Vân chia sẻ: “Nhờ được hỗ trợ tiền, tôi mua tủ lạnh dùng trữ đồ và mua đồ tạp hoá về bán lại cho bà con xung quanh. Tôi cũng mua vịt về thả nuôi, đến nay đã xuất bán, có đồng vốn để tái đàn. Hiện nay, tổng thu nhập mỗi tháng gần 3 triệu đồng, tôi phấn đấu cuối năm nay xin thoát nghèo”.

Nhờ được hỗ trợ tiền, bà Vân buôn bán nhỏ, chăn nuôi, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Ðể thực hiện tốt công tác giảm nghèo, cái chính vẫn là ý chí, nỗ lực vươn lên của người dân, nhưng sự gần gũi, sâu sát của các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương là chất xúc tác, là động lực quan trọng để nâng đỡ, vực dậy họ cố gắng nhiều hơn trong cuộc sống.

Từ năm 2021 đến nay, xã Phú Mỹ đã vận động các tổ chức, nhà hảo tâm xây dựng 17 căn nhà cho hộ nghèo, tổng số tiền gần 950 triệu đồng; hỗ trợ quà, gạo, tiền mặt gần 400 triệu đồng. Hiện xã còn 20 hộ nghèo, chiếm 0,97%, là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp trong huyện Phú Tân. Kế hoạch năm 2023 của xã là giảm 5 hộ nghèo, xoá trắng hộ nghèo ở Xẻo Ðước và Ba Tiệm.

Với nhiều giải pháp thiết thực, quan trọng nhất là hỗ trợ nhà ở, điều kiện sản xuất, đã tạo động lực tích cực để hộ nghèo có ý chí phấn đấu, tự lực vươn lên. Ðây còn là yếu tố cơ bản để chống tái nghèo hiệu quả ở địa phương trong thời gian tới.

“Ðể giúp hộ nghèo trên địa bàn thoát nghèo bền vững, thời gian tới, xã xác định công tác rà soát hộ nghèo và sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể phải được thực hiện xuyên suốt, khơi dậy tính chủ động của người dân. Ðồng thời, chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho hộ nghèo”, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, cho biết./.

 

Anh Phan

 

Vì một môi trường lao động ổn định

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLÐ) tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLÐ và xây dựng một môi trường lao động ổn định, bền vững.

Một năm thành công của bảo hiểm xã hội

Năm 2024 là một năm đầy thử thách đối với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) khi nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành BHXH đã triển khai nhiều giải pháp và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác truyền thông và phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.