ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 08:07:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Báo Cà Mau Trẻ hay mắc bệnh, phát triển kém mặc dù đã được bổ sung đầy đủ các chất nhưng trẻ vẫn không lên cân, thậm chí còn còi xương, chậm lớn là điều khiến không ít phụ huynh lo lắng và băn khoăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do bé kém hấp thu, dẫn đến không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bác sĩ Lý Ngọc Ảnh, cán bộ chuyên trách chương trình dinh dưỡng, Trung tâm Y tế huyện U Minh, cho biết: "Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng. Trước tiên, các bà mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ.

Một chế độ ăn uống không phù hợp là ăn dặm sớm, không cho trẻ làm quen từ từ khi tập cho trẻ ăn dặm một loại thức ăn mới, nhất là những loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, các loại hải sản.

 Ngoài ra, một chế độ ăn không cân bằng về 4 nhóm thực phẩm, ví dụ như quá nhiều dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá và kém hấp thu. Tuy nhiên, điều dễ thấy hơn là do trẻ bị thiếu các enzyme tiêu hoá, khiến việc tiêu hoá thức ăn kém và thiếu vi chất kẽm, selen dẫn tới kém hấp thu".

Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.

Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hoá với chuyển hoá. Các loại vật chất ăn vào được tiêu hóa bởi các men (enzyme) ngoại tiết của dạ dày và ống tiêu hoá thành chất hấp thu được qua thành ruột vào máu, bạch mạch rồi được chuyển hoá thành sản phẩm cần thiết cho sự sống của mỗi cơ thể. Quá trình hấp thu thức ăn có sự tham gia của nhiều bộ phận trong ống tiêu hoá như dạ dày và nhất là ruột non, ruột già, gan, mật, tuỵ...

Thực tế cho thấy, khi kém hấp thu thức ăn, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá, có thể là đi phân sống, ăn nhiều nhưng vẫn gầy yếu. Trẻ cũng có thể bị chướng bụng, đầy hơi và có thể biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể gây suy dinh dưỡng và thiếu máu, thiếu nhiều vi chất ở trẻ nhỏ. Thiếu dinh dưỡng cũng có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, trẻ dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm và bệnh về đường hô hấp.

Một số dấu hiệu có thể nhận biết trẻ kém hấp thu dinh dưỡng như đi ngoài phân lỏng, sụt cân, kém phát triển về chiều cao, cân nặng, trẻ biếng ăn, mệt mỏi, ngủ không ngon… các bậc phụ huynh càn chú ý để sớm có biện pháp cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, những biểu hiện trên khá giống với các bệnh lý về đường tiêu hoá khác như rối loạn tiêu hoá, loạn khuẩn đường ruột. Do đó, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển bình thường cho trẻ.

Bác sĩ Lý Ngọc Ảnh thông tin thêm: "Để cải thiện tình trạng kém hấp thu, cha mẹ cần phải tìm hiểu, tiếp nhận những thông tin mới, chính thống từ các bác sĩ chuyên môn. Tùy khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn của từng trẻ khác nhau mà bác sĩ sẽ có lời khuyên cũng như đưa ra phương pháp phù hợp cho từng trẻ. Trong đó, cần dựa trên các nguyên tắc như cho trẻ ăn đủ lượng, đủ chất, đa dạng, không cho trẻ ăn quá nhiều so với tháng tuổi và quá trình phát triển ở từng giai đoạn.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tăng cường khả năng hấp thu cho trẻ bằng cách bổ sung men vi sinh có ích vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ. Các men vi sinh này sẽ giúp ích cho trẻ trong việc hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn. Sữa chua, các chế phẩm từ sữa cộng với bổ sung chất xơ hợp lý chính là những men vi sinh hữu hiệu cho trẻ. Những trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng nghiêm trọng hệ vi sinh thì cần sử dụng những loại thực phẩm giàu men vi sinh để tăng cường hệ vi sinh cho trẻ. Đó chính là những cách để cải thiện khả năng hấp thụ và hệ tiêu hoá của trẻ.

Cán bộ y tế hướng dẫn cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày của trẻ. (Ảnh chụp tại Trạm Y tế thị trấn U Minh, huyện U Minh).

Để trẻ hấp thu hiệu quả, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống khi trẻ bị bệnh. Không ép trẻ ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng trẻ có thể chấp nhận được. Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu. Cho trẻ ăn phục hồi sau giai đoạn bệnh. Đặc biệt, cần thay đổi thực phẩm thường xuyên, nhưng cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm để giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân tốt hơn./.

Huyền Trân

 

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Theo ông Vương Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau: "Ðơn vị vừa xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa bão, lụt năm 2024".

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.