ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 05:00:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần có cách nhìn mới về nông thôn mới : Kỳ 1: "Liệu cơm gắp mắm"

Báo Cà Mau Đầu tư lộ GTNT đúng chuẩn hiện là gánh nặng của ngân sách địa phương.

Sau 4 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Cà Mau đạt được kết quả trung bình so với các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, xét một cách khách quan nhất thì trong 19 tiêu chí vẫn còn nhiều tiêu chí đạt thấp: giao thông, thu nhập, hình thức tổ chức sản xuất, cơ cấu lao động, hộ nghèo… Trong khi đó, đây là những tiêu chí “trụ cột” để thấy được diện mạo nông thôn có thực sự “mới” hay không.

Là tỉnh vùng sông nước nên việc xây dựng đầy đủ 19/19 tiêu chí là không dễ chút nào nhưng vẫn phải quyết tâm thực hiện. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng xem ra lộ trình về đích của 23 xã điểm vào năm 2015 là rất khó. Bài học về “liệu cơm gắp mắm” đã được vận dụng đâu đó ở các địa phương trong tỉnh. Câu hỏi đặt ra, phải chi ngay từ đầu áp dụng bài học đó thì đến nay kết quả có lẽ sẽ khả quan hơn.

Nan giải bài toán giao thông

Do đặc thù về địa lý nên Cà Mau là một trong những tỉnh khó khăn về xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn. Ở các tỉnh khác, để làm 1 km lộ chỉ tốn khoảng 300 triệu đồng, còn Cà Mau tốn đến 500 triệu đồng̣. Ðã vậy, do đặc thù địa hình địa chất mà chất lượng, tuổi thọ các công trình cũng chưa được đảm bảo như mong muốn.

Đầu tư  lộ GTNT đúng chuẩn hiện là gánh nặng của ngân sách địa phương.          Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Ông Nguyễn Ðức Trung, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Năm Căn, chia sẻ nửa đùa nửa thật rằng, bây giờ chỉ còn ước có thêm 1.588 con đường như đã từng có 1.588 cây cầu trước đây thì mới mong vực dậy được tiêu chí giao thông trong tỉnh này. Hiện tại, trên địa bàn huyện Năm Căn mới chỉ có 2/7 xã đạt tiêu chí này. Ông Trung cho biết thêm: “Hằng năm, với nguồn kinh phí xây dựng GTNT khoảng vài trăm triệu đồng, nếu nhín lắm thì cũng chỉ đủ duy tu đường chứ nói chi đến chuyện làm đường mới”.

Hoàn cảnh ở huyện Ngọc Hiển còn bi đát hơn. Ðể xây dựng được tuyến lộ phải qua rất nhiều đất lâm phần, rồi diện tích đất rộng, nhà thưa, người dân rất ngại trong đóng góp xây dựng hạ tầng. Ông Lê Văn Kháng, Phó Chủ tịch UBND huyện, trăn trở: “Khó nhất là nguồn vốn xây dựng hạ tầng nông thôn. Khó cả vốn Nhà nước lẫn vốn dân. Thực ra nói là Nhà nước 60% và người dân bỏ ra 40% để làm lộ là nói trên văn bản, giấy tờ thôi chứ bây giờ người dân bỏ ra nhiều lắm. Họ bỏ công vài năm để làm lộ đất đen; bỏ ra mặt bằng rồi công lao động khi lộ đi ngang nhà… Các chi phí đó không thể kể và tính hết bằng tiền được”.

Ðến thời điểm này, tức là sau hơn 10 năm chia tách huyện, Ngọc Hiển mới chỉ làm được 63,3 km đường trục xã, liên xã. Trong khi đó, tổng nhu cầu đường giao thông toàn huyện là 574 km (ước tổng vốn khoảng 112,5 tỷ đồng). Và hiện tại chưa có xã nào trên địa bàn huyện đạt tiêu chí giao thông.

Theo kế hoạch, năm 2014, toàn tỉnh phải xây dựng hoàn thành 400 km đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay các địa phương cũng chỉ mới hoàn thành được 372 km mặt đường bằng bê-tông (đạt 93% kế hoạch). Mặc dù đã được “uyển chuyển” tối đa về vốn cho các xã điểm, nhưng đến nay cũng mới chỉ được 7/82 xã đạt tiêu chí giao thông. Bây giờ đã bước vào quý II của năm 2015, đường về đích của 23 xã điểm ở tiêu chí này còn quá xa. 

Chuyện “liệu cơm gắp mắm”

Ông Ðoàn Văn Bình, Chánh Văn phòng Ðiều phối xây dựng NTM tỉnh Cà Mau, bức xúc: “Khó khăn nhất là tiêu chí giao thông. Bây giờ không sợ dân thiếu vốn nữa mà do thiếu phần vốn của Nhà nước. Nếu cứ bám vào 3 m hoặc 3,5 m ngang mặt đường thì không biết bao giờ mới hoàn thành. Nhiều địa phương đã uyển chuyển bằng cách cứ làm 1,5 m rồi 2 m, rồi 2,5 m… miễn sao có lộ đi rồi sau đó sẽ kè thêm cho đủ chuẩn. Dẫu cách làm này sẽ gây nhiều tốn kém về sau nhưng dẫu sao trong điều kiện khó khăn này có vẫn hơn không”.

Hay với tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá chẳng hạn, không thể bám theo thông tư hướng dẫn rằng mỗi ấp, xã đều phải có thiết chế văn hoá. Cà Mau đã vận dụng khác (kể cả 3 xã đã đạt 19/19 tiêu chí), không nhất thiết phải xây đầy đủ 500 m2, 100 chỗ ngồi, miễn có sân bãi rộng rãi để có thể dựng mái che khi cần hội họp, để có thể kê ghế ngồi đủ là được. Khi điều kiện địa phương khấm khá lên sẽ tính tiếp đến chuyện đầu tư xây dựng.

Ngoài những khó khăn mang tính đặc thù, thực tế, hầu hết các địa phương còn chưa quan tâm nhiều đến nhóm tiêu chí kinh tế. Ðiểm qua một số đề án xây dựng NTM của các địa phương, kinh phí dành cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội chiếm phần lớn nguồn lực xây dựng NTM. Trong khi đó, đầu tư phát triển kinh tế với con số rất "khiêm nhường".

Do lộ trình đưa ra là phải có 23 xã về đích năm 2015 nên áp lực về đích cho các xã điểm quá lớn. Ðể giúp các xã sớm về đích, năm 2014, tỉnh Cà Mau đã đầu tư 49 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để xây dựng hạ tầng cho các xã điểm. Và giai đoạn 2015-2016 tiếp tục phân bổ từ nguồn này là 146 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng tranh thủ trên 100 tỷ đồng từ nguồn xổ số kiến thiết để đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Và cũng từ nguồn xổ số kiến thiết của tỉnh, năm 2014, tỉnh cũng hỗ trợ cho các xã điểm 36 tỷ đồng để xây dựng thiết chế văn hoá ở các xã (lẽ ra phần này thuộc ngân sách cấp huyện đầu tư).

Còn với nhóm tiêu chí về sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thì năm 2014 tỉnh đã hỗ trợ cho 4 xã điểm của tỉnh là 1,6 tỷ đồng, kết hợp với nguồn đối ứng trong dân là 1,8 tỷ đồng để các xã triển khai đề án phát triển sản xuất tại các địa phương. Theo đó, có 200 hộ dân với khoảng 20 mô hình kinh tế được triển khai nhân rộng.

Với những số liệu trên đủ thấy rằng, nhóm tiêu chí về hạ tầng nông thôn được đầu tư khá mạnh, còn nhóm tiêu chí về kinh tế còn khá chật vật./.

Ngọc Huệ

Kỳ 2: Loay hoay với nhóm tiêu chí kinh tế

Liên kết hữu ích

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.