ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 06:56:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng ĐBSCL

Báo Cà Mau “An ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách, cần có giải pháp chủ động thông qua các giải pháp công trình, phi công trình, thích ứng biến đổi khí hậu, khi tình hình hạn hán trong thời gian qua đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tiến độ phát triển của ĐBSCL”, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhận định tại Hội nghị điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư, tổ chức vào chiều 1/7 tại Cà Mau.

Đồng chủ trì với Phó thủ tướng Chính phủ có đồng chí đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL (gọi tắt là Vùng) thời gian qua tuy có khá nhưng chưa bền vững. Theo đó, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên với mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu; sớm hình thành 8 đầu mối tổng hợp trong hỗ trợ phát triển nông nghiệp…

Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng ĐBSCL Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại hội nghị với nhiều nhóm vấn đề trọng tâm cần tập trung phối hợp thực hiện giữa Vùng và các Bộ, ngành Trung ương trong thời gian tới.

 “Muốn phát triển cho tốt, hiệu quả thì cần chung tay, chung sức chung lòng, từ sự chủ động, trách nhiệm của các tỉnh trong vùng nhằm phát huy tiềm năng nội tại, cùng liên kết, hợp tác hiệu quả trên tinh thần hỗ trợ thông qua nhiều giải pháp, trong đó có cơ chế chính sách…”, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhắn gửi.

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho Vùng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, qua hơn 2 năm thực hiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các Bộ, ngành tích cực chủ động phối hợp với các địa phương liên quan triển khai thực hiện. Các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, đề ra giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng, từng bước cụ thể hoá tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới toàn vùng.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, mong muốn ĐBSCL tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương trong đầu tư hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của Vùng, ứng phó có hiệu quả trước tác động của biến đổi khí hậu.

Hai năm qua, với tổng số 363 chương trình, dự án của quy hoạch được xác định, là những dự án lớn, quan trọng, có tính chất dẫn dắt, có tác dụng lan toả sẽ ưu tiên tập trung đầu tư trước, đầu tư dứt điểm và đưa vào sử dụng để làm “mồi dẫn” thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách. Trong đó, hạ tầng giao thông được xác định là một trong những khâu đột phá chính cho phát triển kinh tế - xã hội vùng nói chung và thúc đẩy liên kết vùng nói riêng.

Với tổng số 116 dự án trọng điểm, qua quá trình triển khai thực hiện bước đầu đã đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu (Tiền Giang, Vĩnh Long); hoàn thành cải tạo, nâng cấp và đưa vào sử dụng tuyến Quốc lộ 1, đoạn từ thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng; Tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hoàn thành cải tạo luồng sông Hậu (giai đoạn 2) và đưa vào khai thác, sử dụng. Đang thi công các tuyến Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng; Cần Thơ - Cà Mau…

Trên cơ sở nêu lên những mặt còn tồn tại, khó khăn, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước, Hội đồng Vùng kiến nghị cần có cơ chế, chính sách về cho lĩnh vực nước sạch, nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ những khu vực khó khăn, khan hiếm nguồn nước sạch; cơ chế hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư các hệ thống hồ chứa với quy mô lớn (khoảng 30 ha/hồ) trữ nguồn nước ngọt dự phòng. Ban hành chính sách phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, trong đó ưu đãi đặc biệt cho người trồng lúa nhằm ổn định vùng sản xuất lương thực lớn của cả nước; chính sách về tạm trữ lúa gạo hỗ trợ nông dân liên kết các chuỗi sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp thuận thiên, bền vững. Các địa phương trong vùng được phép được chuyển đổi linh hoạt phần diện tích quy hoạch đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất trồng hoa màu, trái cây... với định mức ở vùng ĐBSCL cao hơn ít nhất 30% so với trung bình của cả nước.

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút đầu tư phù họp để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo an sinh cho người dân ở khu vực ven biển. Nâng mức đặc thù về suất đầu tư cho các công trình giao thông xây dựng mới hoặc bảo trì đối với khu vực ĐBSCL. Chính sách đào tạo thu hút nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại khu vực ĐBSCL.

Sớm hoàn thiện hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, kiến nghị nguồn đầu tư ứng phó biến đổi khí hậu đối với địa phương đặc thù, chịu nhiều tác động như Cà Mau.

Nêu lên 3 nhóm vấn để ảnh hưởng từ những tác động do biến đổi khí hậu, khi mà hạ tầng cho ngăn chặn xâm nhập mặn còn hạn chế; sạt lở bờ sông, bờ biển; thiếu nước ngọt vùng bán đảo Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt kiến nghị, địa phương đặc biệt khó khăn do hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều, địa chất yếu, không có nguồn vật liệu tại chỗ nên suất đầu tư rất cao, vì vậy đề xuất có cơ chế đặc thù hỗ trợ vốn phù hợp với điều kiện thực tế trong đầu tư phát triển.

Về ngăn mặn, phòng chống sạt lở, sụt lún đất, kiến nghị cấp thẩm quyền cho phép thí điểm giao, cho thuê một phần diện tích đất rừng phòng hộ được bảo vệ sau kè đối với khu đất đã bị sạt lở để xây dựng công trình, dự án phát triển kinh tế, hoặc giao đất ở vị trí khác để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BT khi nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án kè bảo vệ bờ biển; đồng thời, cho phép HĐND tỉnh xem xét, quyết định việc thực hiện các dự án thí điểm nói trên; cho phép điều chỉnh kịp thời quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng ven biển phù hợp với thực trạng diễn biến sạt lở (không chờ 5 năm theo quy định).

Hạn hán gây sụt lún, mưa đến thì gây ngập, Cà Mau cần được ưu tiên đầu tư những công trình, dự án lớn, đảm bảo ứng phó có hiệu quả trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. 

Trước mắt, hỗ trợ 1.300 tỷ đồng khắc phục sạt lở bờ biển Đông với chiều dài khoảng 21 km; hỗ trợ 684 tỷ đồng khắc phục 5,7 km bờ sông đang sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Đầu tư các công trình thủy lợi để chống xâm nhập mặn và sụt lún đất ở vùng ngọt hoá của Tỉnh với kinh phí khoảng 197 tỷ đồng. Kiến nghị Bộ NN và PTNT chỉ đạo sớm xây dựng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn - Cái Bé đấu nối với dự án Quản lộ - Phụng Hiệp, trong đó có các hạng mục sửa chữa Âu thuyền Tắc Thủ và các cống trên Quốc lộ 1 nhằm làm chậm quá trình xâm nhập mặn, bổ sung nguồn nước ngọt về Cà Mau.

Đề xuất Chính phủ giao Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hệ thống dẫn nước ngọt từ sông Hậu phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho các tỉnh ven biển Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau theo quy hoạch vùng ĐBSCL. Chính phủ xem xét, hỗ trợ khoảng 250 tỷ đồng để tỉnh Cà Mau đầu tư thêm một hồ chứa nước ngọt quy mô khoảng 100 ha nhằm tăng cường khả năng trữ nước ngọt.

Trần Nguyên - Hoàng Vũ

 

 

 

 

 

Thiết bị ngành nước song phụng Tham khảo Bí quyết kiếm tiền

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.