ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-12-24 07:55:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Câu lạc bộ Nữ doanh nghiệp đồng hành cùng phụ nữ nghèo

Báo Cà Mau Mỗi tháng mỗi chị góp 1 triệu đồng. Ðến nay, khi nguồn quỹ lên đến hơn 2 tỷ đồng thì số tiền đóng góp giảm lại còn 500.000 đồng. Với nguồn quỹ này, các chị dành hỗ trợ những hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật (đối với những trường hợp khó khăn cần tiền điều trị bệnh gấp, hỗ trợ từ 5-10 triệu đồng.

Là chủ các doanh nghiệp, hoạt động nhiều ngành nghề khác nhau nhưng các chị có cùng ước muốn giúp đỡ những người nghèo khó, đặc biệt là chị em phụ nữ nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Và ngày 15/10/2013, Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau ra đời.

Chủ nhiệm CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, bà Nguyễn Thị Mỹ Diệp, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Thương mại Giáp & Diệp, cho biết, ban đầu CLB được 9 thành viên, sau hơn 3 năm hoạt động, đến nay đã có gần 40 thành viên. Ngoài mục đích chính là hỗ trợ phụ nữ nghèo thì CLB còn là nơi để các chị chia sẻ buồn vui trong cuộc sống, cũng như hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh.

Mỗi tháng, Chương trình “Sống yêu thương” của CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau tổ chức 1 kỳ, hỗ trợ 1 nhân vật trung bình khoảng 80 triệu đồng.

Ðể có nguồn quỹ cho hoạt động từ thiện, mỗi tháng mỗi chị góp 1 triệu đồng. Ðến nay, khi nguồn quỹ lên đến hơn 2 tỷ đồng thì số tiền đóng góp giảm lại còn 500.000 đồng. Với nguồn quỹ này, các chị dành hỗ trợ những hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật (đối với những trường hợp khó khăn cần tiền điều trị bệnh gấp, hỗ trợ từ 5-10 triệu đồng; hay Tết Nguyên đán vừa qua, CLB đã hỗ trợ 38 bệnh nhân nghèo có tiền về quê đón Tết (mỗi suất 500.000 đồng).

Trong các hoạt động từ thiện của CLB, tiêu biểu nhất là Chương trình “Sống yêu thương”, mỗi tháng hỗ trợ 1 nhân vật. Ðến nay, chương trình này đã thực hiện được 19 lần, mỗi lần CLB dành 10 triệu đồng từ nguồn quỹ để hỗ trợ 1 hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài nguồn đóng góp cố định, các chị trong CLB ai có điều kiện sẽ đóng góp thêm. Bên cạnh đó, còn có thêm “Nhóm sống khoẻ” luôn đồng hành với CLB, mỗi tháng hỗ trợ 5 triệu đồng. Vì vậy, trung bình mỗi trường hợp trong Chương trình “Sống yêu thương” có số hỗ trợ từ 70-90 triệu đồng.

Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN tỉnh Cà Mau Tiêu Việt Tiên chia sẻ: CLB hoạt động bằng cái tâm, huy động, tập hợp chị em trong giới doanh nghiệp, chia sẻ được những điều thường ngày trong cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mỗi chương trình hoạt động của CLB đã tháo gỡ được khó khăn của hộ gia đình, vừa giúp họ có nguồn vốn tạo sinh kế, vừa có nhà ở, vừa có tiền điều trị bệnh. Bản thân chị Tiên nhận thấy sự hy sinh của mấy chị rất lớn, mặc dù cuộc sống chăn êm nệm ấm nhưng khi làm Chương trình “Sống yêu thương” có khi các chị phải xắn quần lội sình hàng cây số để đến được những hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ.

Tham gia ngay từ khi được Hội LHPN tỉnh ra quyết định thành lập CLB Nữ doanh nghiệp, chị Ngô Tuyết Dung, Giám đốc Công ty TNHH TM&DV Mô-tô Trung Nghĩa, Phó Chủ nhiệm CLB, nhận thấy đây là cơ hội để tập hợp chị em phụ nữ trong công tác thiện nguyện cũng như chia sẻ những điều bình dị trong cuộc sống. Thế rồi chị Dung cùng chị Diệp ra sức vận động các chị nữ doanh nghiệp cùng tham gia.

Chị Dung bộc bạch: "Qua các hoàn cảnh mà CLB đã hỗ trợ, trường hợp nào cũng thấy xót thương. Thời gian tới, CLB sẽ đẩy mạnh các hoạt động xã hội từ thiện hơn nữa để có thêm nhiều chị em phụ nữ trong tỉnh được hỗ trợ vượt qua khó khăn, vươn lên".

Tham gia vào CLB Nữ doanh nghiệp hơn 8 tháng, chị Ngô Tuyết Linh, chủ tiệm cầm đồ Trung Nghĩa không thể quên được trường hợp của chị Mai ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh. Chị Mai sống cùng mẹ già và đứa con 11 tuổi, chồng bỏ đi nhiều năm. Mặc dù chị Mai bị cụt tay nhưng hằng ngày chèo đò, trồng trọt kiếm sống. Thấy được ý chí vươn lên của chị, chương trình đã hỗ trợ chị hơn 70 triệu đồng để chị cất lại căn nhà, có vốn chăn nuôi, cũng như chuộc 3 công đất đã cầm cố. Còn đối với chị Trần Tiểu Cầm, Chủ DNTN Mun, Phường 2, TP Cà Mau (mua bán ống nước) tham gia CLB được hơn 1 năm, cảm thấy vui mừng khi mỗi hoàn cảnh chị em phụ nữ khó khăn được hỗ trợ vươn lên.

Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau Nguyễn Thu Tư nhận định: Nhiệm kỳ qua, thành công lớn nhất của Hội LHPN tỉnh là tập hợp được chị em phụ nữ trong cộng đồng dân cư, mà tâm đắc nhất là việc thành lập được CLB Nữ doanh nghiệp trong tỉnh. Mặc dù hoạt động của CLB chưa đạt như mong muốn, nhưng hoạt động an sinh xã hội trong tỉnh được CLB thực hiện rất tốt, các chị đã kết nối được các nữ doanh nghiệp lại với nhau, cùng nhau đóng góp cho công tác giảm nghèo trong tỉnh.

"Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ CLB không những thực hiện tốt công tác an sinh xã hội mà còn chăm lo cho các thành viên trong CLB cũng như kết nối, hỗ trợ các chị phát triển, sản xuất kinh doanh để làm thế nào CLB thực sự là trung tâm đại diện hỗ trợ doanh nghiệp nữ, từng bước củng cố CLB, khi có đủ điều kiện sẽ nâng lên thành Hội Doanh nhân nữ trong tỉnh", chị Thu Tư cho biết thêm./.

Bài và ảnh: Hồng Phượng

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Sử dụng hàng Việt - Nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng

Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đã giúp Cuộc vận động (CVÐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt là CVÐ) ngày càng lan toả mạnh mẽ.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Giải pháp tài chính hay “bẫy nợ” tiềm ẩn?

Thẻ tín dụng hiện nay trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng cũng kéo theo những mối nguy không thể xem nhẹ.

Qua vùng tôm - lúa

Những ngày này, về với vùng đất Thới Bình, trên đồng, ngoài rẫy đều rộn rã niềm vui ngày mùa. Tiếng máy thu hoạch tôm càng, máy suốt lúa, tiếng gọi nhau í ới của nông dân làm cho bức tranh quê thêm bừng sáng, sinh động.

Sầm uất phố biển

Thiên nhiên ban tặng cho Cà Mau một dải duyên hải từ Ðông sang Tây, với hơn 254 km đường bờ biển; có các cửa sông, cửa biển gắn với những địa danh nổi tiếng như: Gành Hào, Hố Gùi, Hốc Năng, Rạch Gốc, Cái Ðôi Vàm, Sông Ðốc, Ðá Bạc, Ba Tỉnh, Khánh Hội, Hương Mai...

Ðảng viên điển hình phát triển kinh tế

Gia đình ông Trần Quốc Hưng, 49 tuổi, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu theo Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập”.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.