ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 14:34:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chạnh lòng "xóm bão"

Báo Cà Mau Bé Đỗ Bích Trâm (5 tuổi) khóc ré lên khi thấy mấy anh cán bộ đến nhà. Chị Nguyễn Thị Huyền, mẹ bé, bồng con vào lòng vỗ về an ủi với ánh mắt ẩn chứa mối nghi ngại. Anh cán bộ xã xua tay như phân bua: “Không có chuyện gì đâu, mấy anh chị nhà báo nghe nói gia cảnh khó khăn ghé thăm thực hư ra sao. Tui giới thiệu mà!”.

Bé Đỗ Bích Trâm (5 tuổi) khóc ré lên khi thấy mấy anh cán bộ đến nhà. Chị Nguyễn Thị Huyền, mẹ bé, bồng con vào lòng vỗ về an ủi với ánh mắt ẩn chứa mối nghi ngại. Anh cán bộ xã xua tay như phân bua: “Không có chuyện gì đâu, mấy anh chị nhà báo nghe nói gia cảnh khó khăn ghé thăm thực hư ra sao. Tui giới thiệu mà!”.

Nghe tin có nhà báo đến nhà ông Ðỗ Văn Nhiễu, nhiều bà con xóm dân cư Công Nghiệp tò mò đến dò xét tình hình. Bởi lâu nay, nhà ông Nhiễu đang trong “tầm ngắm” của chủ đất (vì hết thời hạn cam kết cho ở đậu). Vợ chồng ông Nhiễu nay ngoài 60 tuổi, nhưng đã gắn bó với mảnh đất khu dân cư Công Nghiệp ngót hơn 18 năm nay (kể từ cơn bão số 5, năm 1997). Cũng tại mảnh đất này, ông bà có với nhau hơn 10 mặt con.

Căn nhà trống huơ của ông Nhiễu cũng là hoàn cảnh chung của nhiều hộ dân ở ấp Công Nghiệp. Ảnh: P.PHÚ

Ông Nhiễu than: “Tui cũng biết mình đang ở trên phần đất mà chính quyền mượn tạm để ở, nhưng khổ nỗi, vì nghèo, ngần ấy năm ở đậu vẫn chưa thể thoát cảnh túng quẫn. Nhà thì thiếu trước hụt sau, con cái đông nên tụi nó phân tán nhau đi làm thuê. Rồi dựng vợ, gả chồng thân ai nấy lo. Cha con đều giống nhau ở cái nghèo”.

Vừa cắt ngang câu chuyện, ông Ðinh Văn Rồi, Trưởng Ban Nhân dân ấp Công Nghiệp, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, giải thích thêm: “Sau bão số 5, khoảng 80 hộ từ khắp các nơi về đây được Nhà nước cấp nhà (mỗi hộ 1 căn cất sẵn khung bằng gỗ, lợp tol). Phần đất được Nhà nước mượn lại của chủ đất khác. Không biết lúc đó quy ước ra sao, nhưng giờ các chủ đất đều cho rằng đã quá thời hạn cho mượn. Do hoàn cảnh bà con quá khổ nên họ quy ra, nếu hết một xác nhà thì phải trả đất”. Như vậy là hơn 18 năm, nhiều căn nhà hư hỏng nặng nhưng bà con vẫn cố tìm cách che chắn để “kéo dài tuổi thọ” căn nhà.

Anh cán bộ xã đi cùng, kể: “Bữa trước ghé nhà hỏi thăm tình hình, thím Hai Nhiễu tiếp chuyện, nhìn thấy tui đứng tựa vai vào cột hàng ba, thím liền hô hoán: Ðừng con, dựa vô cột coi chừng nó sập nhà thím à nghen”. Câu nói nửa thật, nửa đùa nhưng nhìn lại thấy quá xót xa.

80 hộ sau bão về đây định cư, đến giờ, có khoảng 60 hộ cần sửa chữa nhà ở, nhưng ngặt nỗi chủ đất không cho (theo giao kèo trước). Ngay cả nhà ông Nhiễu, vách trống huơ một phía, cột xiêu vẹo tứ bề, cây chống đỡ nhiều lớp, dây thừng niệt thêm mấy lượt… hòng giữ cho nhà “nằm im qua mấy mùa mưa” cũng không được sửa.

Tiếng ông Nhiễu than thở hoà chung âm thanh của những lời kể lễ của chòm xóm: “Vậy đó, mà chủ nhà ở kế bên, hổm rày cứ dọa: Nhà ông mà sập xuống “lây” sang nhà tui, tui thường ông đó”. Vì sợ phải thường theo kiểu “trâu què thường trâu lành” nên vợ chồng ông Nhiễu không giấu nỗi trăn trở: “Vậy nên tui định vài bữa, vợ chồng tui lẻn ra rừng đốn trộm mấy cây trọng trọng về chỏi thêm. Hổm rày mấy đám mưa mà ruột gan teo héo vì sợ gió mạnh”.

Cách đó khoảng vài tuần, vợ ông Nhiễu rớm nước mắt vì nhìn chủ đất đốn hạ gốc me được ông Nhiễu trồng ba bốn năm nay. Tính để lấy trái ăn canh chua nhưng mới có bông rộ thì bị chặt. Vì chủ đất sợ “cây bén rễ” sau này khó xử. Sự thận trọng của chủ đất vô tình làm tăng thêm nỗi đau của những người ở nhờ.

Ngay phía sau vách nhà (ven rừng) là những khu “nhà vệ sinh” của bà con. Vợ ông Nguyễn Văn Bé (65 tuổi), nhà cùng cảnh ngộ với gia đình ông Nhiễu, chia sẻ: “Tụi tui phải “đánh trận” lan bang như vậy kể từ khi về đây (năm 1997 đến nay)”. “Như vậy, suốt hơn 18 năm qua, các hộ dân về đây sinh sống theo chủ trương cấp nhà sau bão phải phóng uế bừa bãi?”. Câu hỏi vừa đặt ra, bao con mắt đều đổ dồn về ông Trưởng ấp Công Nghiệp với anh cán bộ xã Tân Hải. “Thì chủ đất chỉ cho mượn đất ở. Còn chuyện đào ao bắc cầu hay xây dựng nhà vệ sinh thì không được. Vả lại, bà còn khu dân cư này cũng không đủ tiền để làm cầu tự hoại. Thế nên, “bãi mìn” lộ thiên như anh thấy là chuyện đương nhiên”, ông Rồi chua xót.

Bà Nguyễn Thị Hành, cũng khoảng 60 tuổi, chua chát kể: “Tụi con nít thì đi quanh hè, bụi rậm gần nhà. Người lớn thì phải chịu khó, đi vài công đất về phía rừng”. Vị đồng nghiệp của tôi không ngăn được thắc mắc: “Vậy rủi tối đau bụng thì sao?”. “Thì đi như tụi con nít, quanh đây”, bà Hành trả lời với giọng tủi thân.

Câu chuyện được chúng tôi đem ra “vấn” ông Nguyễn Ðức Duy, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hải. Ông Duy thừa nhận: “Thú thiệt, khu dân cư này đang trong thế bí, chỉ trông chờ Sở NN&PTNT triển khai dự án tái định cư khu vàm Công Nghiệp giống như khu tái định cư ở Cái Cám (ấp Cái Cám). Nhưng dự án chưa biết khi nào mới triển khai”, ông Duy nói.

Còn về thực trạng nhà cửa xiêu vẹo, chủ đất đòi lại đất, người dân nhiều năm sinh hoạt thiếu vệ sinh, ông Duy thừa nhận: “Có, nhưng chưa có cách giải quyết thấu đáo”.

Chúng tôi và hơn 60 hộ dân thuộc cụm dân cư Công Nghiệp, ấp Công Nghiệp vẫn chưa thể tưởng tượng được viễn cảnh hơn 3 tháng nữa khi Tân Hải là xã nông thôn mới. Trong khi hơn 18 năm qua, (hiện nay cũng thế) những người dân nơi đây chưa gì đổi mới, ngoài con lộ được làm gấp rút, chiều dài khoảng 1 km để ngăn triều cường được hoàn thành cách nay hơn 2 năm.

Phía biển, đám mây đen đang kéo về. Gió giật hơi mạnh. Bằng kinh nghiệm, ông Nhiễu nói với vẻ mừng rỡ: “Vậy là bữa nay hổng mưa. Căn nhà, qua thêm một ngày “tuổi thọ””.

Chị Huyền, dâu thứ 6 của ông Nhiễu, vẫn đang loay hoay với bé Trâm, cố giải thích cho nó hiểu: “Không phải người ta đến đòi đất, dỡ nhà”. Hai mẹ con bên nhau trong căn nhà chưa đầy 7 m2, chiều cao vừa khỏi tầm 1,5 m của chị Huyền. Chòm xóm nói như mỉa mai: “Như vậy đó, vợ chồng thằng Ðúng, con Huyền đã gắn bó với “tổ ấm” này ngót 10 năm nay”...

“Quỹ đất công của xã không còn, trong khi có đến khoảng 60 hộ dân cụm dân cư Công Nghiệp cần chỗ ở mới. Chúng tôi chưa thể tìm ra cách giải quyết ngoài việc tiếp tục chờ đợi dự án tái định cư Công Nghiệp. Đã qua thời gian sử dụng, nhà của những hộ dân dời về đây sau bão đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thể sửa chữa vì chủ đất can ngăn. Họ phải sống trong nỗi thấp thỏm trước mỗi cơn mưa”, ông Nguyễn Đức Duy, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hải, cho biết.

Phóng sự của Phong Phú

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.