ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 09:55:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chào mừng Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau lần thứ VII, nhiệm kỳ 2015-2020: Nhà báo phải là người lãnh ấn xung kích

Báo Cà Mau Trước thềm Ðại hội Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau lần thứ VII, nhiệm kỳ 2015-2020, những bậc cha, chú trong nghề báo ở Cà Mau đã có những chia sẻ tâm huyết về nền báo chí cách mạng tỉnh nhà, về những kỳ vọng vào nghề báo, người làm báo và tổ chức hội nhà báo trong tương lai. Ðây là những gợi ý quý báu, giá trị để báo chí Cà Mau tiếp đà phát triển, thực hiện được sứ mệnh nặng nề mà vô cùng vinh quang được xã hội giao phó.

Trước thềm Ðại hội Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau lần thứ VII, nhiệm kỳ 2015-2020, những bậc cha, chú trong nghề báo ở Cà Mau đã có những chia sẻ tâm huyết về nền báo chí cách mạng tỉnh nhà, về những kỳ vọng vào nghề báo, người làm báo và tổ chức hội nhà báo trong tương lai. Ðây là những gợi ý quý báu, giá trị để báo chí Cà Mau tiếp đà phát triển, thực hiện được sứ mệnh nặng nề mà vô cùng vinh quang được xã hội giao phó.

Xây dựng đội ngũ là vấn đề cốt lõi

Nhà báo Phạm Văn Tri (Bảy Minh), nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau, đã có những phân tích, trao đổi hết sức sắc nét về báo chí Cà Mau. Là một trong những nhà báo lão thành có nhiều đóng góp cho báo chí địa phương, Nhà báo Phạm Văn Tri khẳng định, xây dựng đội ngũ người làm báo phải đặt lên hàng đầu. Nhà báo cần phải hội đủ nhiều yếu tố, ngoài việc học hành bài bản, kỹ năng tác nghiệp thành thạo còn phải có sức khoẻ, kỹ năng sống - vốn sống, lý tưởng chính trị, đạo đức, tác phong... Nghề báo là một nghề nặng nhọc, đòi hỏi cao nhưng những gì mang lại cho xã hội, cho bản thân nhà báo là không thể đong, đếm.

Nối tiếp truyền thống của cha anh đi trước, các nhà báo trẻ Cà Mau luôn tâm huyết với nghề. (Trong ảnh: Các nhà báo tác nghiệp trong chuyến đi thực tế tại tỉnh An Giang do Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau tổ chức).   Ảnh: NGUYỄN CHIẾN

Theo ông, báo chí phải nắm bắt cho bằng được xu thế của xã hội, của sự vận động, báo chí phải thể hiện tính tiên phong, chủ động và dự báo trong mọi trường hợp. Người làm báo phải liên tục học tập, rèn luyện, phải dấn thân để tác phẩm phục vụ kịp thời nhu cầu của độc giả. Hội Nhà báo phải quán triệt được tính chất, chính sách và phương thức hoạt động của hội, tập trung được lực lượng, thống nhất về mặt ý chí và hành động, phát huy sức mạnh người làm báo, cùng đóng góp vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển Tổ quốc.

Nhà báo Phạm Văn Tri tâm huyết: “Thời gian qua, hội đã làm được rất nhiều việc. Anh em hiện nay cũng đã có nhiều điều kiện hoạt động nghề nghiệp hơn, không khí báo chí đang rất sôi động, dân chủ, tạo dựng được lòng tin vững chắc của người dân”.

Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn chỉ ra: “Mặt chính trị - xã hội của tổ chức hội vẫn chưa được thể hiện rõ nét”. Ðiều này lý giải việc báo chí còn chưa gắn kết chặt chẽ với các phong trào xã hội, gần gũi với Nhân dân. Báo chí còn thụ động, chưa thật sự tiên phong trong việc nêu gương người tốt - việc tốt và đặc biệt là phản ánh, chống lại các hiện tượng tiêu cực.

Nhà báo Phạm Văn Tri nhắn nhủ: “Tham ô, tham nhũng, phiền hà Nhân dân, thói vô tâm của cán bộ có chức, có quyền… là những chuyện mà báo chí và Nhân dân có cùng sự quan tâm đặc biệt. Tôi mong rằng báo chí tỉnh nhà cần thể hiện hết vai trò, trách nhiệm, nêu bật được cái tốt, vạch trần cái xấu, cùng với toàn tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra”.

Xây dựng tính chiến đấu

Trong câu chuyện của mình, Nhà báo Ngô Minh Chánh (Sáu Thi), nguyên Tổng Biên tập Báo Minh Hải, đề cập nhiều đến việc xây dựng tính chiến đấu của nhà báo, đảng viên là nhà báo, tổ chức hội và của báo chí nói chung. Ông nhấn mạnh: “Chống tiêu cực là chuyện mà Ðảng, Nhà nước và Nhân dân hết sức quan tâm trong thời điểm này. Chúng ta không thể chấp nhận chuyện người nông dân còn chạy gạo ăn từng bữa, mà ở đâu đó cán bộ có chức, có quyền có thể tiêu khiển thú vui cây cảnh hàng trăm triệu đồng”.

Với báo chí Cà Mau, Nhà báo Ngô Minh Chánh bộc bạch: “Còn thiếu tính chiến đấu, thiếu sự chủ động, chưa dám xông pha vào những vấn đề gay góc, bức xúc có ảnh hưởng đến phạm vi lớn của xã hội. Ðội ngũ nhà báo chúng ta đông về số lượng, chất lượng cũng nâng lên, nhưng vấn đề xây dựng Ðảng, nâng cao tính chiến đấu là chưa đáp ứng được với nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Báo chí phải bám vào chủ trương, đường lối, chính sách, và chống tiêu cực cũng là chủ trương lớn của đất nước, chống phải gắn với việc xây”.

Nhà báo hơn lúc nào hết phải mạnh dạn thể hiện, có bản lĩnh chính trị - nghề nghiệp, có cái Tâm đối với bà con, có kỹ năng tác nghiệp, phương thức thể hiện phù hợp để thông tin chính xác và nhận được sự đồng thuận của độc giả. Nên lưu ý đến những vùng nông thôn sâu còn nhiều khó khăn, đối tượng cán bộ hưu trí, các gia đình có truyền thống cống hiến cho cách mạng, lắng nghe người dân nói để phản ánh kịp thời những vấn đề nổi cộm. Nếu báo chí thụ động, làm mất lòng tin của Nhân dân thì sẽ là nguy cơ lớn làm mất niềm tin của xã hội vào sự lãnh đạo của Ðảng, một trong những mối hiểm hoạ lớn của Tổ quốc Việt Nam.

Với tổ chức hội, Nhà báo Ngô Minh Chánh nhắn nhủ: “Nhiều hội viên đã lớn tuổi, nên có hình thức phù hợp để tập hợp, tạo điều kiện cho anh em sinh hoạt, tiếp tục cống hiến. Hội cũng nên lắng nghe nguyện vọng, tâm tư của anh em để hoạt động hiệu quả hơn”.

Người làm báo đang có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng có quá nhiều nguy cơ đáng lo, ông tin tưởng: “Nhiệm kỳ mới, báo chí Cà Mau sẽ tiếp tục phát triển, Nhân dân đang chờ những nhà báo dám dấn thân, những tác phẩm có khả năng đánh động, chống lại cái xấu. Nhà báo phải là lực lượng lãnh ấn tiên phong”.

Người làm báo phải nỗ lực “giữ nghề”

Nhà báo Nguyễn Hiệp (Hai Hiệp), nguyên phóng viên Báo Minh Hải, là một trong những người được báo giới Cà Mau trân trọng vì sự tâm huyết, tận tuỵ với nghề. Sự nghiệp của ông gắn với những cuộc “triển lãm” ký hoạ ngay tại chiến trường. Hàng trăm tác phẩm ký hoạ của ông đã trở thành tài sản quý báu tái hiện không khí đấu tranh, đời sống của Nhân dân Cà Mau trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Một trong những điều khiến ông được quý mến là sự nỗ lực phi thường, vượt lên bệnh tật để tiếp tục làm báo. 12 tuổi ông được cậu ruột dẫn đi thoát ly, “cước tuổi” để hoạt động cách mạng, đánh Pháp thắng lợi, ông chuẩn bị đi tập kết thì được giữ lại.

Nhà báo Nguyễn Hiệp gắn bó với nghiệp báo chí từ tờ U Minh Anh Dũng, tờ báo của lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau thời kháng Mỹ. Ông kể lại một kỷ niệm sâu sắc: “Tại lung Mò Om, Rau Dừa (Cái Nước), nơi đứng chân của tờ báo bị địch tấn công, Tổng Biên tập Nguyễn Bá Thời hy sinh khi trên tay còn cầm súng”. Suốt quãng thời gian từ năm 1962 đến đầu năm 1969, ông Hai Hiệp đã chứng kiến nhiều đồng đội trong cơ quan lần lượt hy sinh. Ông làm báo với tâm niệm lớn là phụng sự cách mạng, tưởng nhớ đến đồng đội, thoả niềm đam mê của bản thân.

Ông chia sẻ: “Thời ấy làm báo có cái không khí ra trận, hăng hái lắm, say mê lắm. Nhà báo chúng tôi vừa cầm súng vừa cầm bút, sống chết là chuyện nhẹ nhàng, mỗi tác phẩm được chắt chiu, trân trọng vô cùng”.

Nhà báo Hiệp viết xuyên suốt, cộng tác với nhiều tờ báo, đến khi gặp cơn bạo bệnh. Có thời điểm ông không đi lại được, nhưng vẫn không thôi cầm bút. Ông nhắn nhủ: “Các bạn còn trẻ, phải hết sức phấn đấu, phải nỗ lực để có thể trụ vững với nghề”.

Ông nói, làm báo ngày xưa vô cùng cực khổ, nhưng nhà báo không bao giờ bị “nhem nhuốc”, nhụt chí. Trái lại, càng khó khăn, người làm báo càng thể hiện được phong thái, khí tiết, càng hăng hái xông trận diệt thù và sáng tạo nên những tác phẩm giá trị phục vụ Nhân dân. Nhà báo kháng chiến là những nhà báo “khổ riết rồi thành quen”, coi nghề nghiệp và sinh mạng của mình là một. Có những tác phẩm được đánh đổi bằng cả mạng sống của người viết, giá trị của nó không gì so sánh được. Ông kỳ vọng vào những người làm báo trẻ, tiếp nối truyền thống, cùng góp sức vào sự nghiệp cách mạng của nền báo chí, của quê hương, đất nước./.

Phạm Nguyên

Phát triển đảng viên từ học đường

Thời gian qua, các cấp uỷ đảng tại huyện Ðầm Dơi đã lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tạo nguồn, kết nạp đảng viên là sinh viên, học sinh trên địa bàn, theo Hướng dẫn số 03-HD/BTCTU, ngày 11/8/2023 của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ. Trong đó, 5 chi bộ của 5 trường THPT trên địa bàn những năm gần đây đều đã kết nạp, bổ sung lực lượng đảng viên mới là học sinh. Trường THPT Quách Văn Phẩm là một trong những điển hình làm tốt công tác này.

Ý nghĩa công trình chào mừng đại hội Ðảng

Kỷ yếu Ban Chấp hành (BCH) Ðảng bộ các xã, thị trấn Năm Căn qua các nhiệm kỳ là công trình chào mừng đại hội đảng bộ các cấp trên địa bàn huyện Năm Căn, nhiệm kỳ 2025-2030. Hiện nay, các địa phương đang khẩn trương hoàn thiện đảm bảo tiến độ, tạo khí thế thi đua sôi nổi trước thềm đại hội đảng nhiệm kỳ mới.

“Chi bộ bốn tốt” - Ðộng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị

Nhằm nâng cao vai trò hạt nhân của tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở, huyện Phú Tân tích cực triển khai thực hiện mô hình “Chi bộ bốn tốt”, “Ðảng bộ cơ sở bốn tốt”. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đề ra, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng ở cơ sở, phát huy tinh thần đoàn kết, kỷ luật tốt và xây dựng cán bộ, đảng viên tốt.

Phát triển Ðảng đảm bảo cả chất và lượng

Thời gian qua, các cấp uỷ, tổ chức đảng trong toàn Ðảng bộ huyện U Minh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả, qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phát triển đảng viên, đảm bảo cả về chất và lượng.

Văn hoá và kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2024), 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024) và được toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta trân trọng đón nhận với những giá trị, ý nghĩa to lớn.

Sâu sát Nhân dân, nắm chặt cơ sở

Chi bộ đảng, đảng viên ở ấp/khóm là nơi trực tiếp, sâu sát với đời sống Nhân dân; là cánh tay nối liền, nối dài của Ðảng, nơi ý Ðảng - lòng dân kết tinh, hiện hữu. Vai trò của đảng viên, chi bộ đảng ở tuyến “cơ sở của cơ sở” là hết sức quan trọng đối với việc truyền tải, thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Gần dân, trọng dân, tin dân, hiểu dân, học dân và phụng sự Nhân dân là phương châm xuyên suốt, nhất quán để từng chi bộ đảng, đảng viên phát huy hết vai trò, trách nhiệm được giao phó.

Ðảng viên cao niên viết tiếp truyền thống cách mạng

Huy hiệu Ðảng là phần thưởng cao quý ghi nhận sự phấn đấu, rèn luyện, góp sức và trưởng thành của những đảng viên với Ðảng, với Tổ quốc, với Nhân dân, thực hiện tốt mọi chức trách nhiệm vụ được giao dù ở cương vị nào.

Tôn vinh cống hiến của đảng viên

Phấn khởi và tự hào, đó vừa là tâm trạng của các đảng viên Ðảng bộ huyện Phú Tân vinh dự được nhận Huy hiệu Ðảng vào dịp Quốc khánh 2/9, vừa là niềm vui chung của chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt. Bởi, những tấm huy hiệu được trao là phần thưởng cao quý ghi nhận quá trình phấn đấu, rèn luyện, cống hiến của các đảng viên cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng và Nhân dân.

“Chi bộ 4 tốt” - Cốt ở đảng viên

“Chi bộ 4 tốt” là mô hình cụ thể hoá tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW (Nghị quyết 21), ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về “Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”. Tại Cà Mau, việc xây dựng “Chi bộ 4 tốt”, “Ðảng bộ cơ sở 4 tốt” đã được các cấp uỷ đảng quan tâm triển khai, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tăng cường sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao hình ảnh, uy tín, vai trò của đảng viên.

4 đảng viên cao niên xã Khánh An nhận phần thưởng cao quý của Đảng

Nhân kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), chiều 30/8, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh đã đến trao huy hiệu Đảng tại xã Khánh An, huyện U Minh.