ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 19:34:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cháy - hệ luỵ khôn lường

Báo Cà Mau Lửa vừa là nguồn năng lượng cần thiết trong đời sống, vừa là “kẻ huỷ diệt” thầm lặng. Chỉ một tia lửa nhỏ, do một khoảnh khắc bất cẩn, cũng có thể thiêu rụi mọi thứ, biến tài sản, kể cả tính mạng thành tro bụi. Những vụ cháy không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn cướp đi những điều vô giá, một mái ấm bình yên, những ước mơ chưa kịp thực hiện; cùng nỗi ám ảnh tinh thần nặng nề cho người trong cuộc...

Bài 1: Nguy cơ rình rập

Ngày 21/2, chúng tôi quay trở lại chợ Chà Là, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi. Nơi đây từng là điểm hẹn của những phiên chợ nhộn nhịp, nay vẫn còn in đậm dấu tích của ký ức đau thương từ một vụ cháy kinh hoàng cách đây 7 năm.

Lực lượng Công an xã Trần Phán (huyện Ðầm Dơi) phối hợp với Ban Quản lý chợ kiểm tra thiết bị PCCC tại khu vực chợ Chà Là.

Lực lượng Công an xã Trần Phán (huyện Ðầm Dơi) phối hợp với Ban Quản lý chợ kiểm tra thiết bị PCCC tại khu vực chợ Chà Là.

Hệ luỵ sau những vụ cháy

Biến cố vụ cháy chợ Chà Là không chỉ thiêu rụi tài sản mà còn để lại những vết thương sâu sắc trong lòng nhiều gia đình, khiến ký ức đau đớn mãi âm ỉ như những tàn tro chưa kịp nguội.

Trước cửa tiệm điện tử vừa được sửa sang, ông Dương Văn Tình, người cha đã mất đi 2 đứa con yêu quý trong vụ cháy năm ấy, không giấu nỗi xúc động khi nhớ lại: “Khoảng 2 giờ 30 sáng 6/2/2018, tôi đang ngủ trong nhà kho, cách chợ khoảng cây số, thì nghe tin nhà cháy. Khi chạy đến, cả khu chợ đã chìm trong biển lửa, mọi người hoảng loạn tháo chạy. Tôi cố khởi động máy chữa cháy, nhưng nó không hoạt động, bất lực nhìn căn nhà bị chìm trong biển lửa... Ðau đớn nhất là 2 đứa con tôi (con gái và con rể) vẫn còn mắc kẹt bên trong”.

“Chỉ từ một nén nhang cắm sâu, khi tàn dần, lửa bén vào những chân nhang cũ, rồi nhanh chóng bùng lên dữ dội, thiêu rụi 4 căn nhà của 3 hộ dân. Gia đình tôi chịu thiệt hại nặng nhất, không chỉ mất mát về tài sản trị giá hơn 6 tỷ đồng, mà còn là nỗi đau tột cùng khi 2 đứa con mãi mãi ra đi”, ông Tình nghẹn giọng kể lại.

Vợ chồng ông Tình lặng người khi hồi tưởng về ký ức buồn đã qua.

Vợ chồng ông Tình lặng người khi hồi tưởng về ký ức buồn đã qua.

Câu chuyện của bà Danh Thị Hương, ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, cũng đầy xót xa. Là hộ nghèo, không có đất sản xuất, gia đình bà được hỗ trợ xây căn nhà Ðại đoàn kết vào năm 2019 với một tia hy vọng nhỏ giúp bà có cơ hội vươn lên. Nhưng rồi giữa năm 2024, khi bà Hương phải điều trị bệnh ở ngoài tỉnh, một sự cố chập điện đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà và cả căn cặp vách của người cháu.

 “Ðã nghèo lại còn gặp cảnh cháy, mất hết nhà cửa, tài sản, tôi rơi vào cảnh màn trời chiếu đất”, bà Hương nghẹn ngào kể. May mắn thay, nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các mạnh thường quân, bà được xây dựng lại căn nhà mới. Dẫu vậy, những tổn thất tinh thần và nỗi ám ảnh từ đám cháy vẫn còn đó.

Nếu như những vụ cháy tại chợ Chà Là, hay căn nhà nhỏ của bà Hương, là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc đảm bảo an toàn phòng cháy ở khu dân cư, thì sự cố tại Trường THPT Ðầm Dơi lại là bài học đắt giá về sự bất cẩn trong sinh hoạt học đường. Nạn nhân là em Nguyễn Mộng Tuyền, học sinh lớp 11A4, hiện vẫn đang điều trị bỏng nặng tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Bác sĩ Phan Văn Vũ, Khoa Ngoại Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi, cho biết: “Em Tuyền bị bỏng cấp độ 2, với diện tích tổn thương 30-40% cơ thể. Lưng và đôi tay là những vị trí chịu tổn thương nặng nề nhất”.

Qua điện thoại, giọng em Tuyền run run kể lại: “Ðầu năm học 2025, em được chọn làm người mẫu trình diễn trang phục tái chế của lớp. Trong lúc thử đồ, em dùng nến để đốt phần chỉ thừa trên chiếc váy làm từ bông gòn và giấy. Chỉ một khoảnh khắc bất cẩn, ngọn lửa nhỏ bùng lên dữ dội, lan nhanh khắp người. Em kêu cứu và cố dập lửa, nhưng bông gòn cháy quá nhanh. Các bạn xung quanh hoảng loạn đi tìm nước, nhưng khi dập được lửa, em đã bỏng nặng và ngất đi”.

Những vụ cháy kể trên là một trong những minh chứng về hệ luỵ khôn lường do cháy gây ra. Ðể ngăn chặn mối nguy hại ấy, biện pháp hiệu quả nhất vẫn là mỗi gia đình cần nâng cao ý thức cảnh giác và chủ động phòng ngừa từ sớm trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

Xác định nguyên nhân, loại bỏ nguy cơ từ đầu

Theo thống kê từ Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ (CNCH) thuộc Công an tỉnh Cà Mau, trong năm 2024 cả nước xảy ra 4.114 vụ cháy, khiến 100 người thiệt mạng và 89 người bị thương. Riêng tại Cà Mau, địa phương đã ghi nhận 7 vụ cháy, bao gồm 4 vụ cháy tại nhà dân, 1 vụ tại cơ sở sản xuất kinh doanh kết hợp nhà ở, 1 vụ tại một cơ sở giáo dục và 1 vụ tại khu vực trồng cây tràm tái sinh. Mặc dù may mắn không có thiệt hại về người, nhưng tổng tổn thất về tài sản đã lên đến 2,2 tỷ đồng, cùng với 40 ha rừng tràm bị huỷ hoại hoàn toàn. Ðáng chú ý, so với cùng kỳ năm 2023, số vụ cháy đã tăng thêm 3 vụ và thiệt hại về tài sản tăng thêm 1,5 tỷ đồng, một dấu hiệu cho thấy nguy cơ cháy nổ tại địa phương vẫn đang gia tăng.

Các vụ cháy nổ xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến như chập điện, bất cẩn khi đốt nhang, đèn cầy hoặc sơ suất trong nấu, nướng, đốt đồng... Ðáng báo động, trong năm 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện 426 trường hợp vi phạm quy định về PCCC qua 8.168 lượt kiểm tra, xử phạt tổng số tiền 332,9 triệu đồng. Các lỗi phổ biến là thiếu kiểm tra, bảo trì thiết bị PCCC; niêm yết nội quy chữa cháy bị mờ hoặc bị che khuất; lực lượng PCCC cơ sở chưa được tập huấn đầy đủ; thiếu cập nhật hồ sơ quản lý hoạt động PCCC... Một số trường hợp hy hữu nhưng nghiêm trọng cũng đã được phát hiện, là bình chữa cháy không sử dụng được vì dây bị chuột cắn đứt hoặc van bị gỉ sét do lâu ngày không kiểm tra.

Thượng tá Nguyễn Văn Khoa, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Cà Mau, cho biết: “Qua kiểm tra thực tế tại các khu chợ tự phát và nhà ở kết hợp sản xuất, chúng tôi thường xuyên ghi nhận lỗi về đấu nối hệ thống điện không đúng kỹ thuật, sử dụng thiết bị điện kém chất lượng, không đảm bảo khoảng cách an toàn khi sắp xếp hàng hoá và vật tư... Ðây đều là những sai sót xuất phát từ ý thức chủ quan, tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nghiêm trọng, đe doạ tính mạng và tài sản của người dân”.

Kiểm tra, vận hành máy chữa cháy tại cơ sở, đảm bảo ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố.

Kiểm tra, vận hành máy chữa cháy tại cơ sở, đảm bảo ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố.

Cháy nổ không chỉ giới hạn trong sản xuất hay kinh doanh, mà chúng có thể xảy ra ở mọi nơi, nhiều lĩnh vực. Ở lĩnh vực giáo dục, các trường học đã trang bị đầy đủ thiết bị PCCC và tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng cơ bản cho học sinh, nhưng ông Trần Thanh Văn, Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Ðầm Dơi, vẫn thẳng thắn thừa nhận: “Trong tình huống khẩn cấp, học sinh thường hoảng loạn, không thể nhớ cách sử dụng thiết bị, dù đã được học lý thuyết. Việc thiếu các buổi diễn tập thực tế là nguyên nhân chính khiến các em lúng túng khi đối mặt với sự cố”.

Theo ông Văn, thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp bách về việc đổi mới phương pháp đào tạo kỹ năng PCCC trong cộng đồng. Ðặc biệt, các buổi diễn tập thực hành cần được tổ chức thường xuyên và sát với tình huống thực tế nhằm nâng cao khả năng phản xạ và giúp người dân, đặc biệt là học sinh, ứng phó kịp thời trong các tình huống khẩn cấp.

Những con số và thực tế trên không chỉ là hồi chuông cảnh báo mà còn là lời nhắc nhở nghiêm khắc dành cho các cơ quan chức năng, trường học và từng hộ gia đình. Sự chủ quan và lơ là trong công tác phòng chống cháy, nổ hôm nay có thể là nguyên nhân dẫn đến một thảm hoạ không thể lường trước vào ngày mai.

“Chỉ khi xảy ra hoả hoạn, người ta mới giật mình nhận ra tầm quan trọng của công tác phòng cháy, nhưng thế là đã muộn”, Thượng tá Nguyễn Văn Khoa nhấn mạnh.


Trong những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, trên địa bàn tỉnh Cà Mau xảy ra nhiều vụ cháy. Ngày 25/11/2024, cháy tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển; ngày 31/12/2024, một vụ cháy do chập điện tại Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Mô tô Nam Bình, chi nhánh huyện Thới Bình; tối 16/2/2025, một vụ cháy do nổ điện thoại tại Nam Bình Group, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau và trưa 22/2/2025, cháy tại tầng 2 Trung tâm Thương mại Sense City... Nhờ được kiểm soát kịp thời, các vụ cháy này không gây thiệt hại nghiêm trọng, tuy nhiên, điều đáng lo ngại là các vụ cháy không chỉ do nguyên nhân khách quan mà chính là sự chủ quan và thiếu kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy (PCCC), trở thành mối nguy tiềm ẩn, luôn rình rập trong cộng đồng.


 

Loan Phương - Việt Mỹ

Bài cuối: Ngăn chặn từ gốc

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.