ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 03:16:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chén thuốc

Báo Cà Mau Chín Hột cầm chén thuốc, tay run lẩy bẩy. Thầy Hai nói, uống chén thuốc này xong, răng rụng, mắt mờ, chân tay quìu quặt, sau này ăn cơm còn khó huống hồ cầm súng. Kệ, miễn là không cầm súng bắn vào đồng đội của mình, đồng bào của mình, cái mạng này coi như bỏ. Ực một cái, Chín Hột đập bể luôn cái chén, ngồi thụp xuống gốc cây dừa mé sau chòi nhà.

Chín Hột cầm chén thuốc, tay run lẩy bẩy. Thầy Hai nói, uống chén thuốc này xong, răng rụng, mắt mờ, chân tay quìu quặt, sau này ăn cơm còn khó huống hồ cầm súng. Kệ, miễn là không cầm súng bắn vào đồng đội của mình, đồng bào của mình, cái mạng này coi như bỏ. Ực một cái, Chín Hột đập bể luôn cái chén, ngồi thụp xuống gốc cây dừa mé sau chòi nhà.

Rồi chiến tranh đi qua, trong lý lịch của ông Chín có ghi rõ giai đoạn làm lính nguỵ, không gây nợ máu. Chưa đầy chục chữ mà thằng con trai duy nhất của ông “ba chìm bảy nổi” đến tận bây giờ. Lúc sầu đời, nó về nhậu với ông rồi nói, “cán bộ trơn” như con làm hết đời cũng tới vậy thôi ba. Ông Chín ngẫm nghĩ về cái thân còm cõi của mình, nhìn thằng con thất thểu mà chạnh lòng.

Minh hoạ: HOÀNG VŨ

Năm Mậu Thân, ông Chín cùng Ba Rèn được một ký giả chiến trường người Nhật chụp cho một bôi ảnh để gọi là kỷ niệm. Ba Rèn hy sinh sau bức ảnh 3 ngày, còn mình ên ông Chín sống dai dẳng, èo uột tới bây giờ. Chín Hột khi đó mới hoạt động ở ấp, tụi giặc đổ quân lùa thanh niên đi lính, Chín Hột chạy không kịp nên mặc quần tà lỏn bị hất lên trực thăng đem đi. Hành quân đâu hai ba lượt gì đó, thấy Chín Hột có vẻ “nguy hiểm”, tụi giặc gom thành một nhóm riêng có “giám sát đặc biệt”. Một buổi sáng đẹp trời, Chín Hột bỏ chạy, vô tuốt miệt U Minh gặp thầy Hai xin chén thuốc. Ði lính có nhiêu đó, chén thuốc có chút xíu, đời ông coi như xong, vậy mà đau nhất là còn liên luỵ tới thằng con ông.

Một bữa, Sáu Tánh, bí thư chi bộ ấp tạt vô hỏi ông:

- Hồi đó chú Chín có gây nợ máu gì không, đi lính bao lâu, lý lịch xác minh cho thằng em giờ khó khăn quá.

- Tao vậy đây mà nợ máu, ác ôn gì mầy.

- Rồi, để tụi con xác minh tiếp.

- Cả chục năm rồi xác minh nữa hả…

Khi tất cả coi như bế tắc, đột ngột thằng con ông về báo tin được đứng vào hàng ngũ của Ðảng, điều mà cả cuộc đời ông chưa làm được. Nghe tin này, ông quày quả thắp nhang trên bàn thờ Bác Hồ, bàn thờ tổ tiên, thấy rằng mình sống không thẹn với lòng thì cuối cùng sẽ có được kết quả tốt. Giờ mắt mờ hơn, tay chân yếu hơn, thân thể hom hem, ông nghĩ đến cái vị chát lợ, tanh rình của chén thuốc năm nào. Thấy vậy mà đã cứu sống cả đời ông, đời con ông.

Bữa liên hoan, bí thư chi bộ ấp có lại, nói rằng chủ trương của Ðảng có nhiều thay đổi, Ðảng luôn ghi nhận cống hiến, nỗ lực của mọi quần chúng ưu tú, nhà ông Chín may mắn có được người con kiên trì, bền bỉ và được đứng vào hàng ngũ của Ðảng là xứng đáng. Riêng phần ông, không vì quá khứ mà tự ti, lệch hướng. Ông Chín nghĩ, xưa giờ ông không tự ti gì cả. Thân hình lực điền vì chén thuốc mà ra hom hem như bệnh lao, cái “quá khứ” đâu mấy mươi ngày ông luôn kháng cự và cuối cùng là bỏ trốn. Trốn rồi nó vẫn đeo đẵng mấy chục năm và nếu không có gì thay đổi là sẽ cả cuộc đời. Bữa liên hoan này ông mừng cho con, mừng cho mình vì trong đời không cầm súng bắn vào đồng bào, đồng đội của mình.

Bữa nọ, nhiếp ảnh gia người Nhật chụp tấm hình khi xưa có tìm tới ông, thấy người Nhật theo năm tháng không mấy thay đổi, còn ông thì già quá thể. Người Nhật lớn hơn ông đâu 10 tuổi mà nhìn vẫn trẻ. Người Nhật nói trở lại để tìm kiếm những ký ức về chiến tranh. Nhìn ông Chín, nhìn tấm hình, hỏi đi hỏi lại có phải đúng người không, ông Chín gật đầu hờ hững. Ông chỉ Ba Rèn nói hy sinh rồi. Giặc bắt đập đầu, nhận nước, mổ bụng, được công nhận liệt sĩ.

Không vợ, không con, bàn thờ không có hình ảnh chi cả. Người Nhật vội vàng đem tấm hình qua nhà Ba Rèn, lấy hình đó cho thằng cháu gọi bằng ông chú thờ. Mở tiệc như làm đám ma lần nữa, bù lại hồi xưa chỉ mấy tấm ván tạp, đôi chiếu mang theo. Người Nhật mời ông Chín ly rượu, ông Chín nói giờ uống thuốc Nam được chớ uống rượu không nổi. Thằng cháu thờ Ba Rèn cầm lấy ly nuốt cái ực, nước mắt lưng tròng, nó đâu biết Ba Rèn ra sao, mà thiệt ngộ nhìn nó lúc này giống Ba Rèn như đúc.

Thằng con về nói được thăng chức, ông mừng cho nó, nhưng ngó bộ nó xông xênh, ăn nói mạnh mồm mạnh miệng hơn trước. Nghe vợ nó lằng nhằng đi sớm về khuya, nghe đồn có mèo có phở ở ngoài đường. Ông nói, vinh dự đứng vào hàng ngũ của Ðảng, con làm gì cũng xứng đáng nghen. Nó dạ ừ bâng quơ rồi lao đi như thiêu thân. Nó nói ba lo uống thuốc đi, lo chi mấy chuyện đó. Ðùng một cái, vợ nó đánh ghen, nó bị bắt tại trận. Tổ chức xử lý. Còn ông thì đôi mắt mù hẳn. Một bữa, nó quảy ba lô về nói ở luôn làm ruộng với ông. Ông nói, vườn phía sau tính luôn chỗ nằm của má mầy được ba công, mầy làm gì thì làm. Ông hỏi nó, cháu ông đâu, nó nói mẹ nó nuôi, nó làm ruộng cấp dưỡng. Ông thở dài, mầy nuôi mầy không nổi còn nuôi ai. Nó chậc lưỡi, sướng có chút xíu mà “banh ta long” hết.

Bữa bí thư chi bộ ấp ghé lại, ông Chín kêu thằng con làm gà mời nhậu. Anh hỏi ông không uống thuốc nữa sao mà uống rượu. Ông nhướng mắt, thuốc cũng uống rồi, thuốc làm mình bệnh, thuốc chữa bệnh, thôi thì bỏ hết để uống rượu coi có khác không. Anh bí thư quay qua thằng con, nói chú làm trên tỉnh quen rồi về mần ruộng chắc khó chịu lắm hả, bây giờ tui tính chú tiếp anh em công tác ở địa phương, mình cống hiến thì nhiều cách lắm. Vậy là từ bữa đó, thằng con ông đi tối ngày, nó nói, ngẫm ra làm cán bộ cơ sở cực thiệt.

Bẵng đi mấy năm, một lần nữa nó thông báo sẽ tổ chức liên hoan kết nạp lại. Lần này phức tạp hơn nhưng nó đã chín chắn hơn. Ông lại lật đật khấn vái tổ tiên, thành kính trước di ảnh của Bác, mong rằng thằng con biết đâu là đường tối, đường sáng để đi. Ðùng một cái, vợ thằng con trở về mặt mày tiu nghỉu, rủ thằng con về lại sống chung, ở đâu cũng được, miễn có cái chòi và ba trái tim. Thằng cháu của ông đi học, hứa với ông nội sau này làm bác sĩ chữa bệnh mù mắt, kiếm thuốc uống cho ông mập lên. Ông Chính lại lọ mọ nấu thuốc Nam uống.

Thằng con dần dần được cất nhắc lên vị trí chủ chốt của xã, được Nhân dân tín nhiệm. Nó làm đâu trúng đó, 3 công đất của ông đẻ ra được gần 30 công. Con dâu thành phố của ông nuôi heo mau lớn, cháu nội ông học giỏi giấy khen đều đều. Tuy nhiên, ông cảm thấy trong người mình có điều bất ổn. Ông kêu thằng con lại, nhắn nó nhớ lấy bài học trước đây, tiếp tục sống, lao động, cống hiến như thời gian qua, yêu thương vợ con. Nó bưng chén thuốc cho ông, ông không bưng nổi, cố hé miệng, nhưng thuốc cứ trào lên mũi, lên mắt. Ông khó thở và sau đó thấy một vùng sáng bừng lên phía trước. Thằng con lỡ tay làm rớt bể cái chén, nó ôm ghì lấy người cha còm cõi, mù loà, những giọt nước mắt lăn dài trên má, chảy sâu tận trong tim…

Truyện ngắn của Phạm Quốc Rin

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Nghệ sĩ Kim Hiền và hành trình trở lại trường thi: "Bám chữ để vượt qua chính mình"

Sáng 27/6, trong không khí nghiêm túc của ngày thi thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (Phường 9, TP Cà Mau), một “thí sinh đặc biệt” lặng lẽ đến trường thi từ rất sớm. Đó là Trần Kim Hiền (Nghệ sĩ Kim Hiền, Đoàn Cải lương Hương Tràm, sinh năm 1984), học viên lớp 12B2, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau.

Làm mới dân ca, đồng dao bằng lời rap

Mùa hè năm nay, phim hoạt hình “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” ra rạp không chỉ mang đến bất ngờ về nội dung mà còn ấn tượng với phần nhạc. Bài hát chủ đề trong phim là bản mash-up đầy cảm xúc. Ca khúc sử dụng ba làn điệu dân gian quen thuộc: Lý cây đa, Ði cấy và đồng dao Dung dăng dung dẻ.

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.

“Hạt giống” của văn hoá cộng đồng

Không cần phải đứng trên những sân khấu lớn, văn nghệ quần chúng đang âm thầm thắp lên những ngọn lửa nhỏ, giữ ấm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Ðó là nơi mọi người được sống thật với cảm xúc, được thể hiện tài năng và quan trọng hơn, đó là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê văn nghệ.

Truyền cảm hứng qua ảnh

Tác giả Vũ Thanh Nam, sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Hội hoạ, giảng dạy Mỹ thuật tại Trường THCS Hải Long từ năm 1993 đến nay, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Ðịnh, bộ môn Nhiếp ảnh.