ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 20:56:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Chiếc nôi chung" thương nhớ, tự hào - Bài 2: Chặng đường 20 năm lịch sử

Báo Cà Mau Tỉnh Minh Hải tồn tại trong 20 năm, từ 1976 đến hết năm 1996, vượt qua nhiều thách thức, trở ngại, kể cả những thời khắc hết sức gian khó để hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh lịch sử với những thành tựu hết sức to lớn, đặt nền tảng vững chắc cho đà ổn định, phát triển của 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, về sau này.

Ông Nguyễn Hữu Thành, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau, dưới góc độ của một nhà nghiên cứu lịch sử, đã nhận xét: “Ðặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, những thành tựu mà tỉnh Minh Hải đã đạt được với sự chung sức, đồng lòng của toàn Ðảng, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội, đặc biệt là sự ủng hộ, góp sức của Nhân dân, phải nói là hết sức lớn lao, hết sức quý giá. Di sản ấy vẫn lấp lánh giá trị, một bài học kinh nghiệm nóng hổi tính thời sự, gợi nên những cảm hứng mạnh mẽ trong quá trình dựng xây, phát triển quê hương hiện nay”.

Cầu Gành Hào nối liền đôi bờ sông Gành Hào, nối liền Cà Mau - Bạc Liêu, đã được thông xe kỹ thuật dịp lễ 30/4 vừa qua. Ảnh: CHÍ DIỆN

Cầu Gành Hào nối liền đôi bờ sông Gành Hào, nối liền Cà Mau - Bạc Liêu, đã được thông xe kỹ thuật dịp lễ 30/4 vừa qua. Ảnh: CHÍ DIỆN

Ðịnh hình “cái khung” phát triển

“Tỉnh Minh Hải đã làm nên nhiều kỳ tích ở tất cả các lĩnh vực, đó là sự thật”, ông Hữu Thành khẳng định. Dẫn chứng đầu tiên mà ông Hữu Thành đưa ra chính là nông nghiệp. Ngay sau ngày giải phóng, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu, tiếp nối là Minh Hải nhanh chóng phát động phong trào khai hoang, phục hoá, làm thuỷ lợi để nhanh chóng mở rộng diện tích, tăng năng suất trồng lúa.

Ông Hữu Thành tái hiện lại không khí ấy hết sức sinh động: “Toàn tỉnh đắp hàng trăm đập ngăn mặn để sản xuất nông nghiệp và khôi phục lại vườn tược. Người dân khắp nơi trong tỉnh nô nức thi đua tham gia công tác thuỷ lợi, đêm ngày đào hàng trăm ki-lô-mét kênh mương, tháo úng, xổ phèn với khí thế rầm rập. Minh Hải khi ấy như một đại công trường thuỷ lợi”.

Cũng lần đầu tiên Minh Hải có vùng lúa hè thu ở Bạc Liêu và vùng Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời), người nông dân Minh Hải đã thực sự có một cuộc đổi đời chưa từng thấy. Diện tích, năng suất lúa đều tăng tiến qua từng năm, Cà Mau dần trở thành vựa lúa quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Ông Hữu Thành chia sẻ: “Trong những năm cuối thập niên 70, thập niên 80 của thế kỷ XX, có những giai đoạn đất nước hết sức khó khăn, nhất là vấn đề về lương thực, thì Minh Hải đã thể hiện được sức vóc, nghĩa tình, trở thành vựa lúa gạo hết sức quan trọng của vùng, của đất nước. Ðó là thành tựu, là niềm tự hào mà hôm nay chúng ta không thể quên về quê hương mình”.

Ông Hữu Thành đặt một câu hỏi vui: “Vậy các bạn có biết nơi đâu nuôi tôm đầu tiên ở Minh Hải không?”. Và đây lại là một câu chuyện thú vị khác về Minh Hải ở lĩnh vực thuỷ sản. Không ngạc nhiên khi vùng Hàm Rồng (Năm Căn) được ông Thành xác nhận là nơi đầu tiên trong tỉnh thực hiện mô hình nuôi tôm. Ðây là một bước ngoặt với nông dân vùng mặn ven biển, bởi khi được nuôi, nghĩa là con tôm đã có một vị thế mới, vai trò mới.

Ông Thành cũng cho biết, đánh bắt thuỷ hải sản ở vùng biển Minh Hải cũng chính thức góp mặt với vị thế của một thế mạnh kinh tế của địa phương. Liền sau đó là sự hình thành các nhà máy, xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản với sự liên doanh, liên kết của TP Hồ Chí Minh.

Chưa hết, chuyện phát triển hạ tầng giao thông của Minh Hải cũng là một cuộc lột xác ngoạn mục. Những năm đầu giải phóng, Minh Hải vẫn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào giao thông đường thuỷ. Ðể xoá thế cách trở, mở huyết mạch giao thông cho sự phát triển, Minh Hải rộ lên phong trào làm lộ giao thông nông thôn. Huyện Hồng Dân đi đầu, được Trung ương biểu dương thành tích làm lộ giao thông. Rồi sau đó, hệ thống giao thông dần kết nối khắp các địa bàn trong tỉnh, đó chính là những phác thảo “quy hoạch sống” mà sau này địa phương tiếp tục kế thừa, phát triển, hoàn thiện.

Rừng Minh Hải hồi sinh, cũng được khẳng định là một lĩnh vực kinh tế quan trọng của địa phương. Hệ sinh thái rừng ngập mặn với đại diện là cây đước, rừng ngập ngọt với cây tràm đã trở thành nơi cưu mang của biết bao nhiêu con người từ sinh kế, huê lợi từ sản vật dưới tán rừng.

Diện mạo tươi mới

Những năm 1984-1985, hệ thống điện - đường - trường - trạm của tỉnh Minh Hải đã bắt đầu hình thành cái khung cơ bản, mang lại những luồng sinh khí mới mẻ, tích cực trong đời sống xã hội. Tỉnh Minh Hải tập trung vào giáo dục với hệ thống trường lớp rộng khắp, tạo điều kiện cho con em học tập.

Nhà giáo Nhân dân, TS Thái Văn Long, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục - Ðào tạo tỉnh Cà Mau, cho biết: “Sau giải phóng, toàn tỉnh chỉ có 2 trường cấp 3, còn lại chủ yếu là các trường tiểu học. Hệ thống trường lớp chỉ tập trung ở thị xã Bạc Liêu, thị xã Cà Mau và trục dọc theo Quốc lộ 1. Nạn thất học, mù chữ là một tồn tại to lớn, một thực trạng bức xúc đối với chính quyền cách mạng. Trong 20 năm, giáo dục Minh Hải đã có sự phát triển, trưởng thành vượt bậc cả về lượng và chất, là chiếc nôi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của địa phương và đất nước trong bối cảnh mới”.

Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo người có công, gia đình chính sách được tỉnh Minh Hải thực hiện bằng cả tấm lòng, ý chí và nguồn lực. Ông Hữu Thành kể: “Như việc xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Minh Hải (Nghĩa trang tỉnh Bạc Liêu hiện nay - PV), mỗi ngày cả ngàn nhân công tham gia đào đắp, kéo dài mấy tháng ròng, ai cũng làm hết sức mình với tâm nguyện góp một phần nhỏ để an ủi anh linh các vị anh hùng, liệt sĩ đã xả thân vì độc lập, tự do, hoà bình, thống nhất của quê hương, đất nước”.

Tỉnh Minh Hải cũng quyết định lấy ngày Khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12 làm ngày truyền thống cách mạng của Ðảng bộ, dân và quân tỉnh nhà tại Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Minh Hải lần thứ VI (1981-1982). Ông Ðoàn Thanh Vị, khi là Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải, đã đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng Nghĩa trang 10 Liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai (1984), nay là Ðền thờ 10 Anh hùng, Liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai (thuộc Phường 9, TP Cà Mau hiện nay).

Ðó chỉ là những lát cắt rất nhỏ trong những công việc mà tỉnh Minh Hải trong 20 năm đã làm được. Tự hào vì Minh Hải làm được những điều ấy trong bối cảnh hết sức khó khăn. Bởi ngay sau giải phóng là các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, là âm mưu chống phá của các thế lực phản động, thù địch. Minh Hải đã thể hiện sức vóc, ý chí, sức mạnh tự lực, tự cường và một niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Ðảng, con đường cách mạng của đất nước để vượt qua thời kỳ bao cấp và vững vàng bước vào thời kỳ đổi mới với những thành tựu toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho những giai đoạn tiếp theo.

Năm 1997, cuộc chia tay “chia tỉnh không chia tình”, diễn ra khi chủ trương tách tỉnh Minh Hải thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, được Trung ương ấn định. Nói về thời khắc ấy, ông Nguyễn Hữu Thành có những suy tư, chiêm nghiệm riêng: “Chuyện hợp rồi chia tỉnh là do bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ. Ðiều đó không làm lạt phai đi tình cảm gắn bó máu thịt của Cà Mau và Bạc Liêu mà là một sự quyến luyến xúc động, chân thành. Nói đâu xa, có nhiều người Bạc Liêu ở Cà Mau làm cán bộ, cũng không ít cán bộ Cà Mau công tác ở Bạc Liêu. Rồi khi ai hỏi, sẽ tự hào nói rằng, tôi dân Minh Hải, đơn giản mà ai cũng thấm thía cái nghĩa, cái tình trọn vẹn trước sau”.

Ông Phạm Thạnh Trị, nguyên Phó bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Tình cảm Cà Mau - Bạc Liêu được kết tụ, thêm gắn bó thuỷ chung, bền chặt trong 20 năm trong cái nôi chung Minh Hải. Từ Minh Hải mà sau khi chia tách, Cà Mau và Bạc Liêu cùng nhau đi lên phát triển với những thế mạnh riêng nhưng vẫn có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, sự chia sẻ, hỗ trợ nhau chí nghĩa, chí tình trên mọi lĩnh vực, phương diện”.

Minh Hải đâu dễ quên ngày một, ngày hai trong lòng những ai đã từng gắn bó với cái tên thân thương ấy. Và như một lời hẹn ước nhớ thương, chung thuỷ nay lại một lần nữa thắm nồng khi Cà Mau - Bạc Liêu sắp về chung một mái nhà. Tất cả những ký ức đẹp về Minh Hải sẽ vẫn được gìn giữ, kế thừa và phát huy nguyên vẹn, tin yêu./.

 

Phạm Hải Nguyên

Bài cuối: “Quê chúng ta Cà Mau”

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.