ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-12-24 23:13:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chỗ dựa tin cậy của phụ nữ

Báo Cà Mau Mô hình “Địa chỉ tin cậy” là nội dung quan trọng trong Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em”. Triển khai dự án, nhiều địa phương đã củng cố, duy trì và ra mắt các mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng.

Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, tập huấn để nâng cao kỹ năng hoạt động cho các thành viên trong tổ địa chỉ tin cậy cộng đồng và tổ truyền thông cộng đồng.

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DDTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025; Kế hoạch số 43/KH-ĐCT ngày 3/6/2022 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 1: 2021-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 134 về triển khai Dự án 8 trên địa bàn. Theo đó, giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh củng cố “Địa chỉ tin cậy” cộng đồng hiện có thành địa chỉ an toàn; thành lập mới 6 địa chỉ an toàn. Trên cơ sở này, hội phụ nữ các huyện, thành phố rà soát, đánh giá nhu cầu, lập danh sách; củng cố hoặc thành lập mới và duy trì hoạt động mô hình.

Các chị em phụ trong các tổ địa chỉ tin cậy cộng đồng và tổ truyền thông cộng đồng được tập huấn về kỹ năng phát hiện, lên tiếng, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và kỹ năng vận hành mô hình "Địa chỉ tin cậy" do Hội LHPN tỉnh tổ chức.

Cùng với việc tập huấn về kỹ năng phát hiện, lên tiếng, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và kỹ năng vận hành mô hình cho ban chủ nhiệm, thành viên tham gia, Hội LHPN tỉnh còn tổ chức các buổi tuyên truyền về kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại, phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình...

Từ khi vận hành mô hình đến nay, các tổ “Địa chỉ tin cậy” đều hoạt động khá hiệu quả. Qua đó, từng bước phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình ở cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của người dân nói chung và hội viên phụ nữ trên địa bàn nói riêng.

Xã Khánh Hội (huyện U Minh) có 9 ấp. Năm 2023, Hội LHPN xã đã kiện toàn và củng cố tất cả 9 tổ “Địa chỉ tin cậy” tại 9 ấp. Theo đó, tổ “Địa chỉ tin cậy” được thành lập ở ấp đặc biệt khó khăn (Ấp 1) được Hội LHPN tỉnh đầu tư cơ sở vật chất để trang bị đủ điều kiện khi có trường hợp nạn nhân đến đây tạm lánh.

Chị Lữ Hồng Bía, Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Hội, chia sẻ: “Lồng ghép vào các cuộc họp chi, tổ hội, thành viên của các “Địa chỉ tin cậy” sẽ tuyên truyền, triển khai các hoạt động, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và giữ gìn hôn nhân hạnh phúc. Các địa chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân bị bạo lực gia đình có nơi tạm lánh, tạm trú, tránh rủi ro về sức khoẻ, tính mạng, giảm thiểu các hậu quả do bạo lực gia đình gây ra. Đồng thời, hỗ trợ nạn nhân về chăm sóc y tế, thực phẩm, tham vấn tâm lý, hỗ trợ về mặt pháp lý để giúp nạn nhân tránh khỏi bạo lực gia đình… Rất mừng là từ khi vận hành đến nay, trên địa bàn xã chưa xảy ra tình trạng bạo lực gia đình và bạo hành trẻ em. Các “Địa chỉ tin cậy” đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động, giúp người dân thay đổi nhận thức, hành vi, đặc biệt là đối với nam giới, không còn cảnh “chồng chúa vợ tôi”, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, phụ nữ và trẻ em gái được quan tâm và đối xử bình quyền”.

Thành viên Tổ "Địa chỉ tin cậy" Ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình đến các chị em phụ nữ trong ấp.

Tương tự, xã Nguyễn Phích (huyện U Minh) cũng là địa bàn rộng, có nhiều ấp và có khá đông đồng bào DTTS sinh sống. Mô hình Địa chỉ tin cậy đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, từ cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành và đoàn thể chính trị - xã hội, phối hợp với dòng họ, gia đình, người quen biết ngay tại cộng đồng để hoà giải, tư vấn, hỗ trợ nhằm ngăn ngừa và phòng, chống bạo lực gia đình xảy ra.

Chị Lữ Thu Hồng, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Nguyễn Phích, cho hay: “Toàn xã có 20 ấp, theo đó, Hội LHPN xã đã thành lập được 20 “Địa chỉ tin cậy”. Mỗi địa chỉ có từ 5-7 thành viên. Qua việc ra mắt và truyền thông về mô hình “Địa chỉ tin cậy” đã góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức về các vấn đề bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng của cán bộ hội các cấp trong thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, đảm bảo bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em”.

Thực tế đã qua, tại các “Địa chỉ tin cậy” còn tổ chức tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới và kỹ năng để phòng tránh bạo lực gia đình, tạo môi trường lành mạnh trong gia đình, cộng đồng.

Bà Đinh Thị The, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh tuyên truyền cho chị em phụ nữ về cách vận hành của Địa chỉ tin cậy thông qua buổi họp thường niên của chi hội. 

“Địa chỉ tin cậy cộng đồng là mô hình thiết thực, là chỗ dựa đáng tin cậy của nhiều phụ nữ. Thông qua mô hình đã thu hút sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhiều người dân, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực phụ nữ và trẻ em, góp phần giảm thiểu bạo lực gia đình, hướng đến xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn”, bà Tiêu Việt Tiên, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh, khẳng định.


"Địa chỉ tin cậy" là nội dung nằm trong Nội dung 2: Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em thuộc Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025. Đây là một mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng; mục đích tiếp nhận, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời và bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bị bạo lực gia đình nhằm tránh rủi ro về sức khoẻ, tính mạng, giảm thiểu hậu quả của bạo lực gia đình. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, giữ gìn an ninh trật tự.

Quỳnh Anh

 

 

 

Chịu quan sát, thay đổi tư duy

Học sinh Trường THCS Nguyễn Du (xã Tắc Vân, TP Cà Mau) đoạt 4 giải tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp thành phố, với những giải pháp mang tính ứng dụng thực tiễn cao đến từ chính nỗ lực quan sát, học hỏi của các em.

Thêm niềm tin cho các bậc phụ huynh

Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, những năm qua, Trường Mẫu giáo Sen Hồng, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, đã chủ động thực hiện nhiều phong trào góp phần quan trọng trong hoàn thiện phát triển thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ ngay từ bậc học mầm non.

Chuẩn bị các điều kiện giải toả mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau là công trình có nhiều ý nghĩa trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh Cà Mau. Ý thức được tầm quan trọng của công trình này, từ khi có chủ trương thu hồi đất, các địa phương có đất nằm trong vùng giải toả bắt tay thực hiện ngay công tác tuyên truyền, vận động, tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB).

Dìu dắt trẻ khuyết tật trưởng thành

Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập tỉnh Cà Mau (Trung tâm), ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhiều năm qua trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh có con em bị khuyết tật bẩm sinh, là ngôi nhà chung của trẻ em khiếm thị, khiếm thính, tự kỷ trên địa bàn tỉnh. Hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng, giáo dục các em khuyết tật từ 3-22 tuổi, theo học từ mẫu giáo đến lớp 12.

Lan toả thông điệp tích cực về sức khoẻ và bình đẳng

Tối 17/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp Cục Phòng chống HIV/AIDS, Ban quản lý Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Nhóm MCN và các nhóm cộng đồng khu vực ĐBSCL tổ chức sự kiện truyền thông tuyên truyền về HIV và PrEP năm 2024.

Báo Tuổi Trẻ trao học bổng cho 200 học sinh Cà Mau khó khăn

Sáng ngày 17/12, tại hội trường Huyện uỷ U Minh, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức trao học bổng “Gieo mầm tri thức” cho 180 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích khá, giỏi tại huyện; mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng, gồm xe đạp và dụng cụ học tập.

Chợ mua bán văn minh

Vẫn là khung cảnh nhộn nhịp người bán, người mua, tuy nhiên, chợ Phường 1, TP Cà Mau, để lại ấn tượng tốt bởi cách sắp xếp gọn gàng, tiểu thương ứng xử văn minh, tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng. Ðó là thành quả sau thời gian địa phương triển khai mô hình “Chợ Phường 1 mua bán văn minh”.

Ông Hai Ẩn giàu lòng trắc ẩn

Trong thời buổi "tấc đất, tấc vàng", nhất là ở đô thị, vậy mà tại Khóm 5, Phường 6, TP Cà Mau, có một cán bộ hưu trí đã mạnh dạn cho hàng chục hộ dân mượn đất cất nhà ở, ổn định cuộc sống. Nghĩa cử này không phải ai cũng làm được.

Dồn sức thực hiện chủ trương lớn

Thực hiện Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, đến năm 2025, Cà Mau đang tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, mục tiêu của đề án, nhằm tạo đồng thuận xã hội để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tái định cư, yên tâm lập nghiệp

Qua hơn 10 năm đưa vào sử dụng, Khu Tái định cư ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, phát huy được công năng, tạo điều kiện để người dân được an cư, lạc nghiệp.