ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 09:07:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðưa Nghị quyết 04 vào cuộc sống

Báo Cà Mau Nghị quyết 04/2024/NQ-HÐTP (Nghị quyết 04), ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024. Cà Mau đang triển khai nhiều biện pháp trọng tâm để tuyên truyền, đưa nghị quyết vào cuộc sống nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Ông Phạm Quốc Sử, Phó giám đốc Sở Tư pháp, cho biết: “Nghị quyết 04 đặt ra nhiều thể chế pháp lý. Lãnh đạo tỉnh mong muốn các ngành, địa phương làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro là nhiệm vụ trọng tâm, chứ không phải là công tác xử lý vi phạm. Do đó, với mục tiêu đẩy nhanh công tác tuyên truyền để chủ động phòng ngừa, toàn tỉnh phải huy động cả hệ thống chính trị, áp dụng nhiều giải pháp để triển khai thực hiện, nhằm tác động, thay đổi nhận thức, thói quen của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh”.

Thể chế pháp lý đã nâng mức hình phạt đối với các hành vi vi phạm. Cụ thể, tại Ðiều 8 của Nghị quyết 04 nêu rõ sẽ TCTNHS đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhằm KTTS trái phép, là tháo gỡ, tàng trữ, vận chuyển từ 2 thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khác trở lên; xoá, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu hoặc gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Hay tại Ðiều 5 nêu rõ sẽ TCTNHS đối với hành vi khai thác vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

“Người dân chỉ cần một vi phạm thì có khả năng sẽ bị phạt tù và tài sản cũng bị tịch thu”, ông Sử thông tin.

Thượng tá Trương Bảo Xuyên, Phó tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, bên cạnh các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy BÐBP đã triển khai trước một bước cho các đơn vị tập trung quán triệt các quy định của pháp luật. Về triển khai Nghị quyết 04, Bộ Chỉ huy BÐBP đã xây dựng tài liệu tuyên truyền, quán triệt cho toàn thể cán bộ, bộ đội; đồng thời, tuyên truyền trực tiếp cho các đối tượng, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao khai thác, vận chuyển trái phép thuỷ hải sản, tiến hành cho các đối tượng ký cam kết không vi phạm. Các đồn biên phòng đã chỉ đạo các trạm biên phòng đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp đến ngư dân trên địa bàn quản lý”.

Cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Tam Giang Tây xuống địa bàn nắm bắt tình hình đời sống, sản xuất của người dân, đồng thời kết hợp tuyên truyền về những quy định của pháp luật trong khai thác thuỷ hải sản.

Toàn tỉnh hiện có 10 trạm kiểm soát biên phòng và thành lập thêm 9 chốt kiểm tra, kiểm soát lưu động tại các cửa biển không có trạm kiểm soát biên phòng, đảm bảo 100% tàu cá xuất, nhập bến đều được theo dõi, giám sát 24/7. Tỉnh tập trung quản lý, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đến nay toàn tỉnh có 1.529/1.530 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt 99,9%. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 3 vụ/22 thuyền viên vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ; xử lý 346 vụ vi phạm các quy định về khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt (các hành vi vi phạm chủ yếu là sử dụng công cụ kích điện khai thác nguồn lợi thuỷ sản trái phép).

Cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Năm Căn kiểm tra thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Bộ Chỉ huy BÐBP tỉnh xác định, để triển khai thực hiện Nghị quyết 04 cần xác định về phương pháp tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền. Theo Thượng tá Trương Bảo Xuyên, nên tập trung vào khu vực biên giới biển và các chủ phương tiện, ngư phủ, đặc biệt là thuyền trưởng.

 “Các đơn vị đã triển khai tuyên truyền với mô hình Tiếng loa biên phòng. Tuy nhiên, để công tác tuyên truyền được sâu rộng hơn, tôi đề nghị các địa phương có biện pháp triển khai tuyên truyền trên các loa truyền thanh của huyện, xã đến từng ngõ, từng ấp. Ðặc biệt là tuyên truyền vào thời điểm ghe tàu vào bờ. Có như thế các đối tượng cần tuyên truyền mới tiếp cận được thông tin”, Thượng tá Trương Bảo Xuyên đề nghị.

Ðồn Biên phòng Khánh Hội tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền cho ngư phủ.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho cuộc ra quân tuyên truyền về Nghị quyết 04, hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã nhận hơn 10 ngàn tờ rơi, tờ gấp và sẽ triển khai đến các địa phương trong thời gian sớm nhất. Riêng các trạm kiểm soát thuộc các đồn biên phòng sẽ nhận 1.500 tờ để cấp phát, tuyên truyền cho các phương tiện khi ra vào cửa. Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, chia sẻ: “Ðối với các tờ rơi, tờ gấp, ngoài cấp phát cho thuyền viên, thuyền trưởng và chủ phương tiện thì nên dán cố định trên các phương tiện tàu cá, chỗ dễ nhìn thấy... để ngư phủ, thuyền trưởng dễ dàng nhìn thấy và nhắc nhở bản thân phải thực hiện”.

Ðể chuẩn bị cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC, Cà Mau tiếp tục triển khai các mặt công tác vừa đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện về chống khai thác IUU, vừa xác minh làm rõ các trường hợp tàu cá hết hạn chưa đăng ký, đăng kiểm. Ðồng thời, đẩy mạnh triển khai sâu rộng tuyên truyền về những quy định của Nghị quyết 04 đến từng người dân, trước mắt là chung tay tháo gỡ “thẻ vàng”, về lâu dài kiến tạo lại nền thuỷ sản mang tính bền vững trên vùng biển Cà Mau.

Nghị quyết 04 bao gồm 11 điều, hướng dẫn 10 điều của Bộ luật Hình sự, trong đó có 8 điều liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự (TCTNHS): TCTNHS đối với hành vi xuất cảnh đi khai thác thuỷ sản (KTTS) trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam; TCTNHS đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân KTTS trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam; TCTNHS đối với hành vi KTTS vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; TCTNHS đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm; TCTNHS người nước ngoài về hành vi đưa tàu cá KTTS trái phép tại vùng biển Việt Nam; TCTNHS đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhằm KTTS trái phép; TCTNHS đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản; TCTNHS đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép thuỷ sản, dùng thủ đoạn gian dối mua, bán thuỷ sản.

 

Kim Cương

 

Tuyên truyền mạnh, quản lý chặt

Thiếu tá Nguyễn Văn Lượm, Ðồn trưởng Ðồn biên phòng (ÐBP) Khánh Tiến, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, cho biết: “Xác định công tác chống khai thác IUU là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần cùng với địa phương và cả nước từng bước tiến tới gỡ thẻ vàng của EC, thời gian qua, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhất là việc đẩy mạnh tuyên truyền các quy định trong chống khai thác IUU. Ðặc biệt là trong thời gian gần đây, đơn vị còn đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 04, ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển thuỷ sản trái phép”.

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Khai thác đi đôi với bảo tồn

Từ tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cho đến thành lập tổ quản lý cộng đồng, tổ chức phát động phong trào thi đua ở cả 3 cấp, tiến hành các hoạt động bảo tồn khôi phục nguồn lợi cá đồng... đó là hàng loạt giải pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản (KTTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Cùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, các ngành, đơn vị, địa phương chức năng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh khá chặt chẽ, đạt kết quả khả quan.

Quyết tâm bảo vệ nguồn lợi cá đồng

“Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh, địa phương đã ra quân quyết liệt, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Ðặc biệt, các đoàn thể giữ vai trò nòng cốt, công an là chủ công. Xã đã xây dựng văn bản, kế hoạch phát động phong trào thi đua, làm sao nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ, bảo vệ nguồn lợi cá đồng là chính, chứ không phải xử phạt là chính”, ông Trần Hữu Trí, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết.

Mở cao điểm chống khai thác IUU

Quyết liệt chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), cũng như chuẩn bị làm việc với Ðoàn Thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC), trong tháng 9, tỉnh Cà Mau mở đợt cao điểm chống khai thác IUU trên địa bàn. Trong đó, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ số hoá từng phương tiện thuộc nhóm nguy cơ cao; đăng ký, đăng kiểm tàu cá, kể cả tàu “3 không”, tàu hết hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép. Xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm hình sự, vi phạm hành chính liên quan đến IUU.

Xử lý nghiêm khai thác huỷ diệt

Thời gian qua, công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước tăng cường tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm hành vi dùng xung kích điện khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt nhằm tái tạo và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trong môi trường tự nhiên.

Cách hay bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ðổi dụng cụ kích điện, vũ khí, công cụ tự chế, súng hơi, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để nhận gạo, nhu yếu phẩm, là cách làm của Công an xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Việc làm này vừa hỗ trợ những hộ dân có điều kiện vượt qua khó khăn để tìm việc làm ổn định, vừa thu hồi được các dụng cụ kích điện (xiệt cá), nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nội đồng.

Tuổi trẻ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, hội viên, thanh niên cùng tham gia ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính chất huỷ diệt, nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển NLTS.

Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Người dân cùng hành động

Ðể người dân nhận thức sâu sắc hơn về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS), chống khai thác tận diệt, Huyện uỷ Năm Căn chỉ đạo các địa phương, đồn biên phòng ra quân, phát động giao nộp thiết bị, vật liệu, dụng cụ, ngư cụ khai thác NLTS có tính huỷ diệt, tận diệt và lồng ghép tuyên truyền để người dân nắm rõ thông tin về Nghị quyết 04/2024/NQ-HÐTP (Nghị quyết 04). Ðây là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản. Từ đó để người dân nắm rõ và cùng thực hiện.