ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 3-7-24 14:12:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðưa Chỉ thị 17 vào đời sống

Báo Cà Mau Từ khi Chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17) được ban hành, các địa phương huyện Cái Nước tích cực triển khai thực hiện, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Ông Huỳnh Hùng Em, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết: “UBND huyện đã chỉ đạo UBND cấp xã giao công an xã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, rà soát, lập danh sách các hộ sống bằng nghề khai thác có tính chất huỷ diệt, vận động người dân ký cam kết và giao nộp hoá chất, dụng cụ khai thác có tính chất huỷ diệt, đồng thời chuyển đổi nghề”.

Trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Cái Nước đến nay đã triển khai tuần tra, kiểm soát trên 110 cuộc, xử lý vi phạm hành chính 13 vụ, tổng mức phạt 53 triệu đồng; vận động 18 cá nhân ký cam kết không khai thác tận diệt; vận động 2 hộ tự giao nộp bộ kích điện. Ðến nay, chưa phát hiện cá nhân dùng hoá chất, chất độc để khai thác thuỷ sản (KTTS).

Công an xã Thạnh Phú tăng cường công tác tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm Chỉ thị 17.

Xử lý nghiêm vi phạm

Vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 17/12/2023, Công an xã Thạnh Phú nhận được tin báo của quần chúng Nhân dân ấp Láng Cùng, trên sông Lung Dừa thuộc ấp Láng Cùng có 1 phương tiện vỏ máy đang thực hiện hành vi dùng dụng cụ kích điện để KTTS.

Ðại uý Dương Thanh Sang, Phó trưởng Công an xã Thạnh Phú, cho biết: “Khi nhận được tin báo cũng là lúc lực lượng đang đi tuần tra. Vì lực lượng mặc đồ thường phục nên đối tượng không để ý, vẫn cho phương tiện hoạt động khai thác bình thường. Ðể bắt được đối tượng, chúng tôi phải lên kế hoạch kỹ càng vì nhận thấy đối tượng sử dụng kích điện công suất lớn, nếu lực lượng ập vào vây bắt có thể gây thương vong đến tính mạng”.

Theo đó, lực lượng đã bắt được quả tang đối tượng thực hiện hành vi vi phạm. Tại trụ sở, đối tượng khai tên Trần Chí Linh, ngụ xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hành nghề KTTS bằng dụng cụ kích điện được một thời gian. Tang vật thu được là trên 10 kg cá lớn, nhỏ. Về sự nguy hiểm của hành vi, Ðại uý Sang cho biết: “Ðối tượng không dùng kích điện bình thường, mà dùng dây điện lắp xung quanh thân vỏ và nút kích điện được đặt dưới chân đối tượng. Khi đối tượng nhấp vào nút thì điện sẽ phát ra cả thân vỏ, tạo ra luồng điện rất lớn làm tê liệt nguồn thuỷ sản trong vùng đó. Ngoài ra, qua đấu tranh đối tượng khai nhận, nếu gặp lực lượng chức năng thì bắt buộc lực lượng sẽ nhảy xuống sông mới bắt được đối tượng, lúc đó để tẩu thoát, đối tượng sẽ nhấn nút kích điện, tạo ra nguồn điện dưới nước làm tê liệt lực lượng chức năng, đối tượng sẽ dễ dàng tẩu thoát”.

Vỏ máy được cải hoán và bao kín bằng điện có công suất lớn của đối tượng Trần Chí Linh.

Ông Nguyễn Văn Tèo, hộ dân tại ấp Láng Cùng, bức xúc: “Ban đêm họ chạy ầm ầm, có khi 2, 3 phương tiện, chúng tôi thấy thì báo cho công an viên ấp, nhưng có khi họ hoạt động vào khung giờ khuya, mọi người ngủ hết, đâu có hay mà báo. Riết rồi nguồn lợi thuỷ sản dưới sông rạch không còn gì luôn. Với những đối tượng này, đề nghị phải xử lý nghiêm”.

Tại xã Trần Thới, Thiếu tá Ngô Ðức Em, Trưởng Công an xã, cho biết: "Thời gian qua, đơn vị tích cực phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng hộ dân trên địa bàn, đồng thời cho các trường hợp nằm trong diện nghi vấn sử dụng dụng cụ kích điện ký cam kết không thực hiện hình thức KTTS tận diệt. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn xảy ra vụ việc mà đối tượng là người từ địa phương khác đến KTTS trên tuyến sông do xã quản lý”.

Công an xã Trần Thới họp bàn phương án tác chiến với các đối tượng dùng công cụ khai thác thuỷ sản theo hình thức huỷ diệt.

Ðầu năm nay, vào khoảng 0 giờ ngày 6/1, trên đường tuần tra ở ấp Cái Chim, tuyến sông Bào Chấu, lực lượng công an phát hiện có đối tượng đang KTTS bằng hình thức kích điện. Lực lượng đã trưng dụng phương tiện của người dân tiến hành vây bắt. Ðối tượng là Tô Văn Thừa, ngụ ấp Tân Phú, xã Tân Hưng Ðông; dụng cụ thu được là bình ắc quy 200 Ah và dụng cụ kích điện có công suất lớn. "Dụng cụ kích điện này sẽ làm tê liệt các loài cá lớn, các loài cá nhỏ có thể chết hoặc nếu may mắn sống sót thì mất khả năng sinh sản”, Thiếu tá Ngô Ðức Em chia sẻ.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lên Văn Sử trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai và thực hiện Chỉ thị 17

Cần chế tài đủ mạnh

Nhìn lại các vụ việc trên, hầu hết phương tiện kích điện do các đối tượng mua của người khác hoặc tự chế để sử dụng và ngày càng tinh vi, sức huỷ diệt mạnh hơn.

Ðại uý Dương Thanh Sang thông tin: “Quá trình điều tra, lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc truy tìm nguồn gốc dụng cụ kích điện".

Ông Huỳnh Hùng Em chia sẻ: “Trên địa bàn huyện có hơn 218 tuyến kênh, chiều dài trên 780 km, trong khi đó lực lượng làm nhiệm vụ không nhiều, do vậy việc phát hiện đối tượng rất khó khăn. Mặt khác, đối tượng khai thác cũng rất ranh ma, lợi dụng một số tuyến vắng người, tuyến không có lộ giao thông nông thôn, lợi dụng đêm khuya khi lực lượng làm nhiệm vụ và người dân nghỉ ngơi để KTTS tận diệt. Song song đó, các đối tượng còn sử dụng công cụ, phương tiện cải hoán nên gây khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ”.

Thiếu tá Ðức Em bộc bạch: “Ðơn vị được trang bị phương tiện thuỷ để tuần tra trên sông, tuy nhiên phương tiện có công suất nhỏ, trong khi phương tiện của các đối tượng được cải hoán, công suất lớn, nên khi có sự việc xảy ra thì vây bắt không được. Mặt khác, nếu trưng dụng phương tiện của người dân thì cũng gặp khó, vì đối tượng chủ yếu hoạt động vào ban đêm, khi đó người dân đã ngủ, việc trưng dụng phương tiện gây phiền hà đến bà con”.

Ðây không chỉ là khó khăn riêng của huyện Cái Nước mà là khó khăn chung của các địa phương có nhiều tuyến sông lớn. Ðó là chưa kể đến vấn đề đối tượng dùng kích điện có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mình và lực lượng làm nhiệm vụ.

Theo khoản 1 Ðiều 28 Nghị định số 42/2019/NÐ-CP của Chính phủ, đối với hành vi vi phạm dùng dụng cụ kích điện (không sử dụng tàu cá) để KTTS, mức phạt hành chính từ 3-5 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Bửu, Trưởng ấp Láng Cùng, cho rằng: “Tôi nghĩ mức phạt này quá thấp đối với hành vi khai thác tận diệt thuỷ sản. Cần nâng cao mức phạt, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng dùng dụng cụ điện công suất lớn để khai thác thuỷ sản. Tổ chức xử lý vi phạm lưu động một vài đối tượng, từ đó mới tạo được sức răn đe chung và cảnh cáo những đối tượng vì hám lợi mà không chịu từ bỏ ý đồ khai thác thuỷ sản trái phép"./.

 

Kim Cương

 

Hiệu quả từ công tác dân tộc

Huyện Ðầm Dơi có 1.784 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 8.100 người, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với hơn 1.600 hộ, hơn 7.900 người, sinh sống tập trung ở các xã: Thanh Tùng, Tân Thuận, Tân Duyệt, Ngọc Chánh, Trần Phán và Quách Phẩm Bắc. Giai đoạn 2019-2024, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc chăm lo, tạo điều kiện cho bà con đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Ðổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động

Qua nửa nhiệm kỳ 2021-2026, hoạt động của HÐND các cấp trong tỉnh Cà Mau ngày càng dân chủ, chất lượng và hiệu quả, nhiều đổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động. Qua đó, khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Phát triển văn hoá, con người trong giai đoạn mới

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đánh giá, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh đạt nhiều thành tựu quan trọng. Ðặc biệt, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ/TW) và Chương trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 15/4/2016, của Tỉnh uỷ, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển; các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng văn hoá gắn với xây dựng chính quyền và xây dựng kinh tế thực hiện khá đồng bộ và chặt chẽ, phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam nói chung, người Cà Mau nói riêng hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ”, nhân ái, nghĩa tình, góp phần làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân trong tỉnh.

Nhiều chuyển biến trong thực hiện cấm khai thác tận diệt

Ngày 3/6, ông Nguyễn Việt Triều, Chi cục phó Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, vui mừng thông tin, tiếp tục có 8 hộ dân tự nguyện đến giao nộp 8 bộ kích điện dùng để khai thác thuỷ sản tận diệt cho Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc, Trạm Kiểm ngư Cái Ðôi Vàm. Trước đó, vào ngày 27/5, cũng có 2 ngư dân đến Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc giao nộp 2 bộ kích điện. “Qua thông tin từ các hộ tự nguyện giao nộp cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục có những hộ khác làm theo. Việc làm này giờ đã trở thành phong trào”, ông Triều hồ hởi chia sẻ.

Nhân văn chính sách cho người lầm lỗi

Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QÐ-TTg, về chính sách tín dụng đặc biệt dành cho những người đã chấp hành xong án phạt tù (Quyết định 22). Quyết định này không chỉ tạo điều kiện cho người lầm lỗi có điều kiện tái hoà nhập cộng đồng mà còn thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Ðảng, Nhà nước ta.

Ðưa Chỉ thị 17 vào đời sống

Từ khi Chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17) được ban hành, các địa phương huyện Cái Nước tích cực triển khai thực hiện, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Học và làm theo Bác gắn với thi đua

Mới đây, Ban Thường vụ Huyện uỷ Trần Văn Thời tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021-2024. Ðơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện vinh dự là 1 trong 12 tập thể được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị.

Chuyển biến từ thực hiện Kết luận số 01-KL/TW

Nhằm nâng cao tính hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Thới Bình có nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, qua đó tạo được sự lan toả rộng, sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trả lời phỏng vấn báo Cà Mau, ông Nguyễn Tráng Kiện, Huyện uỷ viên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ, khẳng định: “Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã từng bước trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân; qua đó góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và có lối sống văn hoá lành mạnh trong mỗi cá nhân”.

Ðưa nghị quyết vào cuộc sống

Phú Tân là địa phương có nhiều nghị quyết chuyên đề mang tính đột phá trên các lĩnh vực. Với sự đồng thuận của người dân, các nghị quyết đã trở thành phương châm hành động, thấm sâu vào đời sống, công việc cụ thể của mỗi tổ chức, cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Cải tạo vườn tạp, phủ xanh thành phố

Những mảnh vườn vốn canh tác kém hiệu quả, nhếch nhác, nay sinh động với sự hiện diện của các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, tạo cảnh quan sạch đẹp, giúp nông dân ven đô có thêm thu nhập. Ðó là chuyển biến tích cực qua gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU (Nghị quyết 05) của Thành uỷ về cải tạo vườn tạp, trồng rau màu, cây ăn trái, hoa, cây kiểng gắn với phát triển chăn nuôi trên địa bàn TP Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.