ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 15:41:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chợ 135 chưa phát huy hiệu quả

Báo Cà Mau (CMO)Hiện nay, huyện Trần Văn Thời có 3 chợ nông thôn được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ cho xã nghèo (chợ 135). Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, đến nay chỉ còn chợ xã Khánh Hưng hoạt động cầm chừng, còn lại chợ 2 xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Đông đã trở thành kho chứa hàng và nơi ở của người dân.

Năm 2008, từ nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ, chợ Ấp 6, xã Khánh Bình Đông được đầu tư xây dựng trên diện tích 500 m2, sức chứa khoảng 25 sạp bán hàng, tổng vốn đầu tư 500 triệu đồng.

Ông Cao Văn Đạt, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Đông, cho biết: "Trước đây, hầu hết bà con trong xã mua bán các mặt hàng nông sản nhỏ lẻ như rau, củ, cá, thịt..., tập trung dọc theo tuyến lộ chính của xã, gây mất trật tự an toàn giao thông. Vì vậy, khi được đầu tư vốn xây dựng chợ nông thôn, UBND xã đã tiến hành xây dựng ngay với mong muốn sớm ổn định nơi chốn cho bà con mua bán".

Khi chợ nông thôn Ấp 6 hoàn thành, có 20 hộ đăng ký vào chợ mua bán. Tuy nhiên, chỉ dọn hàng vào được vài ngày thì bà con tiểu thương lại quay về nơi bán cũ.

Là một trong những người đầu tiên đăng ký vào chợ để mua bán, ông Lê Thanh Phê, Ấp 6, xã Khánh Bình Đông, cho biết: "Khi mới xây dựng chợ xong, có mấy hộ dọn hàng qua đây bán, nhưng buôn bán ế ẩm quá, không có khách vào mua nên chúng tôi không bán nữa. Chỗ này giờ để ở chứ không buôn bán. Vợ tôi thuê mặt bằng nhà dân bên Ấp 5, gần UBND xã để bán sạp thịt heo, chỗ đó họp chợ từ trước tới giờ nên người dân có thói quen đi chợ bên đó".

Chia sẻ về lý do vì sao không đăng ký vào chợ bán, bà Nguyễn Thị Bía, Ấp 6, xã Khánh Bình Đông, bày tỏ: "Nếu vô chợ thì vô hết, chứ người vô, người không rất khó mua bán. Bán ở ngoài lộ, dù biết là lấn chiếm lòng đường, bị mấy chú công an dẹp hoài, nhưng vì cuộc sống nghèo quá nên buộc phải bán để kiếm sống qua ngày. Bên này đông người qua lại, tiện đường xe chạy nên bán được, còn bên chợ Ấp 6 đường rất khó đi, phải qua 2 cây cầu rất hẹp nên người mua ngại vào".

Ông Cao Văn Đạt chia sẻ: "Do thời điểm xây dựng chợ, xã không có quỹ đất nào khác đủ diện tích theo quy định. Để chợ Ấp 6 thu hút được người dân vào mua bán, cần phải đầu tư nâng cấp, đồng thời xây dựng cầu bắc trực tiếp từ lộ chính (phía trước UBND xã) qua khu vực chợ Ấp 6, thay vì phải qua 2 cây cầu nhỏ hẹp như hiện nay. Tuy nhiên, xã đang gặp khó khăn về kinh phí để thực hiện. Chúng tôi mong muốn cấp trên xem xét hỗ trợ kinh phí để có thể tháo gỡ khó khăn hiện nay, tạo điều kiện cho người dân có nơi mua bán ổn định".

Chợ ấp Nhà Máy A, xã Khánh Hưng xuống cấp, ảnh hưởng đến việc buôn bán của các tiểu thương.

Cùng thời điểm xây dựng chợ Ấp 6 là chợ Nhà Máy A, ấp Nhà Máy A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Chợ Nhà Máy A nằm ngay trục lộ chính của xã, nối liền 2 xã Trần Hợi và Khánh Hưng, do vậy, nơi đây tập trung dân cư đông đúc, có hàng trăm lượt xe cộ qua lại mỗi ngày, thuận tiện cho việc mua bán. Khi chợ được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng (năm 2007) thì 30/30 sạp bán hàng được bà con tiểu thương đăng ký hết.

Bà Trần Thị Na, sạp bán rau củ ở chợ Nhà Máy A, bộc bạch: "Hồi trước, khi chưa xây chợ, nay tôi bán chỗ này, mai bán chỗ kia, vất vả lắm. Từ khi mướn sạp trong chợ tới nay mới ổn định, có chỗ che mưa, che nắng, buôn bán thấy sạch sẽ hơn".

Bà Từ Kim Hương, sạp bán cá trong chợ Nhà Máy A, cho biết: "Vào chợ thì buôn bán khoẻ hơn, có chỗ nơi ổn định. Nhưng hiện nay, khu vực phía trước chợ còn một số người ngồi bán không đúng nơi quy định, nên những hộ bán trong chợ này có hôm ế ẩm lắm".

Tuy nhiên, hiện tại, chợ Nhà Máy A đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến điều kiện mua bán của các tiểu thương. Bà Trần Thị Na chia sẻ: "Chợ có mái che nhưng giờ đã cũ, chúng tôi phải cặm cột, giăng bạt cao su phía trên sạp của mình mới có thể tránh mưa, tránh nắng được. Sạp của tui vài ba ngày là phải sửa lại, vì mưa gió giật rách hết mấy tấm bạt. Tôi mong muốn Nhà nước sớm đầu tư xây dựng lại chợ Nhà Máy A cho khang trang, sạch sẽ hơn, để bà con yên tâm mua bán".

Ông Cao Văn Lượng, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, phân trần: "Do chợ được xây dựng cách nay cả chục năm nên đã xuống cấp. Các trụ, khung, sườn của khu chợ bị gỉ sét, mái che không đảm bảo che mưa, che nắng. Hằng năm, UBND xã tích luỹ từ nguồn thu bến bãi ở chợ cộng thêm các nguồn vốn khác, có kế hoạch sửa chữa lại chợ. Tuy nhiên, đến nay, xã vẫn chưa có đủ kinh phí để thực hiện".

Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời, đối với các chợ ngưng hoạt động và không còn khả năng cải tạo sẽ xem xét chuyển đổi công năng khu đất vào mục đích khác phù hợp hơn. Đối với chợ Khánh Hưng đã xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu mua bán của người dân, huyện sẽ tăng cường kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hoá để chỉnh trang, nâng cấp hoặc xây dựng lại cho phù hợp với quy mô, nhu cầu thực tế khu chợ và đặc điểm kinh doanh.

Kiều Oanh

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).