ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 12:34:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chờ giải pháp căn cơ ứng phó sạt lở

Báo Cà Mau Tình trạng sạt lở đất ven sông, cửa biển, khu dân cư và đặc biệt hơn là trên tuyến đê biển Tây mỗi ngày một nghiêm trọng hơn. Để hạn chế và đối phó với tình trạng này, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân, thời gian qua tỉnh đã dốc toàn lực với nhiều giải pháp đồng bộ, tuy nhiên vẫn chưa thể mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tình trạng sạt lở đất ven sông, cửa biển, khu dân cư và đặc biệt hơn là trên tuyến đê biển Tây mỗi ngày một nghiêm trọng hơn. Để hạn chế và đối phó với tình trạng này, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân, thời gian qua tỉnh đã dốc toàn lực với nhiều giải pháp đồng bộ, tuy nhiên vẫn chưa thể mang lại hiệu quả như mong đợi.

Theo thống kê, mỗi năm sạt lở khiến Cà Mau mất khoảng 900 ha đất, trong đó chiếm phần lớn là diện tích đất ven biển, các cửa sông. Con số thống kê này đang khiến nhiều ngành chức năng và người dân vô cùng lo ngại. Sau nhiều chuyến khảo sát tại những điểm sạt lở nghiêm trọng, Phó Trưởng Ðoàn Ðại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Trương Minh Hoàng băn khoăn, không thể để tình trạng này kéo dài. Trong những kỳ họp Quốc hội tới, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội tỉnh sẽ kiến nghị Hội đồng khoa học của Quốc hội tìm giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Dồn sức từ cơ sở,…

Trong khi chờ đợi biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất từ cơ quan cấp cao hơn thì nhiều năm qua chính quyền cấp cơ sở đã dồn hết sức để hạn chế thiệt hại do sạt lở đất gây ra.

Một số điểm trên bãi Khai Long đang xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng.

Xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có điểm nóng về sạt lở. Chủ tịch UBND xã Tân Tiến Mai Việt Triều cho biết, địa phương đã bằng mọi cách có thể để hạn chế tác động của sạt lở đất. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân dọc theo khu chợ (khu vực sạt lở) không để tài sản có giá trị, người già, trẻ em ngủ lại đêm. Ðồng thời, vận động những người có điều kiện di dời đến nơi ở an toàn.

Phải chịu sự tác động mạnh mẽ từ dòng chảy của sông Cửa Lớn và các con sông khác, huyện Năm Căn là một trong những địa phương nhiều năm qua xảy ra không ít vụ sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, chợ xã Hàng Vịnh là một trong những điểm có nguy cơ sạt lở cao. Do khu chợ mới chưa hình thành, chính quyền và người dân nơi đây đang “sống chung” với sạt lở. Xã thành lập Tổ phản ứng nhanh giúp bà con cảnh báo sạt lở và thiên tai. Anh Nguyễn Thành Công, một trong những thành viên của Tổ phản ứng nhanh, chia sẻ: “Các thành viên trong tổ ai cũng xác định rõ nhiệm vụ là không chỉ tuần tra cảnh báo sớm cho người dân về những khu vực có khả năng sạt lở mà còn là lực lượng chủ lực giúp người dân khi có sự cố sạt lở xảy ra”.

Không chỉ Hàng Vịnh, Tân Tiến, nhiều địa phương có điểm nóng sạt lở đã ra sức vận động người dân, doanh nghiệp xây dựng kè khu vực đất mình quản lý để hạn chế sạt lở. Những người có điều kiện thì đầu tư xây dựng kè bê-tông, gia đình khó khăn hơn thì sử dựng tràm, tre… hoặc trồng cây ven sông giữ đất,… Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý là một trong những doanh  nghiệp đã chủ động bỏ tiền xây dựng kè chống sạt lở. Ông Tô Hoài Dân, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc công ty, cho biết, công ty đã xây dựng được đoạn kè bê-tông kiên cố nên toàn bộ phần đất tỉnh giao cho công ty quản lý, đầu tư phát triển du lịch trên bãi Khai Long, xã Ðất Mũi những năm qua không xảy ra tình trạng sạt lở như các điểm khác.

… Đến các ngành cấp tỉnh

Những năm gần đây, tỉnh đã tận dụng toàn bộ các nguồn ngân sách có thể để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình khắc phục sạt lở. Cụ thể, tuyến đê biển Tây đang phát huy hiệu quả khi hạn chế dần tình trạng sạt lở với những đoạn kè lý tâm tạo bãi. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh chỉ có thể thực hiện tại các điểm xung yếu với tổng chiều dài khoảng 20 km.

Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau Nguyễn Long Hoai cho biết, một trong những nỗ lực của tỉnh nhằm hạn chế tác hại của sạt lở đất là tập trung triển khai dự án đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến đê biển Tây từ nay đến năm 2017, với tổng nguồn vốn khoảng 1.697 tỷ đồng. Khi công trình hoàn thành không chỉ góp phần phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn triều cường, phục hồi rừng phòng hộ… mà khi đó tình trạng sạt lở trên đê cũng sẽ được khắc phục cơ bản, nguy cơ vỡ đê trong mùa mưa bão được ngăn chặn.

Ngoài nỗ lực hạn chế sạt lở bằng các loại kè, tỉnh cũng đã ưu tiên đầu tư xây dựng các khu tái định cư. Tuy trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn chế nhưng đã có 5 khu tái định cư được xây dựng hoàn thành và tiến hành bố trí người dân sống ở khu vực nguy hiểm vào nơi an toàn.

Ông Phùng Sơn Kiệt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, thông tin: “Theo kế hoạch đầu tư trung hạn thì đến năm 2020 sẽ xây dựng hoàn thành khoảng 14 khu tái định cư. Khi ấy sẽ cơ bản bố trí hết những hộ dân đang sống trong khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, nguồn vốn cần khá lớn, khoảng 600 tỷ đồng, đây là khó khăn cần sự  hỗ trợ của Trung ương”.

Có thể thấy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực với nhiều giải pháp từ công tác tuyên truyền cho đến các biện pháp công trình chống sạt lở. Tuy nhiên, do tình trạng sạt lở đang diễn ra trên diện rộng và ngày một nghiêm trọng nên dù đã tận tâm, tận lực nhưng vẫn chưa thể khắc phục một cách hiệu quả nhất. Chính quyền địa phương và đặc biệt là hơn 3.000 hộ dân đang sinh sống trong khu vực nguy hiểm đang mong chờ giải pháp hiệu quả và căn cơ hơn từ các cơ quan cấp cao, nhất là những nhà khoa học, nhà chuyên môn./.

Vào khoảng 23 giờ 30 phút đêm 3/6, 1 vụ sạt lở đất xảy ra tại khu vực Phòng khám Đa khoa xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, làm 2 căn nhà và một phần khu vực phòng khám bị sụp xuống sông, ước thiệt hại trên 120 triệu đồng.

Theo nhận định của UBND xã Nguyễn Huân, địa điểm xảy ra sạt lở không nằm trong điểm nóng cảnh báo sạt lở nhiều năm qua, diễn biến quá nhanh, diện tích lở lớn.

Đại diện UBND xã đã đến động viên các gia đình bị thiệt hại và chỉ đạo khắc phục hậu quả, giải quyết khó khăn tạm thời cho người dân. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân Nguyễn Công Danh cho biết: “Trước mắt, xã chỉ đạo 2 hộ bị thiệt hại tháo dỡ nhà, di dời tài sản đến nơi an toàn. Những hộ có nhà bị nứt thì xã cho mượn đất tại Trường Tiểu học Vàm Đầm tạm cất nhà ở, những tài sản có giá trị thì chủ động di dời đến nơi an toàn”.

Diệu Lữ

Bài và ảnh: Song Nguyễn

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Chủ động giải pháp tăng trưởng tín dụng

Ông Liêu Chí Tài, Phó giám đốc Phụ trách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Cà Mau, thông tin, đến ngày 30/11, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 71.673 tỷ đồng, tăng 3,34% so với đầu năm, tương đương với mức tăng 2.315 tỷ đồng. Dự báo đến hết năm 2024, dư nợ cho vay tại Cà Mau sẽ đạt 73.039 tỷ đồng, tương đương mức tăng 5,3% so với đầu năm.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngành Công thương đạt gần 800 tỷ USD

Chiều nay (23/12), Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Bộ Công thương tổ chức. Tại điểm cầu Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tham dự.

Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Sự kiện truyền thông “Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đồng thời tạo điều kiện cho chị em phụ nữ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP với nhau.

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Khu bảo tồn biển Cà Mau được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập với diện tích 27.000 ha, gồm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Trong đó, trọng điểm là khu vực các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc thuộc hại huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Sử dụng hàng Việt - Nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng

Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đã giúp Cuộc vận động (CVÐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt là CVÐ) ngày càng lan toả mạnh mẽ.