ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 06:59:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cho kịp vụ mùa

Báo Cà Mau Những ngày này, khi mùa mưa sắp đến, nông dân vùng trồng lúa các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau đang tất bật chuẩn bị cho vụ hè thu sắp tới. Cảnh đốt đồng diệt cỏ dại, cày ải, bừa đất, sạ lúa... rất nhộn nhịp.

Ðến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã cày ải 31.143 ha/35.244 ha, đạt 88% so với kế hoạch, trong đó, TP Cà Mau 2.257 ha, huyện Thới Bình 530 ha, huyện Trần Văn Thời 25.067 ha, huyện U Minh 3.280 ha. Diện tích còn lại chờ cày giòn khi đủ điều kiện.

Nông dân xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, đốt đồng diệt cỏ dại, tiến hành cày ải để kịp xuống giống vụ lúa hè thu. Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn khuyến cáo không nên đốt đồng, vì ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt làm đất bạc màu và chai cứng.

 

Cánh đồng tại xã Khánh Lâm, huyện U Minh, đang vào mùa cày ải, lật đất phơi khô diệt cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh còn lưu trú, tồn dư trên đồng ruộng, ngăn chặn chúng xuất hiện gây hại.

 

Do kênh mương chưa có nước để vận chuyển phương tiện, anh Lê Hoàng Ân (thứ 2 từ trái sang), ở ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, phải tháo ráp dàn trục, đẩy ra đồng làm đất thuê. 

 

 Khi những cơn mưa đầu mùa đến, nông dân trục đất cho tơi xốp để sạ lúa.

 

Sau khi làm đất, hộ ông Lâm Văn Tiến, ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, sạ lúa khô cho kịp vụ hè thu.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Góc xanh công sở

Trong nhịp sống hiện đại, việc xây dựng văn hoá công sở không chỉ thể hiện qua thái độ làm việc mà còn ở cách tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đưa không gian xanh lên bàn làm việc, bố trí góc xanh thư giãn, tạo điểm nhấn thân thiện nơi công sở.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Đó là chủ đề Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 - Hành trình 100 năm Nghề muối - Đời người, diễn ra từ ngày 6-8/3, do UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức.

Trù phú làng nghề

Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...

Ngôi nhà yêu thương của bệnh nhân nghèo

Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều phòng thuốc đông y phước thiện tại các chùa Phật giáo, phòng thuốc phước thiện tư nhân. Những năm qua, với phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, tất cả cùng đồng tâm, hiệp trí, trên tinh thần hướng thiện hành đạo, hốt thuốc nam từ thiện cứu người, đem công sức, tài vật làm công quả giúp người, giúp đời.

Thiêng liêng biển đảo phương Nam

Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh vệ quốc, vùng biển và hải đảo phía Nam chịu nhiều đau thương, mất mát, để rồi trở thành chốn linh thiêng để nhắc nhớ về một thời quá khứ hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Thiêng liêng bàn thờ Bác ngày Xuân

Lập bàn thờ Bác ngày Xuân về, Tết đến đã trở thành một nếp quen truyền thống tốt đẹp trong các cơ quan, cộng đồng dân cư ở Cà Mau.

Ngọt ngào cốm Tân Thành

Những ngày cận Tết, các hộ làm cốm ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, luôn đỏ lửa phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy chỉ còn hơn 8 hộ gắn bó với nghề truyền thống, nhưng mỗi hộ đều duy trì sản xuất với công thức làm cốm thơm, giòn, độc đáo, góp thêm hương vị cho ngày Tết.

Mùa vui thu hoạch dưa hấu Tết

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau hiện đang thu hoạch vụ dưa hấu Tết, rộn niềm vui khi có thêm nguồn thu nhập ăn Tết sung túc hơn.

Bước tiến nâng chất hoạt động xét nghiệm

Xét nghiệm trong chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân có vị trí quan trọng, là dữ liệu khách quan giúp chẩn đoán, tiên lượng, cũng như có cách điều trị bệnh tối ưu nhất. Thời gian qua, trong hoạt động chuyên môn này, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau đã có nhiều bước tiến quan trọng.

Nhộn nhịp mùa tôm đón Tết

Huyện Thới Bình được xem là “thủ phủ tôm càng xanh” của tỉnh. Những ngày này, nông dân bắt tay thu hoạch rộ vụ tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa. Rôm rả tiếng nói cười, nhà nông phấn khởi khi được mùa, được giá, có thu nhập đón Tết ấm no, sung túc.