ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:42:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thắng lớn vụ lúa - tôm - Xuân thêm rộn rã

Báo Cà Mau Vụ lúa - tôm năm 2023 được xem là thành công và giá lúa trên thị trường đạt mức kỷ lục sau hơn 20 năm chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm và luân canh lúa - tôm kết hợp. Trúng mùa, được giá, nông dân hết sức phấn khởi, không khí đón xuân Giáp Thìn 2024 trên vùng sản xuất lúa - tôm càng thêm rộn rã.

 Bà con nông dân huyện Cái Nước đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa - tôm 2023.

Vụ mùa năm 2023, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm huyện Cái Nước xuống giống được gần 830 ha, đạt 166% kế hoạch, tăng 330 ha so với vụ mùa năm trước. Năng suất lúa đạt trung bình từ 30-35 giạ/công. Không chỉ trúng mùa mà còn được giá nên ai nấy đều phấn khởi.

Ðể chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tiếp tục nhân rộng mô hình kết hợp sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm, ngay từ đầu năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chủ động phối hợp với các xã vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn, tổ chức tập huấn cho nông dân về quy trình cải tạo đất, rửa mặn, lựa chọn giống lúa phù hợp và hướng dẫn lịch thời vụ.

Phòng chủ động phối hợp với Trung tâm Quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh vận hành hệ thống cống Tiểu vùng II và Tiểu vùng III thuộc vùng sản xuất lúa - tôm các xã: Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ và Hoà Mỹ; kịp thời ngăn mặn, giữ ngọt và chống tràn, bảo vệ an toàn diện tích lúa - tôm, không để xảy ra thiệt hại do xâm nhập mặn.

Ðiểm mới trong vụ lúa - tôm năm 2023 là nông dân gieo sạ đại trà cùng một bộ giống, hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đó khâu tiêu thụ dễ dàng sau thu hoạch, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ như đã qua.

Hộ ông Nguyễn Văn Mol, ấp Láng Cùng, xã Thạnh Phú, là một trong hàng trăm hộ dân vùng sản xuất lúa - tôm của huyện chọn giống lúa Cà Mau thơm 3 để gieo sạ. Ðây là giống lúa nhóm A, thời gian sinh trưởng trên dưới 100 ngày, có khả năng chịu mặn cao, gạo mềm cơm, thơm nhẹ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Năng suất lúa thu hoạch đạt 40 giạ/công, thương lái đặt cọc thu mua với giá 8.600 đồng/kg, cao hơn vụ mùa năm 2022 là 2.600 đồng.

Ông Nguyễn Văn Mol (bìa phải) phấn khởi khi trúng mùa lúa, lại bán được giá.

Thị trường lúa hàng hoá năm nay khác hơn so với hằng năm, giá lúa liên tục tăng và ổn định từ 8.600-9.300 đồng/kg. Riêng đối với giống lúa chất lượng cao như: ST24 và ST25, thương lái sẵn sàng đặt cọc thu mua với giá 14 ngàn đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay.

Theo tính toán của nông dân, năng suất lúa trên đất nuôi tôm đạt trung bình 30 giạ/công. Với giá lúa trên thị trường như hiện nay, nông dân thu nhập từ 40-45 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi trên 30 triệu đồng/ha.

Thương lái đến tận nhà thu mua lúa với giá từ 8.600-9.300 đồng/kg.

Trúng mùa, được giá, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm ở huyện Cái Nước càng phấn khởi khi xuân Giáp Thìn 2024 đang đến gần. Ông Lê Văn On, ấp Rạch Muỗi, xã Phú Hưng, chia sẻ: “Vụ lúa - tôm năm 2023, hầu hết nông dân trong ấp trúng mùa, bán được giá cao nên thu nhập tăng hơn mọi năm. Tết năm nay bà con vùng sản xuất lúa - tôm đón xuân sẽ thêm rộn ràng hơn”.

Ông Trần Hoàng Ðạo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, nhận định: "Vụ mùa năm 2023, nông dân huyện Cái Nước sản xuất rất thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm, trong đó có sự hỗ trợ tích cực ngành chuyên môn, hướng dẫn bà con nông dân lựa chọn giống lúa phù hợp gieo sạ; khâu cải tạo đất, rửa mặn và gieo sạ đồng loạt, đúng lịch thời vụ. Thêm vào đó, giá lúa thương phẩm trên thị trường luôn ở mức cao. Mô hình sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm tiếp tục phát huy hiệu quả và mang tính bền vững, góp phần động viên nông dân nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo"./.

 

Việt Tiến

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.