Đó là các ghe, xuồng, vỏ lãi chở các mặt hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, thực phẩm, rau củ quả, cũng có khi là hàng thủ công, hoa kiểng, dao rèn... cứ xuôi theo con nước lớn, ròng qua từng kênh, rạch.
"Ghe hàng", "hàng bông" là cách gọi thân quen, dễ nhớ đối với chợ trên sông. Chợ lênh đênh trên sông nước, tiếng máy và lời mời chào nhộn nhịp cả xóm, từ người lớn tới trẻ nhỏ miền quê đều háo hức chờ cập bến để mua đồ.
Giao thông đường bộ ngày càng phát triển, hình ảnh những chiếc ghe, chiếc xuồng buôn bán trên sông cũng dần trở nên hiếm hoi. Song, mỗi lần được chạm gặp lại mang đến khoảnh khắc êm đềm, thân thương trên miền quê sông nước Cà Mau.
“Tiệm tạp hoá” lưu động trên khắp kênh, rạch, mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
Ông Ðỗ Văn Thủ, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, có 15 năm gắn bó với ghe hàng. Ông Thủ cho biết, mấy lần định mở tiệm trên bờ nhưng lại nhớ cuộc sống thương hồ.
Xuồng hàng bông mang theo rau củ quả phục vụ bà con. 20 năm buôn bán trên sông, bà Võ Thị Tạo, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, nuôi 3 người con học hành tới nơi tới chốn.
Chiếc ghe bán lò từ miệt Cần Thơ xuống vùng sông nước Cà Mau. Chủ ghe cho biết, ghe như ngôi nhà trên sông, khi mệt thì neo đậu dưới tán cây nghỉ ngơi, cơm nước.
Hoạt động mua bán nhộn nhịp trên sông ở những chợ tràm vùng U Minh Hạ.
Quyên Thư thực hiện