ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 21:19:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Chôn giấu vũ khí lúc tập kết

Báo Cà Mau

Lúc ta chuyển quân tập kết, tôi là Tỉnh uỷ viên Bạc Liêu. Các anh nói: “Ta chuẩn bị chiến tranh nên phải tìm cách chôn giấu vũ khí để lại”. Tôi được Thường vụ Tỉnh uỷ Bạc Liêu giao nhiệm vụ này.

Theo tôi biết, suốt quá trình chuẩn bị tập kết, ta để lại nhiều vũ khí lắm, đến hai tiểu đoàn súng. Các tiểu đoàn tập kết có gì để nấy...

Ðịa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Sông Ðốc thuộc Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách cửa sông Ông Ðốc khoảng 2 km. Ảnh tư liệu

Ðịa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Sông Ðốc thuộc Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách cửa sông Ông Ðốc khoảng 2 km. Ảnh tư liệu

Năm 1954, anh Kiệt (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) làm Bí thư Tỉnh uỷ. Ảnh cùng tôi lo chôn giấu vũ khí, tôi vô thùng cho ảnh đi chôn (có thùng rất nhiều súng carbine). Các anh trong Thường vụ Tỉnh uỷ cùng đi chôn, mỗi người chôn một nơi rồi vẽ sơ đồ. Anh Kiệt đi chôn thùng đầu tiên, nhưng đêm đó anh lại mượn tôi chôn giùm, còn anh thì đánh lạc hướng chủ nhà để giữ bí mật. Anh động viên chủ nhà đi xem phim, rồi nói:

- Tôi gác cho các ông làm giùm tôi!

Khi thấy chúng tôi đào mệt nhọc, ảnh khuấy nước chanh cho chúng tôi uống. Nghĩa là “chôn giùm” chớ nhiệm vụ là của ảnh. Nhưng vui nhứt là được “chôn giùm” người chôn đầu tiên!

Các anh khác mỗi người chôn một thùng tự mang đi, Bí thư xã cũng đi chôn. Ban đầu lấy thùng phuy, cắt hai đầu, cưa hai cái thùng để vũ khí vô rồi hàn kín. Nhưng kiểu này nặng quá khiêng không nổi, phải lăn đùng đùng. Tuy bên trong đầy ắp súng đạn, nhưng lăn nó vẫn “kêu”. Anh Bảy Thạng nói:

- Tôi “ớn” mấy ông rồi!

Sau ta hàn thùng tôn. Ra tiệm thiếc Cà Mau đặt hàn. Rồi lần sau ta tự hàn. Thấy chúng tôi lăng xăng, anh Châu Văn Ðặng nói:

- Anh làm sao giữ được hai năm cho tôi thôi. Thằng Ngô Ðình Diệm không thi hành Hiệp định Giơnevơ đâu!

Vũ khí của các tiểu đoàn để lại công khai, đến khi ta vô thùng ta không cho quần chúng biết. Nhờ cách vô thùng này, ta qua mặt được kẻ tò mò. Mỗi thùng chứa hai ba mươi cây, giao cho từng anh đi chôn, để lại sơ đồ như tôi đã nói. Ðó là lúc chúng tôi ở Tân Lộc, Tân Lợi... sau những ngày đình chiến.

Từ cuối năm 1959-1964, chính quyền Mỹ - Diệm đàn áp quần chúng. Ta chủ trương đấu tranh chính trị có vũ trang hỗ trợ, đến vũ trang chính trị song song, rồi dần dần đẩy mạnh vũ trang lên. Bấy giờ vũ khí ta rất ít, số để lại chẳng bao nhiêu, nên khi bắt đầu chiến tranh, ta có lấy súng địch trang bị cho ta. Ngặt “vốn” ít làm sao có “lời” nhiều được. Ta phải nhờ Trung ương chi viện.

Nhớ năm 1957, khi cần lấy súng lên, ở Tân Lộc, tôi nhờ một cơ sở đến tìm. Tôi chỉ đúng chỗ, nhưng anh ta nói: "Không phải đâu, đây là mộ của cháu tôi mà!".

Sau khi mình chôn rồi, gia đình ở gần lại đem xác con chôn lên đó. Tôi quả quyết nên bảo anh đào quanh sâu xuống tránh mộ, ta lấy lên 15 cây carbine. Thêm trường hợp khác ở vùng Cái Nứa, Ba Ðình... anh em ta chôn rồi, tên chủ ấp đến cất nhà kế bên và trồng cây dừa lên hầm súng. Năm 1959, cần đào hầm lấy súng, ta bắt cóc tên chủ ấp dời đi, đào dưới gốc dừa mới lấy được súng.

Như vậy, theo Ðảng chỉ đạo, lúc ta chuyển quân tập kết, các tỉnh khác trong toàn miền Nam cũng nhận biết rằng Mỹ - Diệm không bao giờ thi hành Hiệp định Giơnevơ, nên các đơn vị bộ đội ta phải để vũ khí lại cho các tỉnh chôn giấu như tỉnh Bạc Liêu./.

(Chuyện do đồng chí Phan Văn Nhờ (Tư Mau), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam kể)

 

Nguyễn Bá lược ghi

 

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Để chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện trọng đại lễ kỹ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 15/11, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến dự buổi tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) và rà soát công tác tổ chức lễ.

“200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” 

Nhằm đánh giá toàn diện về vai trò, ý nghĩa lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954, chiều 15/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử". Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.

Bến tập kết năm xưa

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định, cùng với Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận) và Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh (Ðồng Tháp), thì Khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là bến tập kết để đưa cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, học sinh ở miền Nam ra Bắc để lao động, học tập, tạo nguồn cán bộ phục vụ cách mạng miền Nam.

Xúc cảm vẹn nguyên

Từ những ngày đầu tháng 11, cao điểm các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) được diễn ra khắp nơi trong tỉnh Cà Mau. Ðối với những người trong cuộc - chứng nhân của dấu mốc lịch sử ấy lại ùa về bao cảm xúc bồi hồi, nôn nao ngày họp mặt để sống lại hồi ức cách nay 70 năm, ngày lên tàu rời quê hương với niềm tin mãnh liệt vào con đường cách mạng mà Ðảng và Bác Hồ đã chọn.

Từ Sông Ðốc các anh đi

Vào khoảng cuối năm 1954, mấy chục căn nhà dọc theo sông Cái Bát (xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi ngày nay) đều có bộ đội đóng quân, riêng căn nhà 3 gian của tôi đủ chứa cả tiểu đội. Các anh di chuyển bằng những chiếc xuồng năm lá, từ Cần Thơ, Vĩnh Long... xuống. Chỉ ít hôm là các anh đi, về đâu tôi chẳng hề biết, chỉ để lại tình cảm quân - dân như cá với nước. Cho đến khi lớn lên, đi làm cách mạng, tôi mới biết Cà Mau là vùng tập kết 200 ngày, vậy là chắc các anh đi về Sông Ðốc để lên tàu tập kết ra Bắc.

Bác Ba Lê Duẩn và Nghị quyết 15

Năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Cà Mau là điểm tập kết lớn nhất Nam Bộ với 200 ngày và Sông Ðốc là bến tiễn đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc.

Sông Đốc sẵn sàng cho sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc (1954-2024)

Chỉ còn 2 ngày nữa tại thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau sẽ diễn ra lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, ghi nhớ sự kiện các chuyến tàu chở hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc lao động, học tập, nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam.

Nói chuyện chuyên đề vai trò phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc

Sáng nay (14/11), Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức buổi chuyên đề Vai trò đóng góp của phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc và hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình. 

Lịch sử vọng vang

Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Ðông Dương được ký kết (20/7/1954), Cà Mau được chọn là 1 trong 3 khu vực tập kết, chuyển quân của lực lượng cách mạng ở Nam Bộ với thời hạn 200 ngày. Sau 70 năm, với độ lùi của thời gian, sự kiện tập kết ở Cà Mau đã được đánh giá, khẳng định ngày càng toàn diện, thấu đáo về tầm vóc, ý nghĩa, vai trò hết sức đặc biệt trong tiến trình lịch sử cách mạng của địa phương, Nam Bộ và đất nước.